Giọng ñờ i thườn g luận ñ àm

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH NHÀN đàm của HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Trang 87 - 89)

Cĩ thể nĩi, giọng đời thường - luận đàm là yếu tố nghệ thuật đặc trưng, bản sắc của các tác phẩm nhàn đàm. Nĩ gắn liền với tính thời sự khách quan của báo chí cùng tinh thần dân chủ trong thời đại mới cho phép nhà văn cĩ thể tự do nĩi lên chính kiến của mình. Khác với các cây bút khác, ở Hồng Phủ Ngọc Tường, chất giọng đời thường giản dị, gần gũi cùng chất luận đàm khơng hề gay gắt, ồn ào mà cứ nhẩn nha, từ tốn bàn hết chuyện này sang việc khác. Trước sự kiện nhân bản vơ tính cừu Dolly được xem là phát minh vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nhà văn nghiêm túc viết:

Khơng thể nào “phục chế” một con người về mặt triết học, vâng, một con người với tâm thức và tâm linh, ký ức và dự phĩng, nghiệp quả và tự do, nĩi chung, với tất cả những gì mà hiện tượng luận Heidegger gọi là “lịch sử tính” (historicité) của mỗi con người. Một

con người, hiểu một cách nghiêm chỉnh, là một hiện tượng chỉ xảy ra một lần trong lịch sử của vũ trị, khơng tái diễn và tất nhiên khơng thể nhân bản [62, tr.65].

Cách lập luận chặt chẽ nhưng khơng hề áp đặt mà từ tốn, phân tích với các luận cứ khoa học, triết học xã hội đã tạo nên tính rắn rỏi nhưng thuyết phục người đọc.

Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho giọng điệu này là nhà văn thường bàn về những vấn đề gây cảm hứng bất ngờ. Với cái nhìn của một nhà văn uyên thâm, đầy bản lĩnh văn hĩa của một con người đạt đạo, Hồng Phủ Ngọc Tường đã luận đàm một vấn đề hồn tồn mới mẻ: Người ham chơi. Chất giọng đời thường - luận đàm một lần nữa đã phát huy hiệu quả, mang đầy sức thuyết phục khi ơng bàn:

Chúng ta đã cĩ nghìn cuốn sách để dạy cho thế hệ sau biết tổ tiên ơng bà đánh giặc như thế nào, chống thiên tai như thế nào, đã đồn kết, hy sinh hiếu trung chung thủy như thế nào…Tồn những vấn đề trọng đại thuộc lĩnh vực làm của đời người. Thế nhưng, cĩ vấn đề trọng đại khác trước nay vẫn bị coi thường; ấy là thử xem các cụ chúng ta ngày xưa CHƠI như thế nào [62, tr.14].

và ơng chỉ ra rằng: ham chơi là cách sống đạt đạo của con người đã thấy từ lâu trong bản chất phù du của thế giới, hiểu rõ rằng những giá trị cĩ khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc của con người” [62, tr.14]. Theo ơng, ham chơi là bản lĩnh, cốt cách của con người để khơng phải sa vào vịng danh lợi, những bon chen tầm thường của cuộc đời. Tay chơi Nguyễn Cơng Trứ là minh chứng thuyết phục cho luận cứ đĩ của nhà văn. Cịn người ham chơi này nay? “Người ham chơi cũng Làm, cũng biết thơng thái mọi điều nhưng gã là một tay giang hồ khí cốt, nhìn đời như một vườn hoan lạc, nơi đĩ gã sa đà theo những cuộc vui với một tâm thức cĩc cần nhẹ nhõm [62, tr.118].

Bàn về những tay chơi như Trịnh Cơng Sơn, Điềm Phùng Thị, Lâm Triết, Phùng Quán, nhà văn pha trong giọng đời thường - luận đàm của mình một chút hĩm hỉnh, đủ duyên dáng để khái quát được những tay chơi đĩ đã làm, đã chơi và đã hữu ích cho đời như thế nào. Điều này đối lập với khi bàn về các vấn đề thuộc về lịch sử, giọng đời thường - luận đàm của nhà văn trở nên dè dặt, thận trọng:

Nguyên nhân theo tơi, là do sự đánh giá khơng cơng bằng, thiếu khoa học về vấn đề “cơng và tội” trước lịch sử của vương triều Nguyễn trước đây, từ đĩ sinh ra định kiến ghét bỏ đối với nhà Nguyễn, kể cả trong chính sách hành xử một thời đối với các di tích Nguyễn ở Huế và sau này trở thành “di sản thế giới”. Việc định luận cơng tội đối với nhà Nguyễn là vấn đề đại sự của viện hàn lâm, khơng phải chuyện lẻ tẻ để bàn ở đây. Riêng cái tội đầu hàng, để mất nước thì tơi nghĩ cĩ “hơi oan” cho một vài người đã khuất [63, tr.95].

Sự linh hoạt, mới lạ của chất giọng đời thường - luận đàm vừa bảo đảm tính dân chủ của chủ thể, vừa thu hút được người đọc cùng tham gia suy ngẫm đã khiến nhàn đàm trở thành thể loại năng động đặc biệt trong đời sống văn học hiện đại.

Một phần của tài liệu PHONG CÁCH NHÀN đàm của HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)