Thư trả lời Huyễn Tu đại sư

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 1 pptx (Trang 32 - 33)

(năm Dân Quốc 23 - 1934)

Tông chỉ niệm Phật là sanh lòng tin chân thật (tức Tín), phát nguyện

thiết tha (tức Nguyện), chuyên trì Phật hiệu (tức Hạnh. Tín - Nguyện - Hạnh là tông chỉ của Niệm Phật). Phương pháp dụng công niệm Phật hay nhất chính là “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. “Nhiếp trọn sáu căn” chính là cái tâm niệm Phật chuyên chú nơi danh hiệu Phật, tức là thâu nhiếp ý căn. Miệng phải niệm cho rõ ràng, rành rẽ, tức là thâu nhiếp thiệt căn. Tai phải nghe cho rõ ràng, rành rẽ, tức là thâu nhiếp nhĩ căn. Gom ba căn này vào Phật hiệu thì chắc chắn mắt chẳng thể nhìn loạn. Lúc niệm Phật, mắt phải khép hờ, tức là rủ mí mắt xuống, đừng có mở to mắt. Mắt đã nhiếp thì mũi cũng chẳng ngửi loạn, tức là mũi cũng được nhiếp. Thân phải cung kính, tức là thân cũng được nhiếp. Sáu căn đã nhiếp chẳng tán loạn thì tâm không vọng niệm, chỉ nghĩ đến Phật thì mới là tịnh niệm. Sáu căn chẳng nhiếp thì dù có niệm Phật, vọng niệm trong tâm vẫn tưng bừng, khó được lợi ích thật sự! Nếu có thể thường nhiếp trọn sáu căn để niệm thì gọi là “tịnh niệm tiếp nối”. Thường giữ được tịnh niệm tiếp nối chính là nhất tâm bất loạn, dần dần sẽ đạt được Niệm Phật tam-muội.

25

Tử Hạ, tên thật là Bốc Thương, người xứ Ôn nước Tấn (nay là huyện Ôn, tỉnh Hà Nam) thời Xuân Thu, là một đệ tử nổi tiếng của Khổng Tử, được thờ phối hưởng trong Văn Miếu. Ông không thích làm quan, nhưng vâng lời thầy ra làm quan ở nước Cử (nay là huyện Cử tỉnh Sơn Đông). Sau khi Khổng Tử mất, ông bèn từ quan, sang sống tại Tây Hà, huyện Đào, mở trường dạy học. Học trò ông thành đạt rất đông, có nhiều người rất nổi tiếng như Can Mộc, Ngụy Văn Hầu, Ngô Khởi v.v… Tuổi già, người con trai duy nhất đột nhiên lăn ra chết, ông thương tâm khóc đến nỗi mù mắt, do đó mới có thành ngữ “Ôm nỗi đau Tây Hà”. Tổ mượn thành ngữ này với ngụ ý: Tránh viết lách quá nhiều đến nỗi mắt bị mù.

Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 33

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 1 pptx (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)