- độ kiềm 0 00,0 Lượng nước thay - NH3, H2S 0 00,0 - 10 - 20% 20 50,0 - DO 0 00,0 - 20 - 30% 2 38,3 - Độ mặn 30 54,0 - > 30% 26 8,3 - Nhiệt độ 0 00,0 Thiết bị sử dụng - Độ trong 0 00,0 - Máy bơm Hoá chất sử dụng
(dolomite, vôi, zeolite, chlorine, …)
48 100,0 - Quạt nước 0 00,0
Công việc kiểm tra sinh trưởng của đối tượng nuôi được tiến hành rất ít ở các hộ nuôi, họ chỉ kiểm tra hàng ngày và nhận định tốc độ tăng trưởng bằng cảm quan.
Đa phần các hộ nuôi tôm thì thức ăn được kiểm tra hằng ngày bằng sàng ăn ở 42 ao chiếm 92,7%. Đây là công việc cần thiết và được thực hiện tốt ở tất cả các hộ nuôi, thông qua việc kiểm tra thức ăn dư thừa nhằm xem xét mức độ ăn của tôm để điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn hàng ngày đảm bảo sinh trưởng tốt cho tôm, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường nước ao đồng thời tránh được tình trạng lãng phí thức ăn. Các hộ nuôi cá thông thường ít khi kiểm tra cho tới khi gần thu hoạch hơn.
Việc thay và thêm nước trong quá trình nuôi được các hộ nuôi chú ý, đa số các hộ nuôi có ao đáy là bùn cát hoặc cát bùn nên nước trong ao thường xuyên bị cạn dần vì thế các hộ nuôi thường quan tâm đến việc thay hoặc thêm nước, tần suất thay nước không được quy định mà người nuôi tôm chỉ thay nước trong ao khi có con nước tốt, và nó còn phụ thuộc vào chất lượng nước trong ao như thế nào để quyết định thay hay cấp thêm nước. Đa số các hộ nuôi do quản lý ao không tốt nên chất lượng nước trong ao thường xấu, chính vì vậy mà họ thường xuyên phải quan sát nước bên trong và bên ngoài ao để cấp thêm nước tránh tình trạng vật nuôi bị ngột.Vì đa số là nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến mật độ thấp nên phần lớn các hộ không sử dụng quạt nước để tăng cường lượng oxy hoà tan trong ao, mà họ chỉ dùng máy bơm cấp thêm nước vào mỗi khi đối tượng nuôi bị ngột và bị đóng rêu. Máy bơm cũng được sử dụng ở 100% hộ nuôi để bơm nước vào ao. Các hộ nuôi ở đây rất ít khi và cũng rất ít hộ biết phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường, chiếm khoảng 96,4%. Cho nên hầu như các hộ nuôi không trang bị máy đo độ mặn, máy đo pH hoặc bộ Test để kiểm tra các yếu tố trên, mặc dù đối với nuôi tôm thì yếu tố môi trường đóng vai trò rất quan trọng.
Các hoá chất được một số hộ nuôi sử dụng trong quản lý ao là Dolomite, Canxi, Mật đường, Zeolite, vôi nông nghiệp, BKC, CKC… đây là những chất thông thường được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản rất ít gây hại cho môi trường nếu như sử dụng hợp lý và đúng liều lượng.
Như vậy cho thấy người dân ở đây chỉ nuôi theo kinh nghiệm nhiều năm của họ chứ không theo một quy trình kỹ thuật nhất định nào, đó sẽ là một phần nan giải trong công tác xây dựng và phát triển nghề nuôi trông thủy hải sản.
4.2.9 Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trị: Bảng 3.10 : Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trị Hạng mục Số hộ Tỷ lệ (%) Hạng mục Số hộ Tỷ lệ (%) Bệnh phổ biến Kiểm dịch định kỳ 0 0,0 - Taura (đỏ thân) 10 20,83 Kiểm dịch hàng tháng 0 0,0 - Đốm trắng 41 85,42 Dùng kháng sinh trị
bệnh
- MBV 1 2,08 - Kazeolite 3 6,25 - Phân trắng 1 2,08 - Chlorine 20 41,67 - Đen mang 13 27,09 - Dolomite 10 20,83 - Vàng mang 17 35,42 - Vôi 4 8,33 - Đầu vàng 12 25,0 - Super canxi 5 10,42 - Đóng rêu 15 31,25 - Iodine 1 2,08 - Xuất huyết (ở cá
trắm cỏ ) 1 2,08 - Không 2 4,17
- Nấm 6 12,5 - Muối 6 12,5
- Rận cá 6 12,5 - KMnO4 5 10,42 Địch hại phổ biến - Kháng sinh khác 1 2,08 - Chim 7 14,58 Hậu quả do địch hại
- Còng 12 25,0 - Lớn 1 2,08
- Ốc 6 12,5 - Không đáng kể 17 35,42 - Chuột 1 2,08 Cơ quan chức năng
giám sát dập dịch
- Cua 5 10,42 - Có 0 0,0
- Cá bống 1 2,08 - Không 23 100,0
Qua điều tra người dân ở đây cho biết, sau khi thả giống một thời gian thì tôm mới bắt đầu xuất hiện bệnh. Và mức độ xuất hiện bệnh là khá nhiều. Đó là một phần do tập quán sản xuất lạc hậu, tự phát trước đây làm môi trường ô nhiễm và dịch bệnh xuất hiện ngày càng tăng. Các bệnh thường gặp ở nuôi tôm là: đen mang, vàng mang, đỏ thân, đốm trắng, đầu vàng, đóng rêu…Số liệu điều tra cho thấy có 10/48 hộ nuôi đã gặp dịch bệnh đỏ thân và 41/48 hộ đã bị dịch đốm trắng. Tôm sú là đối tượng mẫn cảm nhất đối với bệnh đốm trắng vì vậy khi dịch bệnh xảy ra nếu người nuôi không tiến hành tiêu huỷ ao đúng phương pháp và thời gian quy định thì nguy cơ lây lan trong toàn vùng là không thể tránh khỏi. Cho đến nay thì dịch bệnh này mới đã xuất hiện tại vùng nuôi ở xã Lộc Điền và đã làm thua lỗ cho nhiều hộ nuôi ở đây.
Bảng 3.11 Mùa vụ xuất hiện bệnh
Thời gian xuất hiện bệnh
Tháng thứ Số hộ Tỷ lệ(%) 1 6 10.9 1.5 16 29.1 2 15 27.3 2.5 1 1.8 3 8 14.5 4 1 1.8 Mức độ thường gặp Ít 8 14.5 Thường xuyên 22 40.0 Nhiều 20 36.4
Một điều đáng mừng ở đây là khi dịch bệnh xảy ra đã có sự giám sát, quản lý của chính quyền nhân dân hai xã, từ đó hai bên cùng nhau phối hợp dập dịch, bảo đảm an toàn không xảy mầm bệnh ra môi trường chung, ảnh hưởng đến toàn vùng nuôi. Ngoài ra công tác tiêu huỷ ao ở đây ban quản lý của cả hai xã Lộc Điền và Lộc An còn vận động bà con tiến hành xử lý môi
trường xung quanh để tiêu diệt triệt để mầm bệnh, nâng cao ý thức tự giác cho người nuôi phải có trách nhiệm hơn cho toàn vùng nuôi chung khi có dịch bệnh xảy ra, cần phải báo cáo cho cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương để tiêu huỷ và đảm bảo sự an toàn cho các vùng nuôi tôm xung quanh hạn chế thấp nhất mức độ lây nhiễm.Tuy nhiên về điều kiện kinh phí để thực hiện việc này thì hiện nay ban quản lý của xã Lộc Điền và Lộc An vẫn chưa đủ để thực hiện. Đây là khó khăn cơ bản khi tiến hành xây dựng các vùng nuôi an toàn, bền vững. Riêng nuôi cá nước ngọt thì tình trạng dịch bệnh không xảy ra nhiều và nguy hiểm như nuôi tôm, chỉ có 2,08% tức 1 hộ xảy ra tình trạng cá chết do mắc phải bệnh xuất huyết là không chữa được còn lại tất cả các hộ nuôi cá chỉ gặp phải các bệnh như rận cá, nấm…đều có thể chữa được và không ảnh hưởng tới năng suất vụ nuôi. Như vậy cho thấy rằng nuôi cá nước ngọt tuy không đem lại lợi nhuận cao nhưng mức rủi ro ít hơn nhiều so với nuôi tôm.
4.2.10. Thu hoạch sản phẩm.
4.2.10.1 Năng suất thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 3.12 : Năng suất thu hoạch năm 2009.
Năng suất (kg/sào) Số hộ Tỷ lệ (%) Vụ 1 0-250 24 43.6 251-500 8 14.6 501-1000 12 21.8 1001-2600 8 14.6 Vụ 2 0-250 12 21.8 251-500 2 3.6 501-1000 6 10.8 1001-2000 5 9.0
Các hộ điều tra cho biết đối với tôm thời gian nuôi kéo dài từ 90-110 ngày tuổi tuỳ thuộc vào việc quản lý chăm sóc và hình thức nuôi của mỗi hộ. Thời gian thu hoạch tôm nuôi vụ thứ nhất vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 (dương lịch)
và vụ 2 vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9. Tất cả các hộ đều thu hoạch bằng xiết bình thường hoặc xiết điện sau đó tháo cạn để bán cho thương lái các chợ hay bán cho đông lạnh, qua điều tra thì tỷ lệ thu bán cho thương lái nhỏ để tiêu thụ ở các chợ là chủ yếu. Hiện nay nhu cầu của thị trường nội địa đối với tôm sú được đánh giá là không lớn do sự cạnh tranh của tôm thẻ chân trắng và các loài tôm khác.
Đối với nuôi cá thì thông thường người ta nuôi trong khoảng 5-6 tháng nuôi, năng suất thường vào khoảng 0,25- 0,3 tấn/ha. Sau khi thu hoạch 100% các hộ nuôi cá ở đây cho biết họ chỉ bán trực tiếp cho các lái buôn rồi đưa ra chợ bán trực tiếp cho người dân, một phần khi không có người mua thì người ta phải đánh tỉa bắt dần và bán lẽ nhiều ngày ở chợ.Vì thế qua đây ta thấy thị trường tiêu thụ đối với cá nước ngọt đang còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn cho người dân. Việc cần thiết để phát triển thủy sản nước ngọt ở đây là phải tăng cường các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và tìm đầu ra của thị trường cho người dân.
4.2.10.2. Hoạch toán kinh tế.
Hoạch toán kinh tế chung cho 48 hộ nuôi của hai xã Lộc Điền và Lộc An trong năm 2009 vừa qua :
Bảng 3.13 : Hoạch toán kinh tế.
Lợi nhuận (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ(%) Vụ 1 Lỗ 1-5 2 4,17 Lỗ >5-10 2 4,17 Lỗ >10-20 2 4,17 Lỗ >20-30 1 2,08 Lỗ >30 1 2,08 Hoà vốn 4 8,34 Lãi 2-10 15 31,25 Lãi >10-20 10 20,83 Lãi >20-30 8 16,67 Lãi >30 3 6,25 Vụ 2 Lỗ 0.5-5 8 16,67 Lỗ >5-10 3 6,25 Lỗ >10-20 3 6,25 Lỗ >20-30 1 2,08 - >30 1 2,08 Hoà vốn 8 16,67 Lãi 2-10 17 35,42 Lãi >10-20 3 6,25
Lợi nhuận (triệu đồng) Số hộ Tỷ lệ(%) Lãi >20-30 2 4,17
Lãi >30 2 4,17
Như vậy, những năm gần đây do khả năng quản lý tốt, kỹ thuật trong sản xuất được áp dụng nhiều nên nhiều hộ nuôi đã có lợi nhuận.Trong khi đó một số hộ chưa chăm sóc quản lý và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất không cao dẫn tới làm ăn lỗ vốn, một số hộ nằm trong vùng dịch bệnh cũng chịu tình trạng tương tự. Chính vì thế mà công tác quản lý ao nuôi cần được chú trọng hơn, con giống cần được lựa chọn kỹ càng hơn. Người dân cần biết nhiều hơn các quy trình kỹ thuật nuôi để quản lý ao nuôi tốt hơn, đồng thời cần xác định các yếu tố môi trường và trong ao nuôi một cách kỹ càng khi lấy nước và thải nước, để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lay lan ra môi trường ảnh hưởng đến lần nuôi sau.
4.2.10.3. Hiệu quả kinh tế.
Điều tra 48 hộ làm kinh tế thủy sản của cả hai xã Lộc Điền và Lộc An đã cho thấy tính hiệu quả kinh tế những năm sau luôn cao hơn những năm trước, được thể hiện một cách rõ nét như sau :
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế so với các năm trước.
Hiệu quả Số hộ Tỷ lệ (%) Vụ 1 Thấp hơn 3 6,25 Bằng 10 20,83 Cao hơn 35 72,92 Vụ 2 Thấp hơn 5 10,42 Bằng 21 43,75 Cao hơn 22 45,83
Đạt được thành công đó là do việc áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển, đồng thời việc đầu tư coi trọng thức ăn nhân tạo cho đối tượng nuôi cả ngọt lẫn mặn, chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, đầu tư phát triển nhiều hơn cho viêc nuôi, quản lý tốt việc chăm sóc xử lý kỹ thuật cho nên năng suất sản lượng những vụ vừa qua ở hai xã Lộc Điền và Lộc An liên tục tăng cho lợi nhuận cao. Chỉ có riêng những hộ nuôi tôm do không xử lý đúng quy trình kỹ thuật đã dẫn tới ao nuôi bị bệnh nguồn nước ô nhiễm làm tôm bị chết vì thế lỗ vốn. Chính vì thế mà công tác tập huấn kĩ thuật nuôi và quản lý trại nuôi một cách thực tế, rõ ràng là vần đề không thể thiếu cần được quan tâm nhiều hơn. Riêng những hộ nuôi cá lồng và nuôi ao ở cá nước ngọt năng suất vẫn đạt kết qua lợi nhuận như những năm trước không có hộ nào nuôi bị lỗ vốn tuy nhiên lợi nhuận không cao chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy rằng nuôi cá nước ngọt tuy không đưa lại lợi nhuận cao nhưng lại cho thấy sự ổn định và khả năng trong việc phát triển xóa đói giảm nghèo, tạo công việc thêm thu nhập cho các hộ gia đình.
PHẦN NĂM : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ