Phạm Phụ Thiên (Brahma-purohita): Các đại thần, thị vệ của Đại Phạm Thiên Vương Theo kinh Trường A Hàm, quyển 20, ngoài ba loại thiên chúng kể trên còn có một loại nữa

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 5 potx (Trang 32 - 35)

mệnh danh là Phạm Thân Thiên (Brahma-kāyika). Do đây là chỗ ở của những vị tu phạm hạnh thanh tịnh nên còn gọi là Phạm Giới (cõi thanh tịnh) hoặc Nhị Tịnh Xứ.

mới hoại một lần. Nhị Thiền hoại bảy lần thì Tam Thiền142 mới hoại một lần. Đây gọi là Tam Tai. [Cõi trời] Tứ Thiền143 vĩnh viễn không bị hư hoại. Khi Tam Thiền hoại, những chúng sanh có công đức đều sanh lên Tứ Thiền.

Lại nữa, ông đã tin vào pháp môn Tịnh Độ sao không sốt sắng tu hành, lại cứ lầm lạc muốn trở thành bậc thông gia hỏi những chuyện chẳng liên quan đến phận mình như vậy? Ông vốn mang tánh chất ngoại đạo, coi ngoại đạo là Phật pháp, coi Phật pháp là ngoại đạo. Những niềm tin hồ đồ này lẽ ra chẳng nên trả lời, nhưng thật sợ biết đâu ông có duyên với Phật, nhờ đây có thể phản tà quy chánh cũng không chừng! Vì thế, khôn ngăn dài dòng một phen. Nếu tin được thì cứ chiếu theo Gia Ngôn Lục mà tu, ắt được lợi ích lớn lao. Nếu muốn phô phang sự biện luận mù quáng của chính mình, cứ gởi thư tới thư lui để hỏi han, chắc chắn tôi sẽ không trả lời. Vì sao vậy? Đã chẳng thể lãnh hội, vẫn chấp mê là đúng, ai rảnh rỗi tâm tư để biện luận cùng ông những chuyện chẳng liên quan đến thân tâm, tánh mạng của chính mình cơ chứ? Tôi vốn muốn phê đại lược vào thư ông, hiềm rằng ý nghĩa lời phê quá sơ sài thì lòng nghi của ông vẫn chẳng thể giải quyết được; vì thế mới tiếp tục viết hai trang.

2) Năm ngoái đã phải giảo duyệt sách không rảnh rỗi, sau đó lại bị bệnh không rảnh rang để sửa sách, cho nên chỉ bảo Lý Viên Tịnh144 gởi

142

Tam Thiền Thiên là tầng trời thứ ba trong Sắc Giới, còn gọi là Đệ Tam Tịnh Lự. Do chư thiên cõi này lìa được Hỷ trong Nhị Thiền nhưng lại sanh ý niệm Lạc tịnh diệu nên tầng trời này còn gọi là Ly Hỷ Diệu Lạc Địa, tâm tư tương ứng với hai cảm thụ Lạc và Xả. Tầng trời này gồm ba tầng nhỏ là Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh và Biến Tịnh.

143

Tứ Thiền Thiên (Caturdhyānabhūmi) còn gọi là Đệ Tứ Tịnh Lự Thiên, Đệ Tứ Tịnh Lự Xứ, Tứ Sanh Tịnh Xứ, Sanh Tịnh Xứ, là tầng trời cuối cùng trong Sắc Giới, là nơi những người đắc Tứ Thiền sanh về sau khi mạng chung. Tầng trời này thật ra bao gồm tám tầng trời nhỏ: Vô Vân Thiên, Phước Sanh Thiên, Quảng Quả Thiên, Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Hiện Thiên, Thiện Kiến, Sắc Cứu Cánh Thiên. Ý thức của chư thiên cõi này chỉ tương ứng với hai cảm thụ Hữu và Xả.

144

Lý Viên Tịnh (1894-1950) tên thật là Vinh Tường, Viên Tịnh là pháp danh. Ông là người huyện Tam Thủy, tỉnh Quảng Đông, từng tốt nghiệp về ngành văn chương tại đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, quy y với ngài Đế Nhàn, chuyên tu Tịnh Độ. Thoạt đầu vốn ham học rộng nghe nhiều, thông thạo các bộ kinh lớn của Đại Thừa. Về sau bị bệnh phổi, phải sang Nhật chữa trị. Nhân đọc Văn Sao bèn lãnh ngộ, tự nguyện làm môn nhân của Tổ Ấn Quang, dốc chí xiển dương Tịnh Độ. Ông chính là tác giả biên soạn Gia Ngôn Lục. Ngoài ra, ông còn viết những tác phẩm khác như Phật Pháp Đạo Luận, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Thích, Hoa Nghiêm Kinh Sớ Khoa Văn Biểu Giải, Hộ Sanh Thống Ngôn, Sức Chung Tân Lương, Đại Thừa Tông Yếu, Lăng Nghiêm Kinh Bạch Thoại Giảng Yếu, Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn Hội Thích v.v… Ông cùng các vị Tưởng Duy Kiều, Hoàng Hàm Chi v.v… tổ chức Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao Biên Ấn Hội để hiệu chỉnh, ấn tống

pháp danh Đức Tịnh [cho ông] mà thôi! Những gì đã được nói trong Văn Sao đều là khai thị, nhưng Gia Ngôn Lục lại tom góp [những khai thị trọng yếu] vào một chỗ, khá dễ lãnh hội, cần gì cứ phải có một lá thư trả lời trong lúc trăm chuyện bận bịu? Những kẻ hoằng pháp hiện thời đa phần tự khoe thượng căn lợi khí, lại còn dùng [cung cách] thượng căn lợi khí để đối xử với người khác nên chẳng chú trọng trì danh cầu vãng sanh, chỉ mong mỏi khai ngộ. Điều này phải do chính bản thân người tu hành tự lượng thì mới nên! Nếu người ấy có thể khai ngộ, hiểu giáo lý, lại có thể đoạn sạch được Kiến Hoặc và Tư Hoặc thì còn chi tốt bằng? Nếu chẳng thể, lẽ đương nhiên nên y theo tín nguyện niệm Phật, cầu sanh Tây Phương, đấy là sách lược quyết định tốt đẹp có một không hai! Nếu không, về mặt gieo thiện căn quả thật là có, nhưng với chuyện liễu sanh tử sợ rằng khó thể dự đoán được số kiếp [nào sẽ có thể liễu thoát được]!

Ông ở trong hàng ngoại đạo đã lâu, ông đã sanh lòng chánh tín thì phàm lời ăn tiếng nói, xử sự chớ nên giống với bọn họ, có lẽ sẽ chuyển được tà chấp của họ. Điều cần thiết bậc nhất là phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành. Điều cần thiết thứ hai là phải có đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật, chẳng để cho tâm danh lợi, và [cầu mong] phước báo trời người chớm nẩy chút nào thì có thể gọi là Đức Tịnh. Tức là như kinh Duy Ma đã dạy: “Dục sanh Tịnh Độ, đương tịnh kỳ tâm. Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh” (Muốn sanh Tịnh Độ, nên tịnh cái tâm. Hễ cái tâm đã tịnh thì cõi Phật sẽ tịnh). Tâm có ô uế, làm sao sanh về Tịnh Độ cho được?

Nếu muốn hóa độ người khác, quả thật chẳng cần phải bày vẽ môn đình, chỉ nên bảo mọi người ai nấy ở trong nhà của chính họ tu trì những điều vừa nói trên đây là được rồi! Nếu muốn lập một tổ chức hẳn hòi thì chỉ cần mượn một chùa miếu nào đã có sẵn để làm chỗ đề xướng mỗi kỳ

(Mỗi kỳ tùy theo nhân sự để hạn định, hoặc là mỗi tháng hai lần, hoặc là mỗi tuần một lần, chớ nên lãng phí tiền tài. Mọi chuyện phải lấy tiết kiệm làm điều chánh yếu).

Nếu muốn xây cất ngay thì trong lúc này thời cuộc gian nan, không những khó thể thành tựu mà còn rất có thể chuốc lấy những họa hoạn khác! Suốt đời Quang chẳng ưa bày vẽ, cho nên suốt đời chẳng làm chủ nhân, chẳng thâu đồ đệ, chỉ làm một ông Tăng ăn nhờ ở đậu trong chùa

bộ Hoa Nghiêm Đại Sao Nghĩa Sớ của ngài Thanh Lương Trừng Quán cũng như tham gia công tác vĩ đại là ấn tống bộ Phổ Huệ Đại Tạng Kinh (đây là Càn Long Đại Tạng Kinh đã được giảo duyệt cẩn thận và do cư sĩ Phổ Huệ bỏ tiền ấn tống nên được gọi là Phổ Huệ Đại Tạng Kinh).

người ta. Mười mấy năm gần đây, do bên ngoài đồn thổi, mọi người lầm nghe, tưởng Quang là thiện tri thức đến nỗi bận bịu khôn cùng! Nay đã bảy mươi rồi, làm sao có thể thường bận bịu cho được? Vì thế muốn gấp ẩn cư, cự tuyệt hết thảy chuyện tình nghĩa qua lại. Tôi sẽ qua Thượng Hải ẩn dật mãi mãi, từ rày đừng gởi thư tới nữa!

3) Đệ tử Phật cúng tổ tiên, lẽ đương nhiên nên lấy tụng kinh, trì chú, niệm Phật làm chánh. Đốt giấy vàng bạc cũng chẳng nên bỏ, bởi chẳng biết chắc [tổ tiên] đã được vãng sanh ngay [hay chưa?] Dẫu chắc chắn được vãng sanh ngay, cũng chẳng ngại gì giúp cho kẻ chưa được vãng sanh chi dùng. Người thọ Ngũ Giới nên đắp mạn y145

là [loại y] có năm điều thẳng, chứ không phải là [loại y] năm điều gồm một miếng dài, một miếng ngắn. Nay thì y năm điều một dài một ngắn, y bảy điều hai dài một ngắn, [hàng tại gia đệ tử] thường đắp loạn xạ, thật là “tiếm việt” (lạm danh, vượt phận). So với chuyện tiếm việt này, chẳng thà không đắp y còn tốt hơn! Nếu muốn đắp y thì chỉ nên trong lúc lễ bái mới đắp, chẳng nên thường đắp đến nỗi rối loạn nghi thức, quy củ. “Cụ” vốn có tên là “tọa cụ”146

để dùng trong lúc ngồi, nước ta lại thường dùng trong

145

Mạn y (patta), dịch âm là Bát Tra, là một trong các loại y của Tăng chúng. “Mạn” nghĩa là y trơn, không có điều, tức là không gồm nhiều mảnh vải nhỏ may ghép lại. Thông thường Mạn Y được mặc bởi những vị Sa Di, Sa Di Ni, do họ chưa thọ Cụ Túc, chưa đủ tư cách làm bậc Ứng Cúng nên y để đắp không cắt thành hình thửa ruộng (phước điền y) như y của chư Tăng. Ở Trung Hoa, cư sĩ cũng đắp y, nhưng y không có điều. Lại nữa, loại mạn y này để nguyên cả khổ vải để may, chỉ viền mép y, còn y của Sa Di thì gồm hai mảnh vải may đâu lại, may thành sọc ở chính giữa để phân biệt với y của chư tỳ-kheo và cư sĩ. Khi xưa, do khổ vải hẹp, đôi khi mạn y cũng gồm nhiều mảnh vải nhỏ (mỗi miếng ấy được gọi là Điều) ghép lại, như trong lá thư trên, Tổ có nói đến loại Mạn Y gồm năm miếng dành cho cư sĩ, nhưng để phân biệt, năm miếng đó có chiều dài bằng nhau, chứ không cắt thành miếng dài, miếng ngắn may ghép lại như y của người xuất gia. Hiện thời, ngoại trừ trong một số đạo tràng như Phật Quang Sơn chẳng hạn, cư sĩ thọ Ngũ Giới thường đắp y khi tụng niệm, trong các đạo tràng khác, chỉ cư sĩ đã thọ Bồ Tát Giới mới đắp y trong khi làm lễ tụng giới, chứ không đắp y thường xuyên trong các buổi tụng kinh.

146

Tọa cụ (Nisīdana), thường được phiên là Ni Sư Đàn, hoặc Ni Sư Đát Na, Nĩnh Sử Na Nẵng, dịch nghĩa là phu cụ, phố cụ, tọa cụ, tọa y, tùy tọa y v.v… đều có nghĩa là đồ trải ra trên mặt đất để ngồi hay nằm với mục đích tránh các loại côn trùng bò lên cắn chích thân thể, và giữ cho ba y khỏi bị lấm dơ. Giống như ba y, tọa cụ chỉ dùng hoại sắc, tức những màu úa. Tọa cụ thường may như một tấm chăn to, dùng vải cũ viền quanh mép, may thành hai ba lớp, hay được chế từ y cũ. Theo luật định, kích thước của tọa dài chừng 4 thước tám tấc, rộng ba thước sáu tấc (thước Tàu). Tuy thế, khi đạo Phật truyền xuống Nam Ấn, chư Tăng thường dùng ngọa cụ vắt vai, như khi đi khất thực hoặc bố-tát (tụng giới), chư Tăng sĩ Tích Lan, Thái Lan nay vẫn khoác chéo lên vai, rồi dùng đai lưng buộc lại. Đến khi truyền sang Trung Hoa, tọa cụ biến thành một dụng cụ để lễ bái, trước khi lễ, vị tăng cầm tọa cụ giơ lên trước Phật, xá một lần, rồi mở tọa cụ ra (gọi là “triển cụ”), đặt xuống bục quỳ, lễ xong, lại xếp tọa cụ, giơ lên xá, rồi vắt lên tay. Bách Trượng Thanh Quy đã quy định rất chặt chẽ về nghi thức

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 5 potx (Trang 32 - 35)