(tháng Giêng năm Dân Quốc 29 - 1940)
Bốn năm năm qua, chưa được gặp gỡ, khôn ngăn nghĩ nhớ. Mùa Thu năm ngoái, thầy Giám Viện là Pháp Độ đến núi, cho biết thầy ấy tính qua Nam Dương, Tân Gia Ba, xin Quang viết một bức thư cho một hai người quen biết, để người Nam Dương không sanh nghi ngờ. Sau khi chiến sự nổ ra vào năm Dân Quốc 26 (1937), Quang trọn chẳng biết đến tình hình trên núi, được thầy Pháp Độ tận mặt tường thuật, khôn ngăn hoan hỷ. Nhân đó, giao cho thầy Pháp Độ ba trăm đồng, nhờ thầy Pháp Độ bẩm lại với tọa hạ, không biết thầy Pháp Độ đã thưa lại hay chưa? Ngũ Đài là đạo tràng ứng hóa của ngài Văn Thù, xưa kia bậc cao nhân ở lại đấy nhiều khôn kể xiết! Từ cuối đời Thanh trở đi, quốc gia chẳng rảnh rỗi để đề xướng, đến nỗi mang tiếng là đạo tràng mà chỉ còn chùa miếu, muốn tìm một vị Tăng giữ giới thanh tịnh cũng khó tìm được!
Từ năm Quang Tự 33 (1907), hai vị Hằng Tu và Thừa Tham phát tâm Bồ Đề, dựng thảo am Quảng Tế ở ngọn Bắc Đài, Quang nghe tiếng, tâm cực khâm phục, nhưng chưa thể tận mặt gặp gỡ chuyện trò. Hai vị ấy mất đi, Quả Định Thượng Nhân256
kế tục chí hướng trụ trì, từng gặp gỡ bốn năm lần, nhưng chưa chuyện trò cặn kẽ. Đến năm Dân Quốc 24 (1935), tọa hạ và Hồ cư sĩ đến Tô Châu thăm viếng, lúc ấy nhằm đúng khi mưa sa gió táp, mất - còn chưa định, đúng là cứu vãn sự mất mát còn
256
Tại Trung Hoa, Thượng Nhân (Purusarsabha) là danh xưng nhằm tôn xưng bậc cao tăng trí lẫn đức đều trọn vẹn, đầy đủ tư cách làm thầy của chư tăng lẫn mọi người. Sách Thích Thị Yếu Lãm, quyển thượng, giảng: “Trong có trí đức, ngoài có hạnh thù thắng, cao trỗi mọi người thì gọi là Thượng Nhân”. Theo phẩm Kiên Cố Tâm trong quyển 17 kinh Đại Phẩm Bát Nhã, tiêu chuẩn Thượng Nhân lại cao hơn nữa: “Nếu Bồ Tát Ma Ha Tát có thể nhất tâm hành Vô Thượng Vô Đẳng Chánh Giác, hộ trì tâm chẳng tán loạn, thì gọi là Thượng Nhân”.
Tại Nhật Bản, Tịnh Độ Chân Tông cho rằng danh hiệu Thượng Nhân kém hơn Thánh Nhân, nên họ gọi sáng tổ Pháp Nhiên và sơ tổ Thân Loan của Tịnh Độ Chân Tông là Thánh Nhân, chư tổ kế thừa là Thượng Nhân. Vào thời xưa, triều đình Nhật Bản còn coi đây là một tước vị dành riêng để phong tặng cho những vị sư.
không xuể, sao có thể bàn đến chuyện gì khác được257! May là đại sĩ Văn Thù gia bị khiến được trở thành cơ nghiệp vĩnh viễn, kiên cố, các cư sĩ nghe vậy, đều tính toán phương châm hoằng pháp cho tương lai. Thầy Pháp Độ đem chương trình do ông Nhiếp Vân Đài tu chỉnh, trong ấy có điều khoản gây quỹ chi dụng cho tăng chúng muôn năm, Quang đọc xong khôn ngăn vui vẻ, an ủi, bởi muốn chuyển pháp luân phải nhờ vào thực luân. Nếu không có thực luân, nhờ vào đâu để tu đạo cho được? Vì thế, đấy là chuyện cấp bách.
Hiện thời Phật pháp tại các tỉnh thuộc vùng Giang - Chiết tuy suy, do thiên tai, nhân họa liên tục giáng xuống, hàng cư sĩ tại gia đua nhau đề xướng niệm Phật. Tuy dường như xâm phạm đến tài lợi [nhờ làm] Phật sự của Tăng chúng, thật ra đấy là phên giậu cho Phật pháp chẳng nhỏ nhoi đâu! Vào đầu đời Quang Tự, các báo ở Thượng Hải hằng ngày đăng tải những chuyện xấu của Tăng sĩ. Tuy cũng có chuyện là sự thật, nhưng quá nửa là bịa đặt, dựng chuyện. Từ thời Dân Quốc đến nay, những tổ chức tu trì của cư sĩ đâu đâu cũng có, các tòa báo chẳng dám hằng ngày đăng tải những lời đồn đại bịa đặt để vu báng, miệt thị Phật pháp nữa! Phật pháp trong thời gần đây, luận trên phía cư sĩ thì tợ hồ hưng thạnh lớn lao, nhìn về phía Tăng chúng trọn chẳng có tướng hưng thạnh! Vì sao vậy? Cư sĩ phần nhiều lấy niệm Phật làm chánh, Tăng chúng thì những kẻ phải ứng phó kinh sám hằng ngày chỉ coi chuyện niệm kinh bái sám cho người ta là chuyện chánh, gác bỏ chuyện tu trì ra ngoài, những vị có chánh niệm thì quy về Tông môn. Chuyện tham thiền chẳng phải là chuyện hành nhân căn cơ nhỏ nhoi có thể làm được! Dẫu đạt đến địa vị đại triệt đại ngộ nhưng chưa thể đoạn hết sạch phiền não thì vẫn y như cũ, chẳng thể thoát khỏi sanh tử!
Đừng nói chi con người hiện thời, ngay như Ngũ Tổ Giới đời Tống
(Ngũ Tổ là tên chùa, Sư Giới Thiền Sư trụ tại chùa Ngũ Tổ nên gọi là Ngũ Tổ Giới),
Thảo Đường Thanh, Chân Như Triết, sở ngộ của họ tiếng rền cả nước, nhưng Ngũ Tổ Giới thân sau thành Tô Đông Pha. Tô Đông Pha thông minh tuyệt đỉnh trong cõi đời, chẳng câu nệ tiểu tiết, vẫn thường ra vào chốn ăn chơi, nhà thổ. Đủ biết sở ngộ của Ngũ Tổ Giới tuy cao, nhưng vẫn chưa chứng được đạo Sơ Quả, bởi Sơ Quả đã đắc giới tương ứng với đạo, tùy ý chẳng phạm giới (“tùy ý” là tự nhiên) [nghĩa là] kẻ chưa chứng Sơ Quả thường phải giác chiếu mới có thể chẳng phạm, còn Sơ Quả thì
257
Trong năm ấy, theo đề nghị của Thai Sảng Thu, tỉnh trưởng Giang Tô là Vương Tiền San ban hành quyết định trưng thu, sung công chùa miếu để biến thành trường học.