Số lao động của hộ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72)

làm chè VietGAP là 2,35 người/hộ, trình độ văn hóa của các hộ chỉ từ cấp 1 đến cấp 3, trình độ văn hóa phần nào ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, khả năng tiếp cận thông tin và học hỏi kinh nghiệm, khả năng áp dụng các kiến thức vào sản xuất, từ đó quyết định hiệu quả sản xuất. Đối với các hộ sản xuất chè theo VietGAP, 100% số hộ đều được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nghề về sản xuất chè VietGAP qua đó được tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ kiến thức, nhận thức, kỹ năng áp dụng trong sản xuất, qua đó các hộ đều đánh giá áp dụng hoàn toàn kiến thức vào sản xuất. Tỷ lệ được đào tạo, tập huấn của các hộ sản xuất không theo VietGAP chỉ khoảng 40-50%, chủ yếu qua các lớp của Trạm khuyến nông, Hội Nông dân… với hình thức tổ chức đại trà.

Nhận thức của người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và người sử dụng chè an toàn VietGAP: Đối với người sản xuất khi thấy rõ được những giá trị cốt lõi về hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội do phương thức sản xuất chè an toàn VietGAP mang lại, họ sẽ quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu kỹ và tổ chức sản xuất một cách nghiêm túc, bài bản theo đúng quy trình, hướng dẫn để tạo ra các sản phẩm chè VietGAP đúng nghĩa. Cùng với đó nhận thức của người tiêu dùng tăng lên, họ mong muốn được tiêu dùng các sản phẩm an toàn cho sức khỏe của mình và gia đình, từ đó nghiên cứu, tìm hiểu lựa chọn kỹ càng các sản phẩm chè thực sự an toàn và sẵn sàng bỏ ra chi phí cao hơn để mua các sản phẩm đó, từ đó kích thích việc sản xuất chè an toàn theo VietGAP.

Cũng phải nhắc đến yếu tố kinh nghiệm, nhìn chung kinh nghiệm sản xuất chè của các hộ theo VietGAP và không theo VietGAP tương đương nhau. Từ năm 2009, mô hình đầu tiên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện ở xã Hòa Bình (Đồng Hỷ), sau đó triển khai ra các địa phương nên kinh nghiệm sản xuất chè theo VietGAP bình quân tại các hộ điều tra chỉ khoảng 4,3 năm, trong đó kinh nghiệm làm chè bình quân là 18,6 năm. Tỷ lệ này cao hơn tại các vùng chè đặc sản có thương hiệu như Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, Trại Cài, huyện Phú Lương, La Bằng, huyện Đại Từ, Minh Lập, huyện Đồng Hỷ. Qua phỏng vấn các hộ dân tại các địa phương đều có ý kiến cho rằng kinh nghiệm của người sản xuất, nhất là khâu chế biến rất quan trọng, đều biết rằng chất đất tại mỗi địa phương khác nhau sẽ cho chất lượng khác nhau, đối với các vùng chè đặc sản được thiên nhiên ưu ái, nhưng kinh nghiệm của người sản xuất trong từng khâu thì có khi cùng một vùng chè nhưng sản phẩm chè do những người nhiều kinh nghiệm, các nghệ nhân thì có sự khác biệt rõ rệt. Quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch chè theo VietGAP khá phức tạp, đầu tiên phải chọn giống chè tốt, chăm sóc phải đúng thời điểm, phân loại rõ ràng giống, phân bón, thuốc BVTV phù hợp theo từng thời kỳ sinh trưởng nên rất cần có những người có kinh nghiệm để có thể điều chỉnh cho phù hợp, đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định.

Vốn: Chè là cây công nghiệp dài ngày, do đó để phát triển sản xuất chè an toàn theo ViệtGAP rất cần một lượng vốn lớn: đầu tư các cơ sở hạ tầng, máy móc và vốn lưu động lớn để mua vật tư và chi trả công lao động … Nếu thiếu vốn thì không chỉ không duy trì được đúng quy trình VietGAP mà việc phát triển sản xuất chè cũng gặp khó khăn. Quá trình khảo sát thực tế cho thấy: Ở các xã điều tra bình quân có khoảng hơn 60% số hộ sản xuất chè an toàn theo ViệtGAP đang phải vay vốn. Lượng vay nhiều hay ít phụ thuộc vào diện tích chè. Nguồn vay chủ yếu là từ ngân hàng, bạn bè, người thân và tư nhân. Tỷ lệ hộ vay từ ngân hàng bình quân là hơn 60%, vay của người thân là khoảng 20%; số hộ vay được từ tư nhân là ít hơn chỉ với hơn 10% chủ yếu thông qua mua chịu vật tư nông nghiệp. Như vậy, phần lớn nguồn vốn phục vụ sản xuất chè ViệtGAP là từ các ngân hàng, đặc biệt tập trung là ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn ngân hàng đối với hộ dân vẫn còn khó khăn đôi chút về điều kiện vay vốn, tài sản thế chấp ...

Cần tạo điều kiện về hành lang, chính sách khuyến khích việc vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và chè ViệtGAP nói riêng của các hộ. Từ đó góp phần đảm bảo nguồn vốn luôn sẵn có để phục vụ phát triển sản xuất.

Cơ chế chính sách: Chính sách phát triển sản xuất chè ViệtGAP là cơ sở pháp lý cơ bản thúc đẩy sự phát triển và duy trì phát triển bền vững chè ViệtGAP.

Qua điều tra các vấn đề liên quan đến chính sách tại các hộ điều tra gồm việc: Hỗ trợ vay vốn từ các quỹ hỗ trợ và vốn tín dụng; hỗ trợ chuyển giao công nghệ kỹ thuật, sản xuất, chế biến; hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè VietGAP; tư vấn việc đầu tư phát triển, đẩy mạnh sản xuất; hỗ trợ máy móc, thiết bị, nguyên liệu đầu vào; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm các hộ dân đều thấy thực sự cần thiết trong đó, thực sự rất cần thiết đối với việc hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chè VietGAP và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm với tỷ lệ 100% các hộ được khảo sát đều mong muốn các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ người sản xuất chè nói chung và đặc biệt người sản xuất chè an toàn theo VietGAP, đang rất cần có một thương hiệu cho các sản phẩm an toàn của họ, sản phẩm được thị trường tiêu thụ đánh giá đúng chất lượng từ đó nâng cao giá trị, giá bán đồng nghĩa với việc nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Khoảng 90% số hộ đề nghị hỗ trợ máy móc thiết bị rất cần thiết, 80% rất cần nhu cầu hỗ trợ đào tạo kiến thức, chuyển giao công nghệ. Trên cơ sở các nội dung quan tâm đề đạt của người sản xuất chè VietGAP cho thấy chính quyền, các ngành, các cấp cần có cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng, triển khai nhanh và đồng bộ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các làng nghề trong việc sản xuất chè an toàn theo VietGAP.

Chính phủ và tỉnh Thái Nguyên cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất VietGAP như hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hỗ trợ tư vấn và chứng nhận VietGAP, hỗ trợ quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất VietGAP, liên kết tiêu thụ sản phẩm... Tuy vậy trong thực tế chủ yếu là hỗ trợ tập huấn và chứng nhận. Người sản xuất còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho sản xuất như hệ thống đường giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi cung cấp đủ nước tưới đảm bảo an toàn thực phẩm; vấn đề quản ly chất lượng, xây dựng thương hiệu, liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chè VietGAP đây là những khó khăn tồn tại lớn cần phải có cơ chế chính sách tích cực để tháo gỡ, giải

quyết. Để phát triển sản xuất chè VietGAP đòi hỏi phải có cơ chế chính sách đồng bộ. Tuy vậy nguồn lực hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của nông hộ còn hạn chế. Vì vậy để phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh trên thị trường và hiệu quả sản xuất chè VietGAP phải có chính sách thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với nông dân đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh. Theo đó cần đẩy mạnh chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản; hỗ trợ thúc đẩy xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, hình thành liên kết chuỗi cung ứng sản phẩm chè an toàn…

Song song với đó cần ban hành và thực thi các chế tài nhằm bảo vệ người sản xuất, người tiêu dùng qua việc quản lý, giám sát chặt chẽ, đảm bảo việc sản xuất đúng quy trình, kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm ảnh hướng đến quá trình sản xuất, ví dụ các hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, hóa chất, phân bón không có trong danh mục lưu hành hoặc bị cấm, các hành vi bán hàng giả, không đảm bảo chất lượng, các vi phạm về thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu, các hoạt động thao túng thị trường, ép giá…..

Thị trường, thông tin thị trường, xây dựng thương hiệu và bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Thị trường, giá cả là yếu tố rất quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển đối với sản xuất chè VietGAP. Do có ưu thế về chất lượng, an toàn thực phẩm mà hiện nay nhu cầu về sản phẩm chè an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của người tiêu dùng ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Sản phẩm chè VietGAP đang từng bước chiếm lĩnh được thị trường và lòng tin của người tiêu dùng, giá bán sản phẩm chè VietGAP luôn cao hơn chè bình thường từ 15% đến 20%, tương ứng khoảng từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng, bình quân đạt khoảng 220.000 đồng/kg. Đây là dấu hiệu tốt thúc đẩy phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới. Để tạo lòng tin của người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, có thị trường bền vững người sản xuất kinh doanh phải không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo thông tin truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè VietGAP, đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Qua kết quả điều tra, quyết định sản xuất chè an toàn của các hộ dân sản xuất theo VietGAP đã xác định được 100% số hộ đều có ý kiến là do nhu cầu của thị trường sản phẩm chè an toàn và hầu hết các hộ dân (khoảng 90%) đều đánh giá khó khăn chủ yếu gặp phải trong sản xuất chè an toàn theo VietGAP đó là thiếu thông tin về thị trường; không phải hộ dân nào cũng có khả năng tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của mình, nhất là các hộ trung bình và hộ nghèo. Do thiếu vốn, thiếu thông tin, mối quan hệ và sự linh hoạt trong kinh doanh nên các hộ sản xuất nhỏ lẻ, hộ nghèo thường phải bán chè thông qua các thương lái hoặc đem ra chợ bán, vì vậy hay bị ép giá, làm giảm doanh thu.

Bên cạnh đó là việc xây dựng thương hiệu, bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu, sản phẩm chè cần được quan tâm và đầu tư: Thực tế cho thấy các sản phẩm chè có thương hiệu trên địa bàn tỉnh như các sản phẩm chè Tân Cương, Trại Cài, Minh Lập có giá bán cao hơn, dễ tiêu thụ hơn khi gắn với thương hiệu. Tuy nhiên cũng cần chú ý, thương hiệu chè sẽ bị mất nếu người sản xuất chạy theo lợi nhuận và tự đánh mất uy tín của mình. Gắn với phát triển thương hiệu cần quan tâm tới nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm, nhật ký sản xuất để truy nguồn sản phẩm… Theo điều tra, khảo sát gần như 100% các hộ có đề xuất chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.

Các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ: Các mối liên kết trong sản xuất chè an toàn theo VietGAP rất quan trọng, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh chuyên môn hóa và hội nhập hóa như hiện nay. Mối liên kết bao gồm: Nhà nước - Nhà nông - doanh nghiệp - nhà khoa học đã được đề cập từ nhiều năm trước, tuy nhiên trên thực tế sự liên kết này vẫn chưa phát huy được hiệu quả rõ ràng. Nguyên nhân là do sự tham gia thiếu chủ động của người sản xuất vào mối quan hệ này, các doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ tới vùng nguyên liệu, có sẵn vùng nguyên liệu dẫn đến chưa cần phát triển vùng nguyên liệu riêng, các hợp đồng cũng chưa được ưu tiên thực hiện. Mối quan hệ giữa nông dân với nhà khoa học cũng có khoảng cách, chỉ thực hiện thông qua nhà nước mới tới người dân. Đẩy mạnh mối liên kết này trong tương lai quy hoạch phát triển sản xuất chè VietGAP sẽ tạo điều kiện cho người dân tiếp cận chính sách, thị trường, kỹ thuật và đầu ra sản phẩm ổn định hơn, duy trì phát triển bền vững hơn.

Sự liên kết trong sản xuất và chế biến chè đã được hình thành nhưng việc liên kết giữa các tác nhân liên quan đến chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành chè, từ các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè chưa chặt chẽ, chủ yếu người trồng chè vẫn tự chế biến, tiêu thụ; sự liên kết giữa doanh nghiệp với người trồng chè chưa nhiều; số hợp tác xã sản xuất và chế biến, tiêu thụ chè hiệu quả chưa cao…Hiện nay tại các vùng chè có tiếng của tỉnh đã có các doanh nghiệp đầu tư và hình thành thêm nhiều hợp tác xã sản xuất, kinh doanh chè, trong đó ưu tiên phát triển chè VietGAP. Một số hợp tác xã đã có thể liên kết, đứng ra bao tiêu đầu ra cho người dân, nhưng số lượng này không nhiều. Việc hình thành liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ chưa nhiều do tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; các hợp tác xã, tổ hợp tác thành lập đứng ra đại diện cho các hội viên còn hoạt động chưa thực sự hiệu quả; việc thực hiện cam kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân cũng xuất hiện một số vấn đề khó khăn, bất cập. Một số hộ sản xuất hoạt động đơn lẻ, không tham gia liên kết chặt chẽ với tổ hợp tác, hợp tác xã. Do đó có rất ít doanh nghiệp đứng ra nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè VietGAP cho các hộ dân. Tham gia sản xuất chè ở Thái Nguyên hiện nay có 60 doanh nghiệp, 55 HTX, 198 làng nghề và hàng trăm tổ hợp tác, nhóm hộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè đây là cơ sở để hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè VietGAP trong thời gian tới (Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên, 2017) [16].

Liên kết sản xuất, tiêu thụ thông qua hợp đồng vùng nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè. Với hình thức này người dân sản xuất chè theo VietGAP có diện tích chè gần xung quanh khu vực nhà máy chế biến của doanh nghiệp, thực hiện việc chăm sóc, thu hoạch diện tích chè theo hợp đồng vùng nguyên liệu và bán lại cho doanh nghiệp theo đơn giá thỏa thuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ người dân sản xuất. Một số doanh nghiệp hoạt động tiêu biểu Công ty CP Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình, thành phố Thái Nguyên; Công ty CP chè Hà Thái, huyện Đại Từ; Công ty cổ phần chè N’TEA chi nhánh Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ. Tuy nhiên theo phản ánh của một số doanh nghiệp ví dụ tại Công ty cổ phần tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình, bà Đỗ Thị Đức Lý Giám đốc doanh nghiệp

cho hay, khi thực hiện liên kết sản xuất với người dân, doanh nghiệp bỏ chi phí để thực hiện xây dựng và đề nghị đánh giá, cấp chứng nhận vùng sản xuất chè an toàn theo VietGAP, tuy nhiên khi đó thương lái sẽ đến đề nghị mua của người dân với giá cao hơn giá thỏa thuận với doanh nghiệp của người dân, dẫn tới doanh nghiệp mất nguyên liệu cho chế biến; điều đó cho thấy sự thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện cam kết của người dân; thiếu hợp đồng pháp lý, còn có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sản xuất chè theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)