Tính bêtông dầm được chia thành 2 phần:
Tính thể tích bêtông của toàn bộ dầm (trừ đi vùng giao với cột). Trừ đi thể tích bêtông tại các vùng giao nhau giữa các dầm.
Tính thể tích bêtông của toàn dầm (trừ đi vùng giao với cột):
Công thức:
tương ứng là kích thước của các đoạn dầm trên 1 dầm liên tục. là tổng chiều rộng của các phần cột có giao với đoạn dầm.
Chú ý: dầm liên tục có thể gồm nhiều đoạn dầm với các kích thước khác nhau,
do đó Vdầm sẽ là tổng thể tích của các đoạn đó, và khi diễn giải nếu các công thức có thành phần giống nhau sẽ được gộp lại để thu gọn. Ví dụ như khi các đoạn dầm có Hd, Bd giống nhau thì công thức sẽ có dạng:
Một ví dụ về công thức:
DK-A-1(1c): 0,22*0,35*(1,97-0,22+4,83-0,22) = 0,48972
Trừ thể tích bêtông tại vùng giao giữa các dầm với nhau:
Ở phần trên ta đã tính thể tích bêtông của toàn bộ dầm, nên thể tích bêtông ở chỗ giao giữa 2 dầm sẽ bị tính lặp lại 2 lần... do đó ta cần trừ đi vùng giao nhau này: Công thức:
tương ứng là chiều rộng (của 2 dầm giao nhau). là chiều cao dầm bé nhất (của 2 dầm giao nhau).
Chú ý: các vùng giao này sẽ được gắn tương ứng với tên của 1 trong số những
dầm đâm vào vùng giao đó (nếu vùng giao đã được diễn giải với tên dầm này rồi thì sẽ không diễn giải ở dầm khác nữa). Trên 1 dầm liên tục có thể có nhiều vùng giao. Vì thế để ngắn gọn thì các công thức có phần tử giống nhau sẽ được gộp lại thành công thức thu gọn.
Một ví dụ về công thức:
59
b. Công thức tính ván khuôn dầm:
Tính ván khuôn dầm được chia thành 2 phần:
Tính diện tích ván khuôn của toàn bộ dầm (trừ đi vùng giao với cột). Trừ đi diện tích ván khuôn tại vùng giao nhau giữa các dầm.
Tính diện tích ván khuôn của toàn bộ dầm (trừ đi vùng giao với cột):
Công thức:
là chiều cao dầm trừ đi chiều dày sàn bên trái, bên phải.
là chiều rộng, chiều dài của các đoạn dầm (trên 1 dầm liên tục có thể có nhiều đoạn dầm).
là chiều rộng cột giao với dầm.
Chú ý: dầm liên tục có thể gồm nhiều đoạn dầm với các kích thước khác nhau,
do đó Vdầm sẽ là tổng thể tích của các đoạn đó, và khi diễn giải nếu các công thức có thành phần giống nhau sẽ được gộp lại để thu gọn. Ví dụ như khi
giống nhau thì công thức sẽ có dạng:
Một ví dụ về công thức:
DK-1-1(1c): ((0,22+0,35+0,2)*(2,69-0,46)+(0,25+0,6+0,45)*(6-0,62+6-0,62))/100 = 0,157
Trừ đi diện tích ván khuôn tại vùng giao nhau giữa các dầm:
Ở phần trên ta đã tính diện tích ván khuôn cho toàn bộ dầm, mà vùng giao giữa 2 dầm không có ván khuôn, do đó ta phải trừ đi phần giao này:
Công thức:
là chiều rộng của dầm giao thứ k (giả sử tại vị trí giao có n dầm giao nhau). là chiều rộng lớn nhất của các dầm giao nhau.
chiều cao hai bên của dầm giao thứ k (chiều cao dầm trừ đi chiều dày sàn 2 bên).
Chú ý: Các vùng giao này sẽ được gắn tương ứng với tên của 1 trong số những dầm đâm vào
vùng giao đó (nếu vùng giao đã được diễn giải với tên dầm này rồi thì sẽ không diễn giải ở dầm khác nữa). Trên 1 dầm liên tục có thể có nhiều vùng giao. Vì thế để ngắn gọn thì các công thức có phần tử giống nhau sẽ được gộp lại thành công thức thu gọn.
Một ví dụ về công thức:
D-8: -(3*(0,22+2*0,25)*0,25+1*(0,22+2*0,25)*0,22)/100 = -0,006984
c.Công thức tính bêtông cột:
Công thức tính khối lượng bêtông cho 1 loại cột (ví dụ cột C1):
Giả thiết ta tính thể tích cột trong phạm vi từ tầng 1 đến tầng n: số lượng cột có cùng tên (giả sử cột C1) trên mặt bằng tầng k). chiều cao tầng thứ k.
chiều dày sàn tầng thứ k.
diện tích mặt cắt cột (giả sử cột C1).
Chú ý: Cùng thống kê cho 1 loại cột C1, nhung vì mỗi tầng có chiều cao khác nhau, và
số lượng của cột C1 trên các tầng cũng có thể khác nhau, do đó công thức trên tính thể tích của loại cột C1 trên từng tầng rồi cộng với nhau.
Một ví dụ về công thức:
C-5(1c): 0,22*0,22*(3-0,1)+2*0,22*0,22*(3,6-0,1)+0,22*0,22*(3,9-0,1) = 0,66308
d.Công thức tính ván khuôn cột:
Công thức tính diện tích ván khuôn cho 1 loại cột (ví dụ cột C1):
Giả thiết ta tính diện tích ván khuôn cột trong phạm vi từ tầng 1 đến tầng n: Ncột: số lượng cột có cùng tên (giả sử cột C1) trên mặt bằng tầng k). Hk: chiều cao tầng thứ k.
Ds: chiều dày sàn tầng thứ k. Bc, Hc: kích thước của cột.
Chú ý: cùng thống kê cho 1 loại cột C1, nhung vì mỗi tầng có chiều cao khác nhau, và số
lượng của cột C1 trên các tầng cũng có thể khác nhau, do đó công thức trên tính diện tích ván khuôn của loại cột C1 trên từng tầng rồi cộng với nhau.
Một ví dụ về công thức:
61
e. Công thức tính bêtông sàn:
Công thức tính khối lượng bêtông sàn được thiết lập theo từng dải trục. Ví dụ như thể tích bêtông của các ô sàn nằm giữa trục 1-2. Công thức có dạng tổng quát cho một dải trục như sau:
Giả thiết mặt bằng có n dải trục: S: Diện tích ô sàn (thuộc dải trục k). D: Chiều dày ô sàn (thuộc dải trục k).
Diện tích ô sàn được tính dựa vào chiều dài (hoặc chiều cao) các cạnh. Mỗi cạnh của ô sàn chính là 1 dầm (hoặc 1 đoạn dầm). Vì phần thể tích dầm đã được tính đầy đủ ở phần dầm, nên khi tính thể tích sàn ta cần phải trừ đi phần giao nhau giữa sàn và dầm. Phần giao của 1 dầm với 1 ô sàn sẽ bằng một nửa bề rộng dầm (Bd/2). Chính vì vậy khi tính chiều dài các cạnh của ô sàn, ta phải trừ đi 1 nửa bề rộng của 2 dầm liền kề với cạnh đó (tương ứng ở vị trí đầu và cuối của đoạn dầm).
Ví dụ:
Lcạnh=(chiều dài cạnh ô sàn)-(Bd1+Bd2)/2
Trong đó: Bd1, Bd2 là chiều rộng của 2 dầm liền kề ở hai đầu.
Đối với các ô sàn có dạng tam giác, hình thang, chữ nhật, hoặc đa giác bất kỳ ta có cách tạo công thức diễn giải khác nhau. Cụ thể như sau:
Với tam giác: S=(cạnh đáy) * (chiều cao)/2 Với hình thang: S=(đáy1+đáy2)*(chiều cao)/2 Với tứ hình chữ nhật: S=(dài) * (rộng)
Với đa giác bất kỳ: chỉ ghi ra diện tích đa giác chứ không diễn giải công thức tính. Một số ví dụ về công thức:
Trục 1-2: (((2,69-0,22))*(7,2-0,22)+(2*(7,2-0,25))*(6-0,25))*0,15 = 14,57484
f.Công thức tính ván khuôn sàn:
Về cơ bản cách tạo công thức ván khuôn sàn giống hệt như của bêtông sàn. Chỉ khác duy nhất là với ván khuôn sàn ta không nhân với chiều dày sàn mà thay vào đó ta chia cho 100 (vi khối lượng sàn tính cho 100m2).
g.Tính khối lượng cốt thép:
Fa là khối lượng thép cho từng cấu kiện, được lấy từ bảng thống kê thép, được phân loại theo đường kính và theo cao độ.