Các giai đoạn phát triển của văn học

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 5 pdf (Trang 46 - 47)

1. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV

a) Hoàn cảnh lịch sử − xã hội

HS dựa vào SGK, tóm tắt những đặc điểm chính về hoàn cảnh lịch sử −

xã hội Việt Nam trong giai đoạn này.

Định hớng:

− Dân tộc giành quyền độc lập tự chủ từ phong kiến xâm l−ợc Trung Quốc (chiến thắng Bạch Đằng 938, với triều đại Ngô Quyền).

− Lập nhiều chiến công chiến thắng giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc (chống Tống, Mông − Nguyên).

− Xây dựng đất n−ớc hoà bình vững mạnh; chế độ phong kiến Việt Nam phát triển.

b) Các bộ phận văn học − HS trình bày theo SGK.

GV hỏi: Tại sao nói đến giai đoạn này, văn học Việt Nam tạo ra một b−ớc ngoặt lớn?

Định hớng:

B−ớc ngoặt lớn của văn học Việt Nam:

+ Văn học viết hình thành (văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm).

+ Văn học dân gian tiếp tục song song cùng tồn tại và phát triển. c) Nội dung:

GV hỏi: Nêu tên một số tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu đã học. Chủ đề, âm h−ởng, cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm ấy là gì? Giải thích khái niệm Hào khí Đông A.

Định hớng:

+ Chủ đề yêu n−ớc, âm h−ởng hào hùng, hào khí Đông A (Trần).

+ Các tác phẩm, tác giả tiêu biểu: Thiên đô chiếu (Lí Công Uẩn), Quốc tộ

(Vận n−ớc) của Đỗ Pháp Thuận, Nam quốc sơn hà (Lí Th−ờng Kiệt), Dụ ch− tì t−ớng hịch văn (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh s− (Trần Quang

khải), Thuật hoài (Phạm ngũ Lão), Bạch Đằng giang phú (Tr−ơng Hán Siêu)... d) Nghệ thuật

− Những thành tựu lớn đầu tiên của văn học chữ Hán: văn nghị luận (chiếu, hịch) văn xuôi về lịch sử Đại Việt sử kí (Lê Văn H−u), Việt điện u linh

(Lí Tế Xuyên); thơ của các thiền s− đời Lí, các vua, t−ớng đời Trần,...

2. Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII

a) Hoàn cảnh lịch sử − xã hội

GV định h−ớng nhanh: Chiến thắng giặc Minh, triều Hậu Lê thành lập. Chế độ phong kiến cực thịnh ở cuối thế kỉ XV. Nội chiến (Mạc − Lê, Trịnh −

Nguyễn) chia cắt đất n−ớc (thế kỉ XVI − XVII), nh−ng nhìn chung, tình hình xã hội vẫn ổn định.

b) Các bộ phận văn học

GV trình bày nhanh:

− Hai bộ phận chính của văn học viết: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển đạt nhiều thành tựu.

− Hiện t−ợng văn − sử − triết bất phân nhạt dần bằng sự xuất hiện càng nhiều tác phẩm giàu chất văn ch−ơng, hình t−ợng.

b) Nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV hỏi:

Nội dung chủ đề, cảm hứng của văn học giai đoạn này có gì khác, có gì tiếp tục so với giai đoạn văn học tr−ớc đó? Tại sao?

Nêu tên hai tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất để chứng minh. − HS theo SGK, trả lời.

Định hớng:

+ Chủ đề và cảm hứng, âm h−ởng: tiếp tục phát triển chủ đề yêu n−ớc và cảm hứng hào hùng của giai đoạn tr−ớc trong thơ văn Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.

+− Với các tác phẩm thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn xuôi của Nguyễn Dữ (Truyền kì mạn lục), đã thấy xuất hiện chủ đề phê phán tệ lậu xã hội, suy thoái đạo đức, phản ánh hiện thực xã hội đ−ơng thời.

d) Nghệ thuật

Thành tựu v−ợt bậc của văn chính luận (Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập (có sức mạnh bằng m−ời vạn quân − Phan Huy Chú), văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục)).

Thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi...).

Các khúc ngâm, vịnh, diễn ca lịch sử bằng thơ lục bát và song thất lục bát (Thiên Nam ngữ lục)...

Một phần của tài liệu Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 5 pdf (Trang 46 - 47)