Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp sạch tại địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

6. Bố cục của luận văn

3.5.1. Kết quả đạt được

Dưới sự quan tâm của Nhà nước và UBND Thành phố, nông nghiệp sạch của TP Việt Trì đang có nhiều cơ hội lớn trong việc mở rộng diện tích quy mô cũng như hoạt động thương mại. Quản lý Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp sạch của TP Việt Trì có vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp sạch đã đạt được một số thành công sau:

Thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Việt Trì đã ban hành 01 Nghị

quyết, HĐND ban hành 01 Nghị quyết, UBND thành phố Việt Trì ban hành 02 Quyết định và 03 Kế hoạch để chỉ đạo thực hiện Đề án đầu tư phát triển vùng sản xuất nông nghiệp sạch chất lượng cao giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sở Nghị quyết được ban hành, các cấp ủy Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính

các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong thành phố chuyên đề về phát triển vùng nông nghiệp sạch chất lượng cao, trên cơ sở đó các Chi bộ, Đảng bộ đã cụ thể hoá Nghị quyết để tổ chức thực hiện.

Kiện toàn Ban chỉ đạo làm nông nghiệp sạch cấp thành phố, cấp xã thành phần gồm: Đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách khối kinh tế làm Trưởng ban; Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, ban ngành đoàn thể thành phố và các xã vùng nông nghiệp sạch làm thành viên. Phân công giao, nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ đạo, cán bộ chỉ đạo kỹ thuật phụ trách xã để trực tiếp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về giá trị kinh tế, chủ trương, chính sách đầu tư thâm canh phát triển vùng nông nghiệp sạch chất lượng cao; tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung Nghị quyết.

Hàng năm chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường vùng dự án khảo sát, định hướng phát triển sản xuất theo hướng tập trung, tổng hợp nhu cầu của nhân dân, xây dựng kế hoạch, dự toán và bố trí đầy đủ kịp thời nguồn kinh phí để thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp sạch; tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật làm, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây nông nghiệp sạch; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống nông nghiệp sạch chất lượng cao bằng phương pháp giâm cành, làm xen vào sản xuất.

Thứ hai, Quản lý Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp sạch nói

chung và nông nghiệp sạch của TP Việt Trì nói riêng hiện nay là khá đúng đắn và phù hợp với mục tiêu cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và sự phát triển chung của ngành nông nghiệp sạch. Các chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với mục tiêu đề ra như: làm mới 315,86 ha, đạt 157,9 % so với kế hoạch; năng suất 51,4 tạ/ha, tăng 13,7 tạ/ha so năm 2010; chú trọng thâm canh tăng năng suất, mở rộng phát triển vùng sản xuất nông nghiệp sạch hàng hóa tập trung. Do đó chắc chắn trong những năm tới sản phẩm nông nghiệp sạch của TP Việt Trì sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa.

Thứ ba, Quản lý Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp sạch đã tạo

nông nghiệp sạch. Cụ thể như kích thích sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình làm, sản xuất, chế biến, thương mại và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch như người nông dân, các hộ sản xuất nông nghiệp sạch, các thương nhân, các nhà đầu tư... Bước đầu cũng đã huy động được nguồn lực về vốn, công nghệ và nhân lực cho phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch. Như việc các doanh nghiệp sản xuất, các hộ gia đình làm chế biến nông nghiệp sạch đã bắt đầu đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại hơn. Đẩy mạnh việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống nông nghiệp sạch giâm cành chất lượng cao vào trong sản xuất; đầu tư xây dựng mới 6 tuyến đường nội đồng vào vùng sản xuất nông nghiệp sạch tập trung, tổng chiều dài 9,37 km, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng nông nghiệp sạch như: thuận lợi thực hiện làm mới, chăm sóc, thu hái tại vùng nông nghiệp sạch tập trung; dựng mới 1 nhà máy nông nghiệp sạch tại xã Sông Lô với tổng diện tích 2 ha, mức đầu tư trên 26 tỷ đồng, công xuất nhà máy 24 tấn/ngày.

- Thứ tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, lao động; thay đổi căn bản tập quán sản xuất truyền thống của người dân sang sản xuất hàng hoá, tạo việc làm và nâng cao thu nhập ổn định cho người làm nông nghiệp sạch, thu nhập bình quân từ nông nghiệp sạch đạt 20 triệu đồng/hộ, hộ cao trên 100 triệu đồng/hộ. Xây dựng mối liên kết gắn bó giữa người dân với Doanh nghiệp, giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến; từng bước đưa nền nông nghiệp thành phố theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giúp nông dân giảm được rủi ro về giá cả, được ứng trước các loại vật tư đầu vào cho sản suất, dịch vụ tín dụng, chuyển giao các kỹ thuật mới; doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm, ổn định nguyên liệu nông nghiệp sạch đầu vào.

Thứ năm, Quản lý Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp sạch cũng tạo điều kiện để đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước có cơ

môn nghiệp vụ và có thể thực thi các chính sách của Nhà nước một cách hiệu quả hiệu lực nhất.

Tóm lại, Quản lý Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp sạch của

TP Việt Trì đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Đây là động lực để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tiếp tục phát huy và làm tốt công việc của mình hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp sạch tại địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)