Kết quả chuẩn hóa các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ YÊN SỞ, HUYỆN HOÀI ĐỨC (Trang 48 - 51)

4. Cấu trúc đề tài

3.1.8. Kết quả chuẩn hóa các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do

do BĐKH ở xã Yên Sở

Áp dụng công thức (1), (2) để tính chỉ số của các yếu tố phụ và yếu tố chính đánh giá múc độ tính dễ bị tổn thương sinh kế do BĐKH ở xã Yên Sở.

Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng 3.8. sau đây:

Bảng 3.8. Kết quả chuẩn hóa các chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương sinh kế do BĐKH ở xã Yên Sở Các yếu tố phụ Chỉ số Các yếu tố chính Chỉ số Tỷ lệ phụ thuộc 0,429 Đặc điểm hộ 0,142 Tỷ lệ hộ có chủ hộ thất học 0,1 Tỷ lệ hộ có trẻ em mồ côi 0,04 Tỷ lệ hộ có chủ hộ nữ 0,04

Tỷ lệ hộ không có nguồn thu ổn định 0,12

Chiến lược sinh kế

0,235 Tỷ lệ hộ có sinh kế phụ thuộc tài nguyên có

tính rủi ro

0.34 Tỷ lệ hộ không có đồ dùng sinh hoạt phổ biến

trong gia đình (bằng điện)

0 Tỷ lệ hộ không có khả năng tích lũy 0,04

Tỷ lệ làm thuê 0,66

Số ngày ở bệnh viện kiểm tra/theo dõi sức khỏe

0,01

Sức khỏe

0,063 Phần trăm số hộ có thành viên mắc bệnh kinh

niên

0,12

Tỷ lệ hộ có nhu cầu hỗ trợ/được hỗ trợ dưới bất kì hình thức nào

0,3

Mạng lưới xã hội

0,333 Tỷ lệ hộ không có nhu cầu hỗ trợ từ chính

quyền

0,7 Tỷ lệ hộ không tiếp cận nguồn thông tin 0 Tỷ lệ hộ tường trình có va chạm/xung đột về

nước

0 Nguồn nước 0,333 Tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước tự nhiên 1,0

Tỷ lệ hộ không có nguồn cung ứng nước phù hợp 0 Tỷ lệ số hộ có nợ ngân hàng 0,2 Vốn tài chính 0,60 Tỷ lệ số hộ có tiền gửi ngân hàng 1,0

Tỷ lệ số hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và

BDKH (2017-2019) 0,340 Thảm họa tự

nhiên và biến đổi khí

hậu

0,169 Trung bình số lần xảy ra mưa đá trong vòng 10

năm trở lại đây

0,167

Các kết quả trình bày qua bảng 3.8 cho thấy để đưa đến chỉ số LVI, các yếu tố chính đáng quan tâm là vốn tài chính, chiến lược sinh kế, nguồn nước, thảm họa tự nhiên - biến đổi khí hậu và đặc điểm hộ.

Yếu tố vốn, tài chính có giá trị chỉ số cao nhất ở mức 0,60.

Yếu tố nguồn nước và mạng xã hội có giá trị chỉ số cao thứ hai, đạt 0,333. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các hộ của xã sử dụng nguồn nước ngầm cho phần lớn mọi hoạt động sống. Mặc dù nguồn nước ngầm địa phương chưa được đánh giá về trữ lượng và chất lượng nhưng cũng có thể thấy khả năng cung ứng và chất lượng của nguồn nước này dễ biến động theo mùa nên có khả năng gây ra ảnh hưởng.

Đối với mạng lưới xã hội: Tỷ lệ hộ có nhu cầu hỗ trợ/được hỗ trợ dưới bất kì hình thức nào có chỉ số là 0,3; còn Tỷ lệ hộ không có nhu cầu hỗ trợ từ chính quyền có chỉ số là 0,7. Không có hộ nào không được tiếp cận nguồn thông tin (0).

Yếu tố chiến lược sinh kế có giá trị chỉ số cao thứ ba, tương đương 0,235. Cao nhất là chỉ số tỷ lệ hộ làm thuê (0,66); tỷ lệ hộ có sinh kế phụ thuộc tài nguyên (0,34); chỉ số thời gian thất nghiệp trong năm khá cao 0,25). Điều này là do phần lớn số hộ của không có nguồn thu cố định do làm thuê có tính thời vụ. Giá trị chỉ số của các yếu tố thấp gồm: Tỷ lệ hộ không có nguồn thu ổn định (0,12) và Tỷ lệ hộ không có khả năng tích lũy (0,04).

Yếu tố đặc điểm hộ với giá trị chỉ số 0,142 cũng nên được chú ý. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ người phụ thuộc trên địa bàn xã khá cao, đạt chỉ số 0,429. Thông thường, so với nam giới, những hộ có phụ nữ là chủ hộ có mức độ tổn thương cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ là chủ hộ ở địa phương khá thấp chỉ đạt 0,04 và các thành phần khác của yếu tố đặc điểm hộ chiếm tỷ lệ nhỏ nên mức độ tổn thương do yếu tố đặc điểm hộ không cao.

Yếu tố thảm họa tự nhiên và biến đổi khí hậu tương đối thấp với giá trị chỉ số là 0,169. Trong nghiên cứu về yếu tố thảm họa tự nhiên, giá trị yếu tố này được tính toán dựa trên số liệu thống kê của xã Yên Sở đối với các yếu tố phụ là Tỷ lệ số hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai và BĐKH (2017-2019) là 0,34, Trung bình số lần xảy ra mưa đá trong vòng 10 năm trở lại đây là 0,167. Đây chỉ là những kết quả tính toán dựa trên các số liệu được ghi nhận ở cấp độ địa phương và người dân nên chưa thể đáp ứng theo yêu cầu đánh giá chỉ số tổn thương một cách toàn diện. Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng tuy mức độ tổn thương của do thảm họa tự nhiên và biến đổi khí hậu chưa được thể hiện rõ, nhưng trong tương lai mức độ tác động của biến đổi khí hậu có khả năng ngày càng cao. Do vậy, sinh kế của cộng đồng người dân ở địa phương có khả năng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ YÊN SỞ, HUYỆN HOÀI ĐỨC (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w