1.2.3.1. Quản lý hoạt động huy động vốn thực chất là quản lý nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực liên quan tới con người và những nhân tố xác định mối quan hệ giữa con người với tổ chức sự dụng con người đó. Tại một thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động của nó, một tổ chức có thể cần ít hoặc nhiều nhân lực tuỳ thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong tổ chức.
Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có những nhân lực có kỹ năng, được sắp xếp vào những vị trí phù hợp theo đòi hỏi công việc trong tổ chức. Trong NHTM việc quản lý nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức to lớn nhất là đối với hoạt động huy động vốn, muốn quản lý hoạt động huy động vốn tốt cần phải quản lý con người. Trước nhất là quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức, nắm bắt được tình hình của thị trường, của các ngân hàng cạnh tranh để đưa ra các quyết định đúng đắn mang tính ngắn hạn và chiến lược cho từng giai đoạn
1.2.3.2. Quản lý hoạt động huy động vốn thực chất là quản lý marketing
Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng. Marketing ngân hàng thuộc nhóm Marketing kinh doanh, là lĩnh vực đặc biệt của ngành dịch vụ. Có thể hiểu: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận”
Marketing là làm thích ứng sản phẩm của ngân hàng với mọi nhu cầu thị trường. Vai trò này nói lên marketing không làm công việc của nhà kỹ thuật, nhà sản xuất nhưng nó chỉ ra cho các bộ phận kỹ thuật và sản xuất cần phản sản xuất cái gì? sản suất cho ai? sản xuất như thế nào? sản xuất ra khối lượng bao nhiêu và đưa ra thị trường khi nào.
Quá trình quản lý marketing bao gồm:
Phân tích khả năng của thị trường
Thiết kế hệ thống marketing – mix
Thực hiện các biện pháp marketing
1.2.3.3. Quản lý hoạt động huy động vốn thực chất là quản lý chất lượng
Các chủ thể quản lý trong sứ mệnh và tiến trình quản lý của mình đều mong muốn đạt được kết quả cao nhất trong khả năng cho phép nhằm hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Để đạt được mong muốn này, chủ thể quản lý phải có cách quản lý đúng, phải tạo ra được các sản phẩm quản lý tốt. Đó là cách quản lý luôn luôn biết tìm ra các vấn đề và cách xử lý chúng, cái mà người ta gọi trong quản lý ngày nay là quản lý chất lượng.
Thực chất của hoạt động quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động của chức năng quản lý như hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý. Nói một cách khác quản lý chất lượng chính là chất lượng của công tác quản lý. Chỉ khi nào toàn bộ những yếu tố về kinh tế, xã hội, công nghệ và tổ chức của hệ thống được xem xét đầy đủ trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau mới có cơ sở để nói rằng chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo.
Quản lý chất lượng trong hoạt động huy động vốn của NHTM thực chất cũng là quản lý việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát, điều chỉnh và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý tham gia trong tổ chức thực hiện công tác huy động vốn cho NHTM.
Để có thể đánh giá được hiệu quả của công tác huy động vốn cũng như có những phương án hiệu quả thu hút được nguồn vốn đòi hỏi nhà quản lý hoạt động huy động vốn cần phải đặt ra các bước đi cụ thể của quá trình huy động vốn. Việc xây dựng nên các bước đi cụ thể thuận lợi cho việc quản lý hoạt động huy động vốn, ta có thể biết được hiện tại đang ở khâu nào, bước
nào để từ đó xây dựng các chiến lược nhân sự, marketing cũng như các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp. Quy trình huy động vốn có thể tóm lược gồm 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch về nguồn vốn huy động Bước 2: Tổ chức hình thức cơ cấu thực thi kế hoạch Bước 3: Chỉ đạo hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng Bước 4: Kiểm tra kiểm soát
1.2.3.4. Quản hoạt động huy động vốn thực chất là quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ huy động vốn.
Đối với một doanh nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc khá lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này. Nhiệm vụ của quản lý sản xuất là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi các đầu vào thành các đầu ra sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn đầu tư ban đầu. Gía trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Gía trị gia tăng là nguồn gốc tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả như: chủ sở hữu, cán bộ quản lý, những người lao động và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất có hiệu quả là yêu cầu thiết yếu đối với quản lý một tổ chức.
Mục tiêu tổng quát của quản lý sản xuất là đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất.
Đối với NHTM thì sản xuất ở đây chính là sản xuất ra các dịch vụ khách hàng để huy động nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất, thoả mãn nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ đó. Muốn quản lý hoạt động huy động vốn tốt thì
nhất thiết phải quản lý chất lượng của các dịch vụ, của các sản phẩm dịch vụ để huy động vốn như: huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán, huy động vốn thông qua tiền gửi tiết kiệm, huy động vốn thông qua các chứng chỉ tiền gửi, huy động vốn thông qua tiền gửi đặc biệt khác. Từ đó xác định lãi suất của từng hình thức huy động, lợi nhuận của từng phía: ngân hàng và khách hàng, xác định hiệu quả thực hiện…chính là thực hiện quản lý chất lượng cho sản phẩm là dịch vụ trong huy động vốn của NHTM
Huy động vốn là một trong những hoạt động hết sức đặc thù của ngân hàng thương mại, chính đặc thù này đã giúp cho các NHTM có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Do vậy, muốn tăng trưởng phải đầu tư, muốn có vốn đầu tư phải có tiết kiệm, trong đó huy động vốn tiết kiệm trong dân là hết sức quan trọng, là nhiệm vụ của NHTM hiện nay
Việc thực hiện quản lý hoạt động huy động vốn cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Quản lý hoạt động huy động vốn phải đồng bộ từ trên xuống dưới
Đồng nhất thực hiện, thống nhất công tác chỉ đạo, chương trình hành động
Đảm bảo lợi ích của người lao động, lợi ích của nhà nước và lợi ích của xã hội
Đảm bảo phát triển bền vững của ngân hàng
Đảm bảo lợi ích giữa các bên: ngân hàng và khách hàng
Đảm bảo chất lượng dịch vụ
Đảm bảo an toàn tiền gửi
Đảm bảo uy tín ngân hàng