Ứng dụng của OSPF

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Tìm hiểu về giao thức OSPF (Bản full chi tiết) (Trang 31 - 35)

9.1 Ứng dụng OSPF trong mạng phân cấp

a. Sựphân chia thành vùng con trong miền OSPF

Khi mạng phát triên, cơ sở dữ liệu của mạng tăng theo dẫn đến phải tăng dung lượng bộ nhớ Router. Để giải quyết vấn đề nảy, người ta sử dụng giải thuật SPF. Nhưng điều này lại tăng gánh nặng sử lí cho CPU.

Lợi ích của việc sử dụng Area: OSPF sử dụng các Area đế giảm các ảnh hưởng bất lợi trên, OSPF định nghĩa Area là một nhóm logic các Router và các liên kết giúp phân chia hiệu quả một miền OSPF thành cốc miền con, Các Router trong một Area sẽ không biết chi tiết cấu hình bên ngoài Area của nó.

Area ID: Area được nhận dạng bởi 32 bit Area ID, Area ID có thế được viết dưới dạng số thập phân hoặc số thập phân được ngăn cách bởi các dấu chấm (ví dụ như 0 và 0.0.0.0 là tương đương, hoặcl 6 và 0.0.0.16; 271 và 0.0.1.15 là tương đương).

Backbone: Area ID 0 được sử dụng cho mạng Backbone. Mạng Backbone là mạng chịu trách nhiệm thong báo các thông tin về cấu hình tống quát của mỗi Area cho các Area khác.

b.Ứng dụng OSPF trong mạng phân cấp

Trong mạng phân cấp sử đụng giao thức định tuyến OSPF, thì lớp lõi của mạng sẽ tương ứng với mạng backbone trong miền OSPF, lớp phân phối và lớp truy nhập sẽ tương úng với các vùng con khác (không phải backbone).

Hình 14: Phân chia các vùng nhỏ trong OSPF

9.2 OSPF với việc cân bằng tải

9.2.1 Vấn đề định tuyến đa đường và cân bằng tải trong mạng IP

a. Định tuyến đa đường

Định tuyến đa đường : là định tuyến các gói tin tới đích theo nhiều đường khác nhau. Lưu lượng đi từ nguồn tới đích được phân chia ra trên các đường.

Ưu điểm và nhược điểm của định tuyến đa đường:

Định tuyến đa đường giúp tận dụng tốt hơn băng thông của các đường dẫn từ nguồn tới đích so với định tuyến đơn đường. điều này giúp cho tốc độ truyền thông cao hơn. Tuy nhiên định tuyến đa đường có nhược điểm là phức tạp hơn định tuyến đơn đường.

Trong các giao thức định tuyến trạng thái đường liên kết có hỗ trợ phương thức định tuyến đa đường. theo đó các đường có cost thấp nhất trong các đường có thể tới đích được lựa chọn. ví dụ, nếu ta chọn định tuyến hai đường thì hai đường có cost thấp nhất trong các đường dân tới đich sẽ được sử dụng.

Cân bằng tải chó phép Router định tuyến đa đường các gói tin từ nguồn tới đích bằng cách gửi gói tin lên tất cả các tuyến khả dngj. Can bằng tải được chia làm hai loại gồm equa cost và unequal cost.

Cân bằng tải theo kiểu equal cost: Là cân bằng mà lưu lượng được phân phối đều nhau giữa các đường truyền

Cần bằng tải theo unequal cost: Trong phương thức này, các gói được truyền trên các đường dẫn tỉ lệ khác nhau. Lưu lượng được phân bố tỷ lệ nghịch với cost của đường dẫn. tức là đường dẫn có cost thấp hơn sẽ truyền được lưu lượng nhiều hơn ,trong khi đường dẫn có cost cao hơn sẽ truyền được ít lưu lượng hơn.

Ngoài ra cân bằng tải cũng được phân chia theo đặc tính gói.

Cân bằng tải theo đích (per destination load lalancing): Là cân bằng tải mà việc phân chia lưu lượng phụ thuộc vào địa chỉ đích. Ví dụ nếu có 2 đường dẫn tới cùng 1 mạng thì tất cả các gói tới 1 đích trong mạng sẽ được truyền theo đường thứ nhất, tất cả cá gói tới đích thứ 2 trong mạng được truyền theo đương thứ hai, tất cả các gói đến đích thứ 3 lại được truyền theo đường thứ nhất và cứ như vậy. Cân bằng tải loại này thường được sử dụng trong các Router của Cisco khi chúng ở chế độ chuyển mạch nhanh.

Cân bằng tải theo gói (Per Packet Load Balancing):

Nếu các đường dẫn là equal cost: một gói tới một đích được gửi trên một

liên kết gói tiếp theo tới cùng đích đó được gửi trên liên kết tiếp theo và cứ như vậy .

Nếu các đường dẫn là unequal cost: các gói gửi tới cùng một đích sẽ được

truyền trên cá đường dẫn tới đích đó theo 1 tỉ lệ phụ thuộc vào cost của mỗi đường. cụ thể là nếu đường dẫn thứ nhất có cost là a, đường dẫn thứ 2 có cost là b thì tỷ lệ truyền gói giưa đường thứ nhất và thứ 2 sẽ là b/s.

KẾT LUẬN

OSPF là một giao thức định tuyến mạnh. Nó đã khắc phục được nhược điểm của các giao thức định tuyến trước. Một số ưu điểm đó là có khả năng hoạt động tốt trong mạng IP cỡ lớn , ít bị ảnh hưởng đối với các thông tin định tuyến tồi , thời gian hội tụ nhanh sử dụng có hiệu quả tài nguyên mạng …Với nhứng ưu điểm vượt trội của mình, ngày nay OSPF đang được sử dụng rộng rãi trong các mạng dựa trên công nghệ IP không chỉ ở việt nam mà còn trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, OSPF cũng có nhược điểm đó là nó đòi hỏi các thiết bị sử dụng giao thức này phải có cấu hình mạnh tức là dung lượng bộ nhớ phải lớn và tốc độ CPU phải cao. Ngoài ra, do giao thức OSPF là một giao thức rất phức tapj nên đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức nhất định mới có thể cấu hình được giao thức này.

Báo cáo giới thiệu những khái niệm cơ bản về hoạt động của OSPF. Tuy nhiên trong qua trình làm còn nhiều thiếu xót mong được thầy cô góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

1. Bài giảng mạng viễn thông- TS.Nguyễn Tiến Ban

2. Chuyên đề định tuyến – Hoàng Trọng Minh

3. Chương 11 của CCNAV4 ( Cisco Networking Academy Program)

Một phần của tài liệu Chuyên đề: Tìm hiểu về giao thức OSPF (Bản full chi tiết) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w