6. Cấu trúc luận văn
3.3.4. Với doanh nghiệp du lịch:
- Đầu tư nâng cấp sản phẩm du lịch và phát triển các tuyến du lịch lễ hội mới để thu hút khách, mở rộng quan hệ liên kết với các doanh nghiệp mạnh trong và ngoài nước để khai thác các nguồn khách về địa phương.
- Xây dựng quan hệ tốt với Ban quản lý và cộng đồng sở tại; hình ảnh và điểm đến đẹp về Lễ hội Bắc Ninh trong du khách trong và ngoài nước.
- Cập nhật các thông tin cụ thể về lễ hội thường niên.
- Tăng cường hơn các hoạt động quảng cáo, Pr về hình ảnh lễ hội Bắc Ninh theo đặc thù năm hay lễ hội từ trước các thời điểm “thời vụ lễ hội Bắc Ninh”…
- Luôn hướng sự phát triển du lịch, khai thác sự phát triển của du lịch lễ hội dựa trên nguyên tắc thỏa mãn, kết hợp 4 đối tượng tham gia vào du lịch bền vững là: Doanh nghiệp- Ban quản lý (chính quyền địa phương)- Khách du lịch- Tài nguyên tốt…
21
KẾT LUẬN
1. Định hướng của đề tài là tiếp cận du lịch từ ngả đường bảo tồn và phát triển di sản văn hóa. Lấy một phần tư liệu văn hóa ở một quy mô hẹp là lễ hội làm chất bột, chúng tôi cố gắng gột nên hồ là đề tài « Bảo tồn
và Phát huy các giá trị văn hóa của các lễ hội ở Bắc Ninh phục vụ phát triển Du lịch». Ở đây, lễ hội không được tiếp cận như một hiện tượng văn
hóa đơn thuần mà được dùng như những công cụ, những hiện tượng ý thức để quy chiếu và xem xét dưới góc nhìn du lịch học. Đối tượng được nghiên cứu ở đây là một địa phương rất đặc sắc của châu thổ Bắc Bộ cổ truyền.
2. Dù còn hạn chế về nhiều mặt, chúng tôi luôn cố gắng tiếp cận đề tài theo phương pháp liên ngành, từ các ngả đường tâm lý học, xã hội học, sử học, nhân học văn hóa, và chủ yếu là du lịch học…
3. Việc nghiên cứu những khái niệm về du lịch và vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị của lễ hội phục vụ phát triển du lịch, đã và đang là vấn đề nóng hổi của giới truyền thông và các thế hệ nghiên cứu, quan tâm. Điều đó góp phần làm phong phú cho kho tàng lý luận về du lịch.
4. Bên cạnh đó, trong mục tiêu hướng đích chỉ ra các tài nguyên văn hóa của lễ hội phục vụ cho phát triển du lịch chúng ta cũng thấy có nhiều kinh nghiệm của một số địa phương khác hay quốc gia khác đã thực hiện thành công có thể định hướng cho Bắc Ninh…Tất nhiên, mỗi một lễ hội có tài nguyên lễ hội được bảo tồn sẽ có những yếu tố khác biệt nhất định khi đặt nó trong sự ứng dụng cho việc bảo tồn lễ hội trên quê hương quan họ Kinh Bắc, nhưng sự tham khảo này cũng có giá trị khoa học và thực tiễn nhất định trong thực hiện và cụ thể hơn khi ứng dụng và lồng ghép cho lễ hội Bắc Ninh.
5. Tất cả những nội dung tiêu biểu dễ tìm, dễ thấy trong lễ hội Bắc Ninh cho ta một bức tranh tiêu biểu, đầy màu sắc để khẳng định, nơi đây không chỉ là một trong những vùng văn hóa tiêu biểu truyền thống của Bắc Bộ mà còn là một trong những vùng văn hóa có bảo tồn các giá trị của lễ hội hết sức đặc sắc, cuốn hút và dường như cũng rất có duyên, có tố chất
22
trong việc đưa vào tập trung khai thác và bảo tồn như một trong những tài nguyên chính của ngành du lịch Việt Nam. Điều đó đã được nhiều phương tiện truyền thông, Đảng và Nhà nước, cùng nhiều nhà nghiên cứu có liên quan đến Kinh Bắc xưa thừa nhận qua bài viết báo cáo, hay công trình khoa học liên quan và làm nền tảng. Cũng từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Văn Hóa Thể thao Du lịch ngày nay, Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Bắc Ninh- các cơ quan hữu quản đó mà một số vấn đề có liên quan để phát triển du lịch về cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng đã được cơ bản kiến lập hoặc đang được sửa chữa để bảo tồn hay đầu tư cho tài nguyên văn hóa của Bắc Ninh nói chung và tài nguyên lễ hội Bắc Ninh của ngành du lịch nói riêng… Những yếu tố đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để Ngành du lịch có thể dang tay và thỏa sức hoạch định, nghiên cứu để phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh như một trong những thế mạnh của ngành….
6. Nhằm phát triển du lịch lễ hội Bắc Ninh một cách chuyên nghiệp còn tồn tại một số vấn đề bất cập nguy hại mà nếu ‘cứ để vậy’ không bảo tồn kịp có thể dẫn tới sự hao tổn về tài nguyên văn hóa lễ hội… Nhưng về cơ bản, tác giả vẫn có một niềm tin lạc quan rằng, khi tài nguyên du lịch lễ hội được quan tâm hơn nữa, được đề xuất và đầu tư, điều chỉnh một cách kiên quyết cho định hướng phát triển du lịch Bắc Ninh hơn nữa thì vấn đề phát triển du lịch lễ hội bền vững ở Bắc Ninh là việc hoàn toàn có thể làm được.
7. Tính chân thực và cập nhật về thông tin hợp pháp nhiều chiều của các giải pháp đồng bộ phát triển du lịch Bắc Ninh được coi là phương tiện trung gian hữu ích phục vụ tốt cho quản lý du lịch. Đó là mục tiêu, động lực sâu sắc tạo thương hiệu do trấn Kinh Bắc có diện mạo mới ở thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Sự hữu cơ và tương tác qua lại giữa lễ hội và phát triển du lịch tại Bắc Ninh là không thể tách rời. Bởi đầu tư và thực hiện tốt gần 50 lễ hội quan trọng của Bắc Ninh cũng chính là cú hích rất
23
đáng kể với sự phát triển của du lịch nói riêng, phát triển kinh tế nói chung cho vùng đất rất đặc trưng này của Bắc Bộ
Di sản văn hóa nói chung, lễ hội nói riêng là nguồn sáng tạo. Sự sáng tạo dẫn tới cội nguồn của truyền thống văn hóa nhưng chỉ phồn thịnh khi tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Vì lý do đó, lễ hội phải được giữ gìn, đề cao và chuyển giao cho các thế hệ tương lai như là bằng chứng cho kinh nghiệm và khát vọng của con người để khuyến khích sáng tạo trong tất cả sự đa dạng của nó và truyền đi một cuộc đối thoại chân chính giữa các nền văn hóa. Bởi vậy, việc nghiên cứu khai thác và phát huy các giá trị của lễ hội ở Bắc Ninh để phục vụ du lịch cho xứ Kinh Bắc này cũng không phải là một ngoại lệ.
8. Trong mối quan hệ tương tác giữa lễ hội và du lịch thì lễ hội là nguồn lực, là một trong những bảo đảm cho sự phát triển du lịch bền vững cùng làng nghề, nghệ thuật trình diễn, danh thắng… Chính hệ thống lễ hội dầy đặc với gần 50 lễ hội cốt lõi đặc sắc đã làm nên thương hiệu cho du lịch Bắc Ninh.
9. Do lễ hội tập trung vào khoảng thời gian là mùa xuân nên việc điều chỉnh lưu lượng du khách đến lễ hội theo thời điểm, đặc biệt ở những lúc cao điểm để công việc tổ chức, thực hiện và cơ sở hạ tầng dịch vụ không bị quá tải là nội dung quan trọng mà Bắc Ninh cũng cần lưu ý. Quản lý lễ hội gắn với sự phát triển du lịch Bắc Ninh là một bài toán nan giải, đòi hỏi quản lý hai nhân tố văn hóa và kinh tế sao cho kế hợp với nhau hài hòa, cùng tồn tại và phát triển vững bền. Nó đòi hỏi những giải pháp đồng bộ về quản lý. Nó đòi hỏi ý thức của toàn dân. Nó đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của Tổng cục –Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và các cơ quan hữu quan. Muốn giải được bài toán đó cần có thông tin. Nghĩa là, chúng ta cần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn lịch sử sâu sắc và xây dựng hồ sơ đầy đủ hệ thống các lễ hội Bắc Ninh để phát triển một hệ thống thông tin hiện đại có năng lực phục vụ đắc dụng cho du lịch tỉnh nhà và
24
truyền đi một cuộc đối thoại chân chính giữa Bắc Ninh và các tỉnh khác, giữa văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa khác.!.
10. Cuối cùng, chúng tôi mong mỏi rằng những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ là một đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học du lịch nói chung, du lịch vùng miền và du lịch Bắc Ninh nói riêng.