5. Bố cục của luận văn
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin đã đƣợc công bố từ các công trình nghiên cứu liên quan đƣợc tác giả lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa cho các nội dung nghiên cứu.
Nguồn tham khảo các thông tin loại này bao gồm:
- Sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học, các văn kiện Nghị quyết, các công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên các trang web chuyên ngành...
- Thông tin đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế, xã hội của huyện Phú Lƣơng, các số liệu tổng hợp về tình hình quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất. Các số liệu này thu thập chủ yếu từ UBND huyện, phòng Tài nguyên - Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất, Phòng Thống kê huyện Phú Lƣơng, nhƣ:
(1) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác các năm từ 2010 đến 2014 của phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng huyện Phú Lƣơng
(2) Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2010-2014
phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất huyện Phú Lƣơng
(4) Biểu kiểm kê hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng năm 2014
2.4.1.2. Thông tin sơ cấp
Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu (chọn một cách ngẫu nhiên một số quan sát đủ lớn đại diện trong tổng thể chung làm mẫu để khai thác thông tin và dùng kết quả thu đƣợc để kết luận cho tổng thể[15]) đƣợc tác giả lựa chọn thay vì điều tra toàn bộ tổng thể căn cứ vào đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu cũng nhƣ do hạn chế điều kiện về thời gian và kinh phí.
- Đối tượng điều tra: Đối tƣợng điều tra để đo lƣờng sự hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất là những ngƣời dân, tổ chức đã thực hiện các giao dịch với chính quyền cấp huyện về đất đai.
- Quy mô mẫu điều tra: đƣợc xác định trên cơ sở tổng số giao dịch của liên quan tới đất đai giữa cá nhân, tổ chức với chính quyền cấp huyện đƣợc lựa chọn và tính toán theo công thức Slovin:
Trong đó:
- n: quy mô mẫu điều tra, là số lƣợng ngƣời dân, tổ chức đƣợc chọn để điều tra. - N: là tổng số giao dịch liên quan tới đất đai sẽ điều tra đƣợc thống kê trong một khoảng thời gian nhất định (là tổng số ngƣời dân, tổ chức đã giao dịch với chính quyền cấp huyện các vấn đề về đất đai trong khoảng thời gian nhất định).
- e là sai số cho phép (5%)
Công tác điều tra thu thập số liệu sơ cấp đƣợc tiến hành trong tháng 4 năm 2015. Tổng số giao dịch về đất đai đã hoàn thành trong tháng 3 năm 2015 là 296 giao dịch, trong đó các giao dịch với cá nhân là 248 chiếm 83.5% tổng số giao dịch, các giao dịch với doanh nghiệp là 49 chiếm 16.5% tổng số giao dịch.
Áp dụng công thức Slovin tính toán ra đƣợc số mẫu tối thiểu cần điều tra là 170 mẫu. Căn cứ vào tỷ lệ giao dịch của cá nhân và doanh nghiệp trong tổng số giao dịch sẽ có 28 doanh nhiệp và 142 cá nhân đƣợc chọn làm mẫu điều tra.
giao dịch với cơ quan quản lý: nhóm cá nhân và nhóm doanh nghiệp. Số lƣợng cá thể mỗi nhóm đƣợc xác định theo tỷ lệ tƣơng ứng với lƣợng giao dịch của mỗi nhóm trong tổng số giao dịch. Cụ thể đƣợc trình bày trong bảng 2.1:
Bảng 2.1. Chọn mẫu điều tra
Xã, thị trấn Tổng thể Số mẫu
Số giao dịch Cơ cấu (%) Cá nhân Doanh nghiệp
1. Phú Đô 17 4.94 8 1 2. Yên Lạc 19 5.56 9 1 3. Ôn Lƣơng 15 5.56 7 1 4. Yên Đổ 17 4.94 8 2 5. Đu 27 11.73 13 6 6. Cổ Lũng 23 8.02 11 1 7. Vô Tranh 19 5.56 9 1 8. Hợp Thành 17 6.79 8 2 9. Sơn Cẩm 21 8.02 10 1 10. Yên Trạch 17 4.94 8 1 11. Phủ Lý 13 3.70 6 1 12. Tức Tranh 13 3.70 6 1 13. Yên Ninh 17 4.94 8 1 14. Động Đạt 19 5.56 9 1 15. Phấn Mễ 23 6.79 11 2 16.Giang Tiên 23 9.26 11 5 Tổng 296 100.00 142 28
(Nguồn: Số liệu tổng hợp và tính toán của tác giả)
* Phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert để thu thập ý kiến của ngƣời dân về sự hài lòng của họ trong mỗi câu hỏi. Cụ thể, mức độ hài lòng thỏa mãn của ngƣời dân về hoạt động quản lý đất đai tại huyện Phú Lƣơng đƣợc xác định dựa trên 5 mức độ của thang đo từ thấp tới cao: Rất không hài lòng, không hài lòng, bình thƣờng, hài lòng và rất hài lòng. Thang đo này đƣợc áp dụng trên cả 04 nội dung chính mà luận văn nghiên cứu. Số liệu trung bình và bình quân gia quyền về thang
đo Likert ở các tiêu chí mà những ngƣời dân đƣợc điều tra đánh giá sẽ là cơ sở để đƣa ra kết luận về mức độ hài lòng của ngƣời dân trên địa bàn huyện về các tiêu chí dựa trên bảng quy ƣớc sau:
Bảng 2.2: Thang đo mức độ hài lòng của ngƣời dân
Thang đo Khoảng trung bình Mức độ nhất trí Mức độ hài lòng 5 4.20 - 5.00 Rất cao Rất hài lòng (RH) 4 3.40 - 4.19 Cao Hài lòng (H) 3 2.60 - 3.39 Bình thƣờng Bình thƣờng (B) 2 1.80 - 2.59 Thấp Không hài lòng (K) 1 1.00 - 1.79 Rất thấp Rất không hài lòng (RK) Việc lấy ý kiến đƣợc thực hiện dƣới hình thức phát phiếu hỏi để ngƣời dân, tổ chức tự nghiên cứu và trả lời, áp dụng phƣơng thức gặp trực tiếp ngƣời dân, tổ chức tại địa bàn: ngƣời điều tra đến gặp trực tiếp từng ngƣời dân, tổ chức tại nơi mà ngƣời dân, tổ chức mong muốn, phát phiếu cho ngƣời dân, đại diện tổ chức trả lời và thu phiếu về ngay sau khi ngƣời dân, tổ chức trả lời xong.
2.4.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Để tổng hợp thông tin phục vụ cho việc phân tích, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau:
*) Phân tổ thống kê: Phƣơng pháp phân tổ thống kê đƣợc sử dụng để phân
chia số liệu theo các tiêu thức khác nhau, giúp cho quá trình biểu diễn và phân tích các kết quả của quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất đƣợc khoa học, rõ ràng, tiện theo dõi.
*) Bảng thống kê: Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê về sử dụng đất và kết quả của hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trƣng về mặt lƣợng của các nội dung nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập đƣợc để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong
sử dụng tài nguyên đất tại địa phƣơng.
*) Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này để
trình bày một cách sinh động, trực quan các biến động về cơ cấu sử dụng đất, về sự khác biệt trong mức độ hài lòng của ngƣời dân về hoạt động đang nghiên cứu…
*) Công cụ tổng hợp, xử lý số liệu: Phần mềm SPSS và Excel 2007 đƣợc sử
dụng để tổng hợp và phân tích thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc.
2.4.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Ở giai đoạn này, các số liệu thống kê đã thu thập và xử lý sẽ đƣợc dùng để làm rõ các đặc trƣng, xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng và mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, từ đó có thể rút ra các kết luận khoa học về bản chất và xu hƣớng của hiện tƣợng nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu về quản lý Nhà nƣớc đối với đất đai, đề tài đã sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tƣơng đối và bình quân; phƣơng pháp dãy số biến động theo thời gian; phƣơng pháp chỉ số...
2.4.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Đề tài sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về diện tích đất, kết quả giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... theo thời gian bao gồm:
*) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính:
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y0: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu *) Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tƣợng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể đƣợc biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm. Chỉ tiêu tốc độ phát triển đƣợc sử dụng chủ yếu trong luận văn là:
+ Tốc độ phát triển bình quân (t): Tốc độ phát triển bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn
Công thức tính: t n 1t .t2.t3...tn 1 Hoặc: 1 0 1 n n n n y y T t Trong đó:
t1, t2, t3... tn là tốc độ phát triển liên hoàn của n thời kỳ Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n
y0 là mức độ tuyệt đối ở thời gian ban đầu + Tốc độ tăng (hoặc giảm):
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (Ai)
Chỉ tiêu này đƣợc dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian ban đầu trong dãy số
Công thức tính:
Hoặc:
Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (a )
Tốc độ tăng hoặc giảm bình quân đƣợc dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
Công thức tính:
Hoặc:
*) Phương pháp chỉ số
Các loại chỉ số đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này gồm:
+ Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng của hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất nhƣ: tỷ lệ diện tích đất đƣợc cấp chứng nhận, tỷ lệ số hộ đƣợc giải quyết hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, thời gian trung bình giải quyết một hồ sơ,...
Ai = Ti - 1 (nếu Ti tính bằng lần)
Ai = Ti - 100 (nếu Ti tính bằng %)
a = t - 1 (nếu t tính bằng lần)
+ Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: thể hiện biến động của các chỉ tiêu phản ánh số lƣợng của các nội dung quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất bao gồm: diện tích đất đai từng loại, số hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận,...
2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc tác giả sử dụng để thu thập thông tin từ các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý, các chuyên viên tại các phòng ban ở cơ quan quản lý về đất đai. Phân tích các thông tin thu thập đƣợc qua trao đổi trực tiếp với các chuyên gia cho phép phân tích và rút ra những nhận định, kết luận vấn đề nghiên cứu một cách chính xác, đầy đủ và sát thực hơn.
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
- Số xã, thị trấn hoàn thành quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 và đƣợc phê duyệt
- Tỷ lệ thực hiện kế hoạch sử dụng đất qua các năm
- Tốc độ tăng tỷ lệ thực hiện kế hoạch sử dụng đất qua các năm
2.5.2. Nhóm chỉ tiêu về giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Số diện tích và số lô đất đƣợc giao và cho thuê
- Số diện tích và số lô đất đã đƣợc thu hồi; Tỷ lệ diện tích đã đƣợc thu hồi/ tổng diện tích cần phải đƣợc thu hồi.
- Số diện tích và số lô đất đã đƣợc chuyển đổi mục đích sử dụng; Tỷ lệ diện tích đã đƣợc chuyển mục đích sử dụng/tổng diện tích cần phải đƣợc chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch.
2.5.3. Nhóm chỉ tiêu về hoạt động đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Diện tích đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; Tỷ lệ diện tích đất đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Tổng diện tích đất cần đƣợc cấp giấy chứng nhận.
- Số giấy chứng nhận đƣợc cấp; Tỷ lệ phần trăm.
- Số hồ sơ đăng đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đƣợc xử lý; Tỷ lệ hồ sơ đăng đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đƣợc xử lý/
Tổng số hồ sơ cần xử lý.
2.5.4. Nhóm chỉ tiêu về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm sử dụng đất
- Số vụ vi phạm, tỷ lệ số vụ vi phạm sử dụng đất tại địa phƣơng đƣợc phát hiện. - Tỷ lệ số vụ vi phạm sử dụng đất đƣợc xử lý.
- Tỷ lệ diện tích vi phạm sử dụng đất nông nghiệp; Tỷ lệ diện tích vi phạm sử dụng đất phi nông nghiệp.
2.5.5. Chỉ số hài lòng hài lòng về hoạt động quản lý Nhà nước về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất
Chỉ số hài lòng của ngƣời dân đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất (Sastifaction Index of State’s management of Economic in Land use - SISEL) đƣợc sử dụng làm thƣớc đo đánh giá hoạt động này.
Chỉ số SISEL đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm số ngƣời trả lời ở mức “hài lòng” và “rất hài lòng” trên tổng số ngƣời trả lời đối với câu hỏi hài lòng chung về hoạt động quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trong sử dụng tài nguyên đất tại huyện Phú Lƣơng.
𝑆𝐼𝑆𝐸𝐿 = 𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 ℎà𝑖 𝑙ò𝑛𝑔 + 𝑟ấ𝑡 ℎà𝑖 𝑙ò𝑛𝑔 𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 𝑥100
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ
TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về huyện Phú Lƣơng - tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lƣơng là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý từ 210 36’ đến 210 55’ vĩ bắc, 1050 37’ đến 1050 46’ kinh đông. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 22km về phía Nam, Đặc biệt có tuyến đƣờng huyết mạch quốc lộ 3 chạy qua huyện với tổng chiều dài 38 km.
Phía Tây giáp huyện Đại Từ;
Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ;
Phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên;
Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của huyện có những bƣớc phát triển đáng kể, chủ yếu là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trong đó cây lúa và cây chè là những cây trồng chủ lực; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành kinh doanh dịch vụ, thƣơng mại đang phát triển ở bƣớc khởi đầu[11], [33].
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, địa hình huyện Phú Lƣơng tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100m đến 400m. Các xã ở vùng Bắc và Tây Bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300m đến 400m, độ dốc phần lớn trên 200; thảm thực vật dầy, tán che phủ cao, phần nhiều lá rừng xanh quanh năm. Các xã ở vùng phía Nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng dƣới 150m. Đây là khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Trong quản lý Nhà nƣớc về đất đai, cơ quan quản lý cần xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sao