Phân rã phương sai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu vn index​ (Trang 54 - 56)

Bảng 4.17. Kết quả phân rã phương sai trong 12 kỳ

Variance Decomposition of LOG(VNI):

Period S.E. LOG(VNI) LOG(CPI) LOG(ER) LOG(GR) LOG(IR) LOG(M2)

1 0.095 100 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 2 0.1643 98.5641 0.3018 0.0001 0.9706 0.0058 0.1577 3 0.2132 98.5351 0.6244 0.0073 0.7225 0.0069 0.1039 4 0.2515 98.2936 1.0121 0.0099 0.6001 0.0067 0.0775 5 0.2841 97.8693 1.4841 0.0190 0.5367 0.0138 0.0771 6 0.3134 97.2799 2.0458 0.0336 0.5263 0.0348 0.0796 7 0.3407 96.5473 2.7029 0.0488 0.5444 0.0735 0.0831 8 0.3665 95.7010 3.4445 0.0608 0.5772 0.1295 0.0869 9 0.3914 94.7780 4.2502 0.0696 0.6124 0.1986 0.0913 10 0.4155 93.8162 5.0931 0.0755 0.6433 0.2751 0.0968 11 0.4389 92.8506 5.9456 0.0794 0.6666 0.3539 0.1039

12 0.4617 91.9091 6.7836 0.0818 0.6818 0.4307 0.1129

Nguồn: Eview 8.0

Mục đích mà bài khóa luận muốn hướng đến khi sử dụng phương pháp phân rã phương sai theo Cholesky là muốn kiểm tra xem các nhân tố có tạo ra được cú sốc trong ngắn hạn đối với chỉ số VN-Index hay không, thông qua việc xem xét phần trăm giải thích của các nhân tố đối với một cú sốc của VN-Index.

Từ bảng kết quả phân rã phương sai trong 12 kỳ, ta thấy khả năng tự giải thích của VN-Index là 91.9% vào kỳ thứ 12 và giảm dần từ kỳ thứ 1-12, còn các biến độc lập còn lại tuy khả năng giải thích cho VN-Index ở mức khá thấp nhưng đều tăng dần qua từng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng giải thích khoảng 7% cho biến động của chỉ số VN-Index. Giá vàng giải thích khoảng 1%, lãi suất khoảng 0.4%, cung tiền và tỷ giá khoảng 0.1%. Cung tiền, lãi suất và tỷ giá có mức độ giải thích thấp. Giải thích cho việc các biến này gần như không tạo ra cú sốc trong ngắn hạn đối với VN-Index như sau:

- Đối với cung tiền ta phải xét đến chính sách tiền tệ của Việt Nam. Để đánh giá

tác động của chính sách tiền tệ của một quốc gia ta phải xem xét một yếu tố rất quan trọng là chế độ tỷ giá mà quốc gia đó theo đuổi. Nếu tỷ giá hướng tới cố định thì chính sách tiền tệ ít có tác dụng. Ví dụ nếu muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán thì chính phủ có thể tăng cung tiền để đẩy tỷ giá lên, nhưng nếu quốc gia đó đang áp dụng chế độ tỷ giá cố định hoặc neo tỷ giá có điều chỉnh thì chính sách này không có tác động gì nhiều đến thị trường chứng khoán. Cùng với đó là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt. Vì vậy nên chính sách cung tiền ở nước ta tác động rất chậm đến các thành phần trong nền kinh tế.

- Đối với tỷ giá, có thể là do chính sách điều hành tỷ giá tại Việt Nam có sự can

thiệp rất lớn từ phía NHNN (NHNN đã cam kết mỗi năm sẽ không để tỷ giá USD/VND tăng quá 2% đến 3%/năm) nhằm ổn định tỷ giá, kìm hãm đến mức thấp nhất tốc độ trượt giá của đồng nội tệ VND. Nên chỉ trừ giai đoạn 2013-2015 và từ 2001 cho đến những tháng đầu 2002 và những tháng cuối 2004 thì những năm còn lại tỷ giá gần như biến động rất ít và ít ảnh hường đến thị trường chứng khoán.

có năm 2008 và năm 2011 là 2 năm mà lãi suất biến động nhiều nhất và tác động rõ ràng nhất đến chỉ số VN-Index, còn những năm còn lại lãi suất tương đối ổn định nên mức độ ảnh hưởng của lãi suất không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá cổ phiếu vn index​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)