VI/ Phân tích các tỷ số tài chính:
5. Đánh giá năng lực của đồng tiền.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ích trong dự đoán kết quả hoạt động trên cơ sở năng lực sản xuất thực tế và kế hoạch, nó cũng được sử dụng để đánh giá việc mở rộng năng lực sản xuất trong tương lai, nhu câu vốn đầu tư, nguồn của đồng tiền thu vào.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cầu nối quan trọng giữa báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Nó cho biết các dòng tiền chi ra của doanh nghiệp và khả năng thanh toán các khoản nợ khi đáo hạn, ngòi ra, nó cung cấp cho ta:
• Tính khả thi của việc tài trợ cho vốn đầu tư
• Các nguốn tiền đề tại trợ cho vốn đầu tư
• Phụ thuộc tài trợ bên ngoài
• Các chính sách phân phối lợi nhuận trong tương lai\
• Linh hoạt về tài chính trước những cơ hội và nhu cầu bất ngờ. Các tỷ số liên quan:
Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận
Tỷ suất dòng tiền/ lợi nhuận = Dòng tiền thuần từ HĐSXKD Lợi nhuận thuần
==========================================================================
=
(93,809,391,538)
= (5.8) 16,139,329,277
Nó đo lường khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh trong mối quan hệ với lợi nhuận
Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu
Tỷ suất dòng tiền/ doanh thu = Dòng tiền thuần từ HĐSXKD Doanh thu thuần =
(93,809,391,538)
= (0.18) 515,077,474,485
Tỷ suất này đo lường khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh ở những mức doanh thu khác nhau.
Tỷ suất này có ích hơn khi được tính cho từng bộ phận, chẳng hạn cho từng loại sản phẩm, khi đó nhà quản trị sẽ thấy được bộ phận nào tạo ra (hoặc sử dụng) nhiều tiền nhất trong mối quan hệ với doanh thuần.
Tỷ suất dòng tiền/ tài sản
Tỷ suất dòng tiền/ tài sản = Dòng tiền thuần từ HĐSXKD Tổng tài sản bình quân =
(93,809,391,538)
= (0.169) (631,540,311,582+477,928,380,392)/2
Tỷ suất này đo lường khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với tài sản.
Các nhà quản trị có thể cải thiện kết quả dựa vào thước đo này bằng cách hạn chế đầu tư vào TSCĐ. Vì mục đích cải thiện qua tỷ số này, máy móc thiết bị cũ có thể không được thay thế kịp thời. Điều này có thể làm giảm năng lực sản xuất khi thiết bị hư hỏng. Tỷ suất này có thể làm cho các nhà quản trị dè dặt đối với các sản phẩm mới do họ có thể không muốn đầu tư vào thiết bị hoặc sản phẩm mà họ chưa có kinh nghiệm với nhu cầu đầu tư lớn mà khả năng hoàn vốn không chắc chắn.
Dòng tiền tự do
Tỷ suất này đo lường số tiền còn lại từ hoạt động kinh doanh sau khi chi trả cổ tức và các nhu cầu đầu tư.
Dòng tiền tự do = Dòng tiền từ HĐSXKD – Cổ tức – Vốn đầu tư thuần
Tỷ suất đủ tiền
Tỷ suất này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra đủ tiền để trang trãi nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu đầu tư vào hàng tồn kho và chi trả cổ tức.
==========================================================================
Tỷ suất đủ tiền = A/B
A: Tổng dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
B: Tổng nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu dầu tư bổ sung vào hàng tồn kho và chi trả cổ tức của 3 năm.
Ở tỷ số này, tổng số 3 năm thường được sử dụng trong tính toán nhằm loại bỏ các hoạt động mang tính chất chu kỳ và các tác động khác.
Tỷ suất tái đầu tư tiền
Tỳ suất này đo lường tỷ lệ tiền được giữ lại để tái đầu tư cho cả nhu cầu thay thế và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất tái đầu tư = Dòng tiền thuần từ HĐSXKD – Cổ tức
Tổng tài sản dài hạn khác +NGTSNH + Vốn luân chuyển