Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Căn bản về cán cân thanh toán quốc tế(BOP) (Trang 46 - 60)

2. Mở rộng: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

3.1.1. Đánh giá chung

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 01/2014 đạt 21,48 tỷ USD, giảm 9,9% so với tháng trước và giảm 3% so với kết quả thực hiện của tháng 01/2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 11,46 tỷ USD, với tốc độ giảm lần lượt là 1,5% và 0,8%; tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là 10,02 tỷ USD, giảm 17,8% và giảm 5,5%.

Trong tháng đầu tiên của năm 2014, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất siêu tới 1,41 tỷ USD và khối doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước thặng dư 31 triệu USD. Do đó, về tổng thể cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 01/2014 của cả nước thặng dư 1,44 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Diễn biến tình hình xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam theo tháng năm 2013 và

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất tháng 01/2013 và tháng 01/2014

3.1.2. Xuất khẩu

Số liệu thống kê của cục hải quan mới nhất cho biết tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 01/2014 đạt 5,93 tỷ USD, tăng 6,9 % (tương ứng với tăng 384 triệu USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 01/2014

Các nhóm hàng có kim ngạch tăng nhiều nhất trong nửa cuối tháng 1/2014 là: hàng dệt, may tăng 170 triệu USD; điện thoại và linh kiện tăng 105 triệu USD; dầu thô tăng 100 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 38 triệu USD; hàng thủy sản tăng 35 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 34 triệu USD;... Bên cạnh đó một số nhóm hàng có kim ngạch giảm như: gạo giảm 67 triệu USD; cao su giảm 44 triệu USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện giảm 37 triệu USD;…

Như vậy tính đến hết kỳ 2 tháng 1/2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 11,46 tỷ USD, giảm 1,5% so với tháng 12/2012 và giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2013.

3.1.3.Nhập khẩu

Biểu đồ: Kim ngạch nhập khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất tháng 01/2013 và tháng 01/2014

Số liệu thống kê của tổng cục hải quan mới nhất cho biết tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 1/2014 đạt gần 4,45 tỷ USD, giảm 19,2% (tương ứng giảm gần 1,06 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ trước.

Các nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất trong nửa cuối tháng 1/2014 bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 217 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác giảm 216 triệu USD, sắt thép các loại giảm 104 triệu USD; vải các loại giảm 80 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu giảm 70 triệu USD; ... Bên cạnh đó có một số ít mặt hàng tăng so với nửa đầu tháng 1/2014 như: xăng dầu các loại tăng 158 triệu USD; đậu tương tăng 40 triệu USD; ...

Như vậy, tính đến hết kỳ 2 tháng 1/2014, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt gần 10,02 tỷ USD, giảm 17,8% so với tháng 12/2013 và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2013.

2.2. Cán cân vốn và tài chính (2007-2010)

Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, chúng ta từng bước thực hiện nới lỏng các hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động của các định chế nước ngoài tại khu vực tài chính-ngân hàng theo cam kết WTO thì dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp gia tăng nhanh chóng.

2007 2008 2009 2010

Tài khoản tài chính 17,730 12,341 11,869 11,750

Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam

20,300 64,000 21,480 18,600

Đầu tư gián tiếp 6,243 -578 128 1,250

Tiền và tiền gửi 2,623 677 -305 -400

Vay trả nợ 2,348 4,729 4,729 3,300

Năm 2010,vốn FDI vào nước ta có giảm nhưng theo nhận định của các tổ chức quốc tế, Việt nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm này, Việt Nam đã thu hút 18,59 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký.

Một phần của tài liệu Căn bản về cán cân thanh toán quốc tế(BOP) (Trang 46 - 60)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(60 trang)