§3 NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TỪ HI THÁI HẬU

Một phần của tài liệu Hoàng Đế Cuối Cùng - Tác giả: Nguyễn Vạn Lý Phần 1 potx (Trang 31 - 34)

THÁI HẬU

Mùa hè năm 1908, Từ Hi Thái Hậu lâm bệnh nặng. Con người đã cai trị cả một đế quốc, biết rằng bây giờ đã đến lúc phải thua mệnh trời. Nhưng Từ Hi nhất quyết không để

vua Quang Tự được chết sau mình. Mùa thu năm ấy, Từ Hi ngã bệnh lần thứ hai. Bà Thái Hậu già 77 tuổi bị bệnh kiết lỵ, và trong suốt thời gian nằm liệt giường, Từ Hi sắp đặt việc kế vị ngai vàng nhà Mãn Thanh.

Vào một đêm tối ngày 13 tháng 11 năm 1908, sứ giả của triều đình tới gõ cửa nhà Thuần Thân Vương tại Bắc Kinh. Sứ giả đến truyền lệnh sau đây của Từ Hi: Phổ Nghi, đứa con trai mới 3 tuổi của Thuần Thân Vương, phải vào Cấm Thành ngay. Tấm ngự chiếu viết bằng mực son trên một tấm lụa màu vàng ấy đã làm cả nhà Thuần Thân Vương kinh hoàng. Bà nội của Phổ Nghi ngất xỉu sau khi nghe đọc xong ngự chiếu của Từ Hi. Thuần Thân Vương thì hoang mang không hiểu gì cả.

Phổ Nghi đang ngủ, bỗng bị đánh thức dậy, nên gào thét vùng vẫy chống lại các thái giám và các đầy tớ gái đang cố gắng mặc quần áo mới cho Phổ Nghi, để làm một chuyến đi vào lịch sử. Sử sách chép lại rằng Phổ Nghi kháng cự lại sắc lệnh của Từ Hi, nhưng thực ra đấy chỉ là phản ứng tất nhiên của một đứa trẻ ba tuổi bị đánh thức dậy, và thấy có nhiều người lạ chung quanh. Dĩ nhiên đứa bé ba tuổi này không hiểu rằng cơn giận nửa đêm đầu tiên ấy là khởi đầu cho một cuộc tranh đấu kéo dài suốt một cuộc đời, chống lại những may rủi của số mệnh. Thuần Thân Vương đi theo Phổ Nghi vào Cấm Thành.

Sau này Phổ Nghi kể lại lần gặp gỡ với bà Thái Hậu già nua, bệnh hoạn và gầy ốm như sau:

“Sự xúc động của cuộc hội kiến để lại một ấn tượng sâu xa trong ký ức tôi. Tôi nhớ rằng bỗng nhiên tôi thấy chung quanh đầy người lạ, và qua một tấm màn mỏng mầu xám trước mặt, tôi có thể trông thấy bộ mặt gầy guộc của

một bà già, trông thật gớm ghiếc. Tôi la hét lên vì sợ hãi. Bà Thái Hậu dịu dàng sai thái giám đem kẹo cho tôi ăn. Nhưng tôi cáu kỉnh liệng kẹo xuống đất. Bằng một giọng mệt mỏi, bà Thái Hậu than: “Thằng bé này hư quá“ và sai thái giám dẫn tôi ra ngoài.”

Sau đó Từ Hi quay lại Thuần Thân Vương và cho biết ý định chọn Phổ Nghi lên ngôi báu. Ngay ngày hôm sau, vua Quang Tự bỗng mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ. Người ta biết ngay không phải ngẫu nhiên mà Quang Tự mắc bệnh đúng vào lúc Từ Hi chọn Phổ Nghi lên thay thế. Mọi người đều đồng ý Quang Tự bị đầu độc. Chính Phổ Nghi cũng tin như vậy. Nhà vua cuối cùng của nhà Thanh nói về cái chết của vua Quang Tự:

“Sau này tôi được một số cận thần cho biết rằng trước khi băng hà, vua Quang Tự vẫn khoẻ mạnh và chỉ bị cảm sơ sài thôi. Mạch máu của nhà vua vẫn bình thường. Người ta trông thấy nhà vua đi lại và nói chuyện trong phòng như một người mạnh khoẻ. Vì thế mọi người rất đỗi ngạc nhiên khi nghe tin nhà vua bị bệnh trầm trọng. Một đều lạ nữa là nhà vua chết ngay, chỉ sau bốn giờ mắc bệnh. Quả thực cái chết của vua Quang Tự rất đáng nghi ngờ.”

Dĩ nhiên vua Quang Tự phải chết trước Từ Hi. Từ Hi không bao giờ cho phép một ông vua chống lại mình được sống sót, và có cơ hội trở lại ngôi vị Thiên Tử. Hai giờ sau khi vua Quang Tự chết rồi, Từ Hi Thái Hậu bắt đầu nhiếp chính lần thứ tư. Bà lại ban những sắc lệnh mới. Phổ Nghi được chỉ định lên ngôi Thiên Tử, Thuần Thân Vương được cử làm Nhiếp Chính, còn Từ Hi tự phong mình làm Đại Thái Hậu. Quả thực Từ Hi vẫn có ý định tiếp tục điều khiển vận mạng của đế quốc Trung Hoa cho tới hơi thở cuối cùng. Từ

Hi phán với Thuần Thân Vương: “Nhà ngươi sẽ điều khiển quốc sự đúng theo mệnh lệnh của ta.”

Nhưng ngay đêm đó, sau những dồn dập của các biến cố cùng với hậu quả của bệnh tật, cộng với sự hối hận trong việc giết vua Quang Tự, bệnh của Từ Hi tái phát, và lần này có vẻ trầm trọng đến nỗi Từ Hi phải than thở với bày thái giám tâm phúc: “Sức khoẻ của ta nguy kịch lắm rồi. Ta sợ rằng ta không hồi phục được nữa.”

Nhận thấy không còn nhiều thì giờ nữa, Đại Thái Hậu Từ Hi liền sửa soạn ban sắc lệnh cuối cùng trong cuộc đời của bà. Từ Hi đọc bản sắc lệnh sau đây cho thái giám viết: “Nhìn lại năm mươi năm vừa qua, ta nhận thấy rằng những tai họa bên trong và những cuộc xâm lấn từ bên ngoài đã đến với chúng ta liên tục. Tân Thiên Tử chỉ là một ấu chúa, ta cầu nguyện ấu chúa sẽ chăm chỉ học hành và sẽ đóng góp thêm vào những công nghiệp vinh quang của các tiên đế. Việc tang lễ cho ta không được kéo dài quá hai mươi bảy ngày.”

Các thái giám sau đó mặc cho Từ Hi bộ áo choàng theo đúng tang lễ, trong khi đó Thuần Thân Vương và các đại thần chầu chực chung quanh giường Thái Hậu để nghe Từ Hi ban mệnh lệnh cuối cùng:

“Các ngươi đừng cho phép một người đàn bà được nắm quyền tối thượng quốc gia. Điều này trái với luật lệ của hoàng gia và phải cấm chỉ. Phải cẩn thận đừng để các thái giám can dự vào các vấn đề quốc sự, chính các thái giám đã làm sụp đổ ngai vàng nhà Minh, và đó là bài học cho người Mãn Thanh chúng ta.”

Đến đó Từ Hi chấm dứt vai trò lịch sử của bà. Một người đàn bà nắm quyền cai trị Trung Hoa lâu nhất trong

Một phần của tài liệu Hoàng Đế Cuối Cùng - Tác giả: Nguyễn Vạn Lý Phần 1 potx (Trang 31 - 34)