Vì sự phát triển của cộng đồng địa phương và xã hộ

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái Chương 1 (Trang 25 - 30)

Nói đến cộng đồng là nói đến một tập thể người định cư trên một lãnh thổ nhất định. Trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng địa phương đã phải nhường lại những lợi ích của mình như đất đai, nhà cửa, và nhiều quyền lợi khác cho các dự án du lịch. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động du lịch có thể ảnh hưởng đến tính đa dạng về cơ cấu kinh tế của địa phương, các ngành nghề truyền thống như đánh cá, canh tác nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…bị những công việc của nghề du lịch làm cho mai một .Du lịch trở thành nghề “độc canh” thịnh hành của vùng. Vì phương thức lao động mới không quen thuộc và thường không phù hợp, các khuôn mẫu xã hội trước đây bị xáo trộn gây nên những khó khăn cho người dân địa phương. Du lịch còn là sứ giả mang đến những nét văn hóa mới. Người dân địa phương, đặc biệt là giới trẻ thường bị cuốn vào lối sống hưởng thụ, xa hoa, điều này là không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương, tạo nên mâu thuẫn và khoảng cách trong các thế hệ và mai một các giá trị văn hóa truyền thống, hoặc những giá trị văn hóa truyền thống linh thiêng của dân tộc được thương mại hóa nhằm phục vụ du khách. Du lịch cũng mang đến nhiều vấn đề xã hội xấu khác như tăng giá cả hàng hóa cục bộ, không gian sống chật chội, các tệ nạn ma túy, mại dâm, rượu chè, tội phạm, ùn tắc giao thông…Và một thực tế nghịch lí hiện nay là phần lớn lợi nhuận thu được từ du lịch lại vào tay các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch mà không phải là người dân địa phương - người chủ thực sự của nơi đó. Tình hình xung đột, mâu thuẫn đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Ví như mâu thuẫn giữa những lao động địa phương với các lao động nhập cư ở đảo Galapagos (Ecuador), giữa người dân địa phương với du khách ở bải biển Riodegianero (Brazil), người dân ở một số khu du lịch đã và đang trở thành “bồi bàn” trong các nhà hàng, khách sạn, cho các hoạt động du lịch trên chính quê hương mình…

Sự ra đời của du lịch sinh thái với những tiêu chí triển du lịch bền vững đã thực sự quan tâm đến những lợi ích thực thụ của cộng đồng địa

phương, xã hội. Phát triển du lịch đi đôi với sự trân trọng tính đa dạng của môi trường tự nhiên và văn hội - xã hội nơi đến, bảo đảm nhịp độ, quy mô và các loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa bản địa của các cộng đồng dân cư. Tôn trọng sức chứa của mỗi vùng, giám sát tác động tại địa phương của các hoạt động du lịch cả về sự thay đổi của môi trường và các mặt văn hóa xã hội. Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội bằng cách lồng ghép du lịch vào các hoạt động của cộng đồng với sự tham đầy đủ và hiệu quả của họ. Ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống bằng các chuyên môn phục vụ du lịch hay các ngành nghề khác. Khích lệ sự phát triển các đăc tính riêng của các vùng miền, phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lơị và nhu cầu phát triển. Bảo đảm quy mô nhịp độ và các loại hình du lịch nhằm khích lệ lòng mến khách và sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách, các nhà hoạt động du lịch và cư dân địa phương.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là hết sức cần thiết cho ngành du lịch: nền văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ làm phong phú cho kinh nghiệm và các sản phẩm du lịch. Ngược lại phát triển du lịch một cách thận trọng sẽ mang lại những lợi ích lâu bền về kinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng địa phương. Khi cộng đồng được trực tiếp tham gia vào các khâu trong phát triển du lịch thì họ có thể trở thành đối tác tích cực và tạo ra sự kiểm chứng, cân bằng vì cộng đồng có vị thế đặc biệt trong khu vực đó và họ trở thành các tuyên truyền viên cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cho du lịch có thể phát triển trường tồn. Bài học từ sự phát triển du lịch ở Annapurna (Nêpal) đã được khắc phục dần bằng cách nâng cao nhận thức và lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hầu hết các khâu từ hướng dẫn khuân vác, phục vụ ăn nghỉ và cả công việc tuyên truyền viên cho khách du lịch. Hay việc tăng giá vé ở các vườn quốc gia ở Kenya để làm tăng nguồn đầu tư cho các cộng đồng địa phương trong và lân cận các khu vực đó. Ở đảo Cyprus, dự án Laona được đưa vào nhằm giới thiệu “du lịch thích hợp” cho một vùng nguyên sơ tại bán đảo Akamas bằng

cách phục hồi lại một số làng bản để cung cấp chổ ăn nghỉ cho du khách thay cho những khách sạn 5 sao ở bải biển, vừa bảo vệ được các loài rùa biển, vừa mang lại thu nhập cho người dân địa phương. Ở Việt Nam gần đây rất nhiều dự án phát triển các nét văn hóa đặc sắc của các tộc thiểu số như hát, múa, các nghi lễ, hội hè… nhằm phục vụ du lịch đã có những tác động tích cực cả về kinh tế và bảo tồn như ở Sapa, Đà lạt, Bản đôn… Với đặc điểm là một nước nhiều thành phần dân tộc với nhiều nét văn hóa đa dạng. Hầu hết các dân tộc thiểu số đều sống ở những khu vực núi cao, trong hoặc lân cận các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, đời sống còn nhiều khó khăn phụ thuộc lớn vào các tài nguyên khai thác từ rừng. Vì vậy phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia của cộng đồng địa phương sẻ góp phần quan trọng trong việc nâng cao đời sống của đồng bào, đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển các phong tục tập quán của đồng bào, giảm thiểu sức ép khai thác tự nhiên. Bên cạnh đó còn làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch.

Sự tham gia của địa phương không chỉ là những việc có thu nhập thấp, theo mùa và những nghề như phục vụ như khuân vác bồi bàn dọn phòng và làm vườn mà ngay cả những việc đòi hỏi trình độ cao như quản lý họ củng có thể đảm nhiệm. Đồng thời thông qua việc khuyến khích làm các ngành nghề thủ công, nhà nghỉ nhỏ, dịch vụ hướng dẫn, vận chuyển, khách sạn và nhà hàng, tiêm ăn, sự tham gia của địa phương còn ngăn chặn sự rò rỉ ngoại tệ và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và ngay cả khách du lịch cũng được hưởng lợi.

Những dựng án có quy mô nhỏ trong du lịch sinh thái có thể góp phần đáng kể để làm tăng mức sống, nhịp độ phát triển du lịch dần dần đem lại cho người dân thời gian để điều chỉnh các điều kiện mới về môi trường, xã hội và kinh tế và giúp họ ngăn chặn được những bất cập do sự đầu tư du lịch ồ ạt ngoài tầm kiểm soát, “nhỏ và mang tính địa phương là đẹp”.

Tóm lại du lịch ngày nay đã và đang trở thành một ngành kinh tế phát triển nhanh chóng, đóng góp quan trọng vào cơ cấu GDP của nhiều quốc gia, sự phát triển của du lịch đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế-xã hội và nâng chất lượng cuộc sống của nhân dân nhiều nước trên Thế giới. Về mặt tích cực, du lịch mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế và công ăn việc làm, đồng thời còn là cầu nối giữa các quốc gia, dân tộc, mang đến tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình giữa các dân tộc. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của du lịch cũng đã và sẽ gây nên những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, làm cạn kiệt và suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan…hủy hoại nền văn hóa truyền thống, lối sống và chuẩn mực đạo đức xã hội. Vì thế yêu cầu về sự phát triển bền vững là vô cùng bức thiết, nó được xem là một trong những yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của hoạt động du lịch trong thời gian tới. Trong bối cảnh như vậy phát triển du lịch sinh thái - phát triển du lịch bền vững là hướng phát triển thích hợp bởi nó đảm bảo những yêu cầu như: Có triển vọng phát triển lâu dài; khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên; bảo vệ được sự đa dạng về tự nhiên, xã hội và văn hóa và môi trường; phát triển du lịch được tổng hợp và thống nhất với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương; sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân trong các hoạt động du lịch và bảo tồn; có sự giám sát và nghiên cứu thường xuyên.

Loại hình du lịch này thực sự không làm suy thoái môi trường, mà còn đóng góp tích cực vào việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái. Mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương mà không làm mất đi các ngành nghề cổ truyền, truyền thống và văn hóa địa phương, đảm bảo sự phát triển ổn định của xã hội. Du lịch sinh thái là hình thức mơi mẻ nhưng được nhiều quốc gia quan tâm: những nhà quản lí và nhân dân trong vùng bảo vệ, các chuyên gia phát triển nông thôn nghiên cứu về tiềm năng kinh tế của du lịch sinh thái; các nhà xã hội học nghiên cứu mọi giá trị của những cộng đồng

trong xu thế này; các nhà bảo vệ thiên nhiên xem đây củng là hình thức, là công cụ để bảo tồn, duy trì và phát triển đa dạng sinh học; các quan chức chính phủ xem du lịch sinh thái là nguồn trao đổi ngoại tệ mới; các cơ quan và các nhà hoạt động du lịch, doanh nghiệp xem đây là cơ hội đầu tư mới hiệu quả và có trách nhiệm. Du lịch sinh thái – hướng phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái Chương 1 (Trang 25 - 30)