HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA ĐIỀU 643 BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành (Trang 63 - 88)

Đối với người thừa kế có quyền hưởng di sản theo khi thỏa mãn các điều kiện của người được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật và không nằm trong một số trường hợp như từ chối nhận di sản, nhường quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản, không có quyền hưởng di sản…thì người thừa kế hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý để được hưởng di sản.

Khi người thừa kế có hành vi vi phạm khoản 1 và không thuộc khoản 2 Điều 643: "Những người qui định tại khoản 1điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản" thì bất kể người có quyền hưởng di sản nào trong đó có những người được hưởng thừa kế theo di chúc hay theo qui định của pháp luật cũng bị tước quyền thừa kế.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp người được hưởng di sản khác nhưng chưa có qui định cụ thể:

Trường hợp một:

Về vấn đề thừa kế thế vị theo qui định của Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005, điều kiện để cháu được hưởng thừa kế thế vị phụ thuộc vào sự kiện cha hoặc mẹ cháu hoặc chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nội ngoại hoặc các cụ nội, ngoại là điều kiện để cháu được hưởng thừa kế thế vị. Điều 677 còn qui định cháu hoặc chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ

64

cháu được hưởng nếu còn sống, như vậy theo qui định tại Điều 677 thì cháu hoặc chắt không được hưởng thừa kế thế vị nếu cha hoặc mẹ chắt khi còn sống mà không có quyền hưởng di sản, cho dù cha mẹ của cháu hoặc chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản là ông bà nội, ngoại, các cụ nội, ngoại.

Liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị đối với con của người bị tuyên bố không có quyền hưởng di sản có ý kiến cho rằng nếu cha mẹ bị tuyên bố không có quyền hưởng di sản theo qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì đương nhiên họ không có quyền hưởng phần di sản mà lẽ ra họ có quyền được hưởng nên không thể để cho con cháu thế vị của họ được hưởng thừa kế tài sản của người để lại di sản. Tuy nhiên ý kiến này chưa hợp lý bởi xét về bản chất của thừa kế thế vị là nhằm đảm bảo quyền thừa kế của cháu, chắt cùng như nghĩa vụ của ông bà với cháu. Để bảo vệ quyền lợi của cháu chắt khi bản thân họ không bị Tòa án tước quyền, họ không bị người để lại di sản truất quyền thừa kế thì nên cho họ hưởng thừa kế thế vị thay cho cha mẹ họ đã bị tước quyền thừa kế khi còn sống, đặc biệt là trong trường hợp cháu, chắt chưa thành niên. Điều 47 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 qui định:

Ông bà nội, ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho cháu. Trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu [26].

Như vậy qui định về người thừa kế không được quyền hưởng di sản chỉ nên áp dụng với bản thân của người đó, còn con cháu của những người đó quyền thừa kế một cách bình thường theo pháp luật bởi ngay tại khoản 2 Điều 643 khi người thừa kế phạm tội tày đình, bất xứng nhưng nếu như người để lại di sản bỏ qua, tha thứ cho lỗi lầm thì họ vẫn được hưởng thừa kế. Đây

85

không? Pháp luật nên qui định bổ sung những trường hợp pháp nhân không có quyền hưởng di sản thừa kế để đảm bảo sự công bằng cho xã hội.

Thứ sáu: Khoản 1 Điều 643 được xây dựng dựa trên phương pháp liệt

kê, với bốn trường hợp mà người thừa kế có thể bị tước quyền nếu thuộc một trong bốn trường hợp đó. Ưu điểm của việc liệt kê này đó là tạo sự thuận lợi cho Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế. Tuy nhiên việc liệt kê như trên có thể sẽ dẫn tới việc đó là không khái quát được hết các trường hợp khác mà người thừa kế có thể bị tước quyền hưởng di sản. Do đó, cần bổ sung thêm vào khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự về "những trường hợp khác do pháp luật qui định". Như vậy ngoài bốn trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 643, Tòa án có thể tước quyền thừa kế của người để lại di sản nếu xét thấy lý do chính đáng. Sau đó trong văn bản hướng dẫn, chúng ta có thể qui định rõ "Ngoài những trường hợp được liệt kê tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự thì Tòa án có thể tước quyền hưởng di sản thừa kế của người thừa kế nếu xét có lý do chính đáng". Ngoài ra lý do của việc tước quyền hưởng di sản phải được ghi rõ trong bản án của Tòa án.

86

KẾT LUẬN

Quyền thừa kế là một trong những quyền dân sự cơ bản của công dân, kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến nay quyền thừa kế của công dân luôn được ghi nhận trong Hiến pháp, từ bản Hiến pháp đầu tiên Hiến pháp 1946 cho đến hiến pháp hiện hành Hiến pháp 1992. Một trong những nội dung của quyền thừa kế của công dân là quyền được hưởng di sản thừa kế theo di chúc cũng như quyền được hưởng di sản theo qui định của pháp luật được pháp luật qui định và bảo hộ. Với qui định tương đối hoàn thiện, pháp luật về thừa kế hiện hành đã góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp thừa kế trên thực tế. song pháp luật về thừa kế không thể nào dự liệu trước được tất cả những trường hợp xảy ra trên thực tiễn. Vì thế sau thời gian ban hành một thời gian, các văn bản pháp luật liên quan đến thừa kế đều phát sinh những điểm thiếu sót và không phù hợp với thực tiễn. So với những văn bản pháp luật về thừa kế trước đây, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển của ngànhh luật dân sự nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng. Bộ luật Dân sự năm 2005 được xem là kết quả của quả trình phát điển hóa những qui định của pháp luật thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những qui định phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người dân một cách có hiệu quả nhất

Trên thực tế, quan hệ về thừa kế bản chất là quan hệ sở hữu nên việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế không thỏa đáng hoặc không đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự sẽ gây ra nhiều hậu quả và gây bất bình trong lòng dân. Việc xác định đúng, chính xác người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa kế sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp trên thực tế được dễ dàng, nâng cao hiệu quả công tác xét xử, tạo niềm tin vào Nhà nước và pháp luật.

87

Trong chế định về thừa kế bên cạnh những qui định của pháp luật cho phép công dân có quyền được hưởng di sản từ người để lại di sản và quyền để lại tài sản của mình cho những người thừa kế, thì Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005 về người không có quyền hưởng di sản là một chế tài áp dụng đối với những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người để lại di sản và của những người thừa kế khác. Tuy là một vấn đề nhỏ trong rất nhiều nội dung quan trọng của chế định thừa kế, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của các chủ thể khi xảy ra tranh chấp trong các vụ án. Mặt khác, mỗi vấn đề dù nhỏ nhưng nếu được giải quyết triệt để cũng đem lại hiệu quả cao cho công tác xét xử góp phần giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Những vấn đề mà luận văn đưa ra và phân tích là quan điểm của cá nhân và chưa thể toàn diện nhưng đó là tâm huyết mong muốn đóng góp một phần công sức trong việc nâng cao ý thức pháp luật trong đời sống, đưa pháp luật vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

88

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Những người không được quyền hưởng di sản theo qui định của pháp luật hiện hành (Trang 63 - 88)