Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 33 - 37)

a. Các nhân tố thuộc bên nhận tài trợ

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay nguồn vốn ODA xét từ góc độ quốc gia nhận tài trợ, bao gồm các số nhân tố cơ bản sau:

- Thể chế chính trị: thể chế chính trị trong nước thay đổi sẽ làm cho hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA bị ảnh hưởng theo do các mối quan hệ vay mượn về ODA giữa các bên thay đổi, dẫn đến số lượng ODA, cơ cấu ODA... cũng thay đổi theo.

- Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô: nếu các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại, chính sách đầu tư... ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của quốc gia đó, và ngược lại.

- Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến quá trình điều chỉnh luồng vốn ODA: hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật càng ổn định, ít thay đổi, phù hợp với thông lệ quốc tế, có hiệu lực thi hành cao ... sẽ càng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, và ngược lại.

- Năng lực và trình độ quản lý nguồn vốn ODA của các cấp: nếu năng lực quản lý của các cấp được nâng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, ngược lại, sẽ làm cản trở và giảm hiệu quả sử dụng nếu năng lực quản lý yếu kém, bất cập.

- Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành nguồn vốn ODA: nếu mô hình tổ chức, quản trị điều hành các chương trình, dự án ODA từ cấp Trung ương xuống địa phương hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và thông lệ quốc tế thì nó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA và ngược lại.

b. Các nhân tố thuộc bên phía nhà tài trợ

Việc cung cấp ODA của những nước giàu dành cho những nước nghèo đều đi kèm với những điều kiện ràng buộc về mặt kinh tế và chính trị nhất định nào đó, do đó hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cũng chịu sự tác động và chi phối của các nhân tố kinh tế và chính trị từ phía các nhà tài trợ, cụ thể:

- Chiến lược cung cấp ODA trong từng thời kỳ của các nước thay đổi: nếu chiến lược cung cấp ODA của các nước thay đổi nhằm mục đích mở rộng hoặc thu hẹp các lợi ích về kinh tế và chính trị thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu cũng như hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của quốc gia tiếp nhận tài trợ. Do quốc gia tiếp nhận tài trợ phải thay đổi các cơ chế chính sách quản lý cũng như thay đổi cơ cấu nguồn vốn ODA theo các chiến lược, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các NHTM – là đơn vị được uỷ thác quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.

- Ngân sách hàng năm mà Chính phủ các nước tài trợ dành cho các nước nghèo thông qua con đường ODA thay đổi: nếu ngân sách dành cho ODA tăng lên hoặc giảm xuống thì nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn ODA của quốc gia đó, vì số vốn ODA bị thay đổi, danh mục các chương trình, dự án dự kiến tài trợ bằng nguồn ODA cũng thay đổi, dẫn đến chính sách sử dụng cũng thay đổi theo và chịu ảnh hưởng trực tiếp là các NHTM - tổ chức thay mặt chính phủ quản lý và cho vay lại các dự án.

- Mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa nước tài trợ và nước tiếp nhận viện trợ thay đổi cũng ngay lập tức làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Bởi vì các mối quan hệ này thay đổi sẽ kéo theo hàng loạt thay đổi khác trong các hoạt động tài trợ ODA.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra những lý luận tổng quan về NHTM, vốn tín dụng quốc tế, mô hình quản lý và sử dụng vốn tín dụng quốc tế phổ biến trên thế giới, trong đó có mô hình tín dụng bán buôn. Hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA là một hoạt động đặc thù của một số tổ chức tín dụng. Nó có những đặc điểm riêng, nhân tố ảnh hưởng riêng. Vì những lợi ích mà hoạt động này đem lại nên việc nghiên cứu và xem xét phát triển mở rộng hoạt động này là điều rất cần thiết. Mỗi nước đều có chiến lược quản lý nguồn vốn vay nước ngoài khác nhau song đều nhằm mục tiêu lớn nhất là sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất để tiếp tục phát triển nền kinh tế thông qua nguồn vốn ODA đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ không gây áp lực lên ngân sách. Một số kinh nghiệm đã được các nhà tài trợ tổng kết đối với hoạt động tín dụng quốc tế như sau:

Thứ nhất, nước nhận đầu tư cần phải có một quy trình đánh giá các dự án đề xuất vay nguồn vốn vay nước ngoài chi tiết. Việc đánh giá đầu tư dự án càng đầy đủ, kịp thời, càng làm dòng vốn nước ngoài được thực hiện hợp lý và hiệu quả.

Thứ hai, cần có sự tập trung hóa và điều phối quản lý các nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ nước nhận đầu tư. Nếu chức năng của các cơ quan quản lý còn chồng chéo, chưa tập trung vào một đầu mối quản lý, dẫn đến việc điều phối chung trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn này không thực sự phát huy hiệu quả.

Thứ ba, sử dụng vốn ODA đúng mục đích: tùy thuộc vào điều kiện và tính cấp thiết của từng dự án trong mỗi giai đoạn mà sử dụng nguồn vốn cho hiệu quả. Vốn viện trợ không hoàn lại ưu tiên vào các dự án không có nguồn thu như: đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏa, bảo vệ môi trường. Vốn vay ưu đãi đầu tư vào các dự án có vốn đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, không hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước như: công trình giao thông, thủy điện.

Thứ tƣ, cần phải chú trọng công tác kiểm toán và đánh giá sau dự án, để có thể rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.

Thứ năm, trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại NHTM có hai mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình tín dụng bán lẻ và mô hình tín dụng bán buôn. Đặc điểm chung của hai mô hình trên là nguồn vốn vay từ nhà tài trợ đều chịu sự kiểm soát và quản lý của Chính phủ và nhà tài trợ. Sự khác biệt là cách thức phân phối nguồn vốn vay đến người vay cuối cùng. Tuy vậy, trong cả 2 mô hình, các NHTM đều đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện triển khai nguồn vốn.

Với mô hình bán buôn, ưu điểm nổi bật nhất của mô hình này là giúp phân tán rủi ro, đa dạng hóa người hưởng lợi từ dự án, khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở khu vực nông thôn, đảm bảo khả năng trả nợ nhà tài trợ của Chính phủ.

Qua đó có thể thấy tầm quan trọng trong việc phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại các NHTM Việt Nam, làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại Chi nhánh Sở Giao dịch 3 – BIDV ở Chương 3.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Để phục vụ mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp và quy trình nghiên cứu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ cho vay nguồn vốn tín dụng quốc tế tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)