Phác đồ kháng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp, bệnh viện bạch mai​ (Trang 29)

- Thay đổi phác đồ kháng sinh: Bệnh nhân được coi là có thay đổi phác đồ kháng sinh khi có sự thêm và/hoặc bớt một hay nhiều hoạt chất vào phác đồ kháng sinh bệnh nhân đang sử dụng vì bất kỳ lý do nào.

- Phác đồ ban đầu và phác đồ thay thế: Phác đồ ban đầu là phác đồ điều trị đầu tiên của bệnh nhân sau khi có chẩn đoán đợt cấp BPTNMT. Phác đồ thay thế là các phác đồ bệnh nhân được sử dụng sau khi có sự thay đổi phác đồ.

- Phân loại các phác đồ kháng sinh: Dựa trên căn nguyên vi khuẩn thường gặp trên bệnh nhân đợt cấp BPTNMT được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu, chúng tôi phân loại phác đồ kháng sinh sử dụng trên bệnh nhân vào một hoặc nhiều loại phác đồ như sau:

+ Phác đồ kháng sinh hướng đến vi khuẩn cộng đồng: là phác đồ chứa ít nhất một

kháng sinh có phổ tác dụng trên vi khuẩn cộng đồng (S. pneumoniae, H. influenzae, M.

catarrhalis và vi khuẩn không điển hình), bao gồm kháng sinh nhóm penicilin phối hợp

với chất ức chế β-lactamase, nhóm cephalosporin (trừ ceftazidim và cefepim), nhóm macrolid, moxifloxacin [7].

+ Phác đồ kháng sinh hướng đến TKMX (Pseudomonas aerigunosa): là phác đồ

chứa ít nhất một trong các kháng sinh có phổ tác dụng trên TKMX, bao gồm:

cephalosporin (ceftazidim, cefepim), carbapenem (imipenem-cilastatin, meropenem,

doripenem), piperacillin-tazobactam, quinolon (ciprofloxacin, levofoxacin),

aminoglycosid, colistin.

+ Phác đồ có bổ sung thêm kháng sinh tác dụng trên tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA): là phác đồ có chứa vancomycin hoặc linezolid.

- Phác đồ kháng sinh được đánh giá phù hợp với kháng sinh đồ khi kết quả kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn còn nhạy cảm với ít nhất một kháng sinh trong phác đồ.

- Tình trạng bệnh được đánh giá là có cải thiện khi trong bệnh án ghi nhận ít nhất một trong các triệu chứng sau cải thiện: sốt, tăng thể tích đờm, tăng lượng đờm mủ, ho và khó thở [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại trung tâm hô hấp, bệnh viện bạch mai​ (Trang 29)