Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 1 ppt (Trang 28 - 30)

4. Thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp

4.4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

quả giải quyết các thủ tục đăng ký thuế, giấy phép cấp dấu.

4.4. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được coi như là giấy khai sinh của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh như được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cũng cần lưu ý thêm rằng, như đã phân tích ở trên trong phần các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đó phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Các điều kiện khác đó có thể phải thỏa mãn trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng để được kinh doanh và trong quá trình kinh doanh ngành, nghề đó, doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định riêng biệt của các văn bản pháp luật đặc thù.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có các nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp 2005, được ghi trên cơ sở các thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh do người thành lập doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp có hiệu lực trong phạm vi toàn quốc. Doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh

doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

Cung cấp thông tin và công bố nội dung đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo nội dung giấy chứng nhận đó cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp có trách nhiệm công bố nội dung đăng ký kinh doanh bằng việc đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:20

- Tên doanh nghiệp

- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có).

- Ngành nghề kinh doanh;

- Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổ phần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;

- Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập;

- Tên và địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp;

- Nơi đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 1 ppt (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)