Cơ hội và thách thức của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 40)

trong quá trình hội nhập

1. Cơ hội

1.1. Sự bảo hộ của Chính phủ

Với mong muốn ngành công nghiệp ôtô trong nước phát triển mạnh, nhà nước đã có chính sách bảo hộ cả thuế lẫn phi thuế. Thuế suất nhập khẩu áp dụng đối với xe ôtô từ 5 chỗ ngồi trở xuống là 200%, trên 5 chỗ ngồi là 150%, 15-24 chỗ ngòi là 100%, trên 24 chỗ là 50%, xe vừa chở hàng vừa chở người là 102%, xe tải dưới 5 tấn là 30%. Trong khi đó ngành lắp ráp ôtô trong nước theo dạng CKD (lắp ráp, hàn, sơn), bộ linh kiện chỉ chịu thuế nhập khẩu 20% và thuế VAT 5%. Đồng thời nhà nước còn cấm nhập khẩu xe ôtô đã qua sử dụng từ 16 chỗ ngồi trở xuống. Đối với xe ôtô mới nguyên chiếc từ 9 chỗ trở xuống muốn nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương Mại. Đây là chính sách bảo hộ phi thuế rất có lợi cho các ngành sản xuất lắp ráp xe trong nước.

1.2. Ưu đãi đầu tư của Chính phủ

Thời gian gần đây, Chính phủ thực sự đã thể hiện rõ mong muốn và quyết tâm xây dựng phát triển ngành công nghiệp ôtô của chính Việt Nam. Theo báo điện tử Vnexpress số ngày 18-8-2003 từ nay đến 2010 Việt Nam sẽ đầu tư 18.000 – 20.000 tỷ đồng để phát triển ngành công nghiệp ôtô. Như vậy lần đầu tiên Chính phủ đã sẵn sảng chính thức cung cấp một số vốn rất lớn cho việc phát triển ngành. Bên cạnh sự đầu tư lớn về vốn còn có rất nhiều các chính sách thuận lợi khác. Chẳng hạn như theo thông tư 87/2003/TT-BTC ban hành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư xây dựng hoặc nâng cao năng lực sản xuất sẽ được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển trong vòng 12 năm, trong đó 2 năm đầu không phải trả lãi, bắt đầu trả nợ từ năm thứ 5 với lãi suất 3% tính riêng cho từng khoản vay. Doanh nghiệp còn được miễn thuế nhập khẩu thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dụng nằm trong dây chuyền công nghệ. Ngoài ra các doanh nghiệp này còn được giảm 50% tiền thuê đất cho các dự án sản xuất ôtô chở khách. Hơn nữa chính phủ cũng đang xúc tiên đưa ra các định hướng cụ thể cho việc xây dựng và phát triển ngành. Viện nghiên cứu chiến lược chính sách của bộ Công nghiệp đã chính thức trình chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến 2010, tầm nhìn 2020. Như vậy cùng với quyết tâm phát triển ngành công nghiệp ôtô của chính phủ, các doanh nghiệp đang và sẽ có được rất nhiều cơ hội thuận lợi từ phía nhà nước để phát triển mình đồng thời phát triển ngành.

1.3. Thị trường rộng mở

Trong thời gian tới theo các chuyên gia kinh tế cho biết nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao, điều này hứa hẹn lượng cầu ôtô tăng lên nhanh chóng, thị trường ôtô rộng mở do thu nhập bình quân đầu người tăng, các thành phần kinh tế cũng giàu mạnh lên sẽ trang bị thêm phương tiện đi lại hiện đại này. Ngoài ra nền kinh tế Việt Nam cũng đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực, điều này có nghĩa là

thị trường ôtô Việt Nam sẽ được rộng mở ra thị trường các nước ASEAN đầy tiềm năng và tương lai là thị trường thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó nền kinh tế hội nhập sâu rộng còn tạo nên những cơ hội hợp tác liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp ôtô Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp ôtô phát triển hòa nhập với ngành công nghiệp ôtô thế giới.

2. Thách thức

2.1. Các chính sách vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh nên thiếu ổn định

Các chính sách của Việt Nam nổi tiếng là thiếu tính đồng bộ, thống nhất và kém ổn định, nhất là với những ngành nhạy cảm như ngành ôtô. Các chính sách thay đổi liên tục đặc biệt là chính sách thuế khiến cho các doanh nghiệp trong ngành luôn rơi vào tình trạng bị động, liên tục phải tìm cách đối phó. Điều này không những gây trở ngại cho doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Do các chính sách liên tục thay đổi mà không có một định hướng trước nên thách thức luôn đặt ra cho các doanh nghiệp trong ngành là phải tìm cách thích nghi được với chính sách mới trong khi công cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt.

2.2. Cạnh tranh ngày một gay gắt

Thu nhập của người dân Việt Nam mặc dù có tăng trong những năm gần đây cộng thêm nền kinh tế tăng trưởng tốt các đơn vị kinh tế tăng thêm nhu cầu mua xe nhưng nhìn chung thị trường Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và khiêm tốn. Trong khi đó lại có quá nhiều nhà cung cấp ôtô với đủ các loại nhãn mác đến từ các cường quốc ôtô trên thế giới. Việc có quá nhiều nhà lắp ráp ôtô trong một thị trường quá nhỏ bé khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt thêm. Ngoài ra các nhà sản xuất lắp ráp ôtô Việt Nam còn phải cạnh tranh với số lượng lớn xe nhập khẩu mới và cũ vẫn tiếp tục tăng. Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệp ôtô Việt Nam nói riêng và ngành công nghiệp ôtô Việt Nam nói chung phải có sự chuẩn bị cẩn thận để tồn tại và phát triển.

Tóm lại bên cạnh những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển ngành công

Một phần của tài liệu NGÀNH CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 37 - 40)