Kiểm tra độ tin cậy (Robustness Check)

Một phần của tài liệu Tác động của ý thức thuế, năng lực quản trị và chất lượng thể chế lên quy mô hoạt động kinh tế không chính thức (Trang 30 - 32)

Ở bảng 3 tác giả kiểm tra độ tin cậy bằng cách thêm các biến kiểm soát như lực lượng lao động, quy mô dân số được cung bởi World Development Indicators và chỉ số thuế suất biên, các quy đinh của chính phủ được cung cấp bởi The Fraser Institute vào các phương trình từ (9) đến (16). Schneider (2007) cho rằng khi lực lượng lao động tăng sẽ làm giảm quy mô của kinh tế không chính thức bởi những người có công việc ổn định thì họ chuyên tâm vào công việc của họ do đó không có nhiều thời gian rỗi để tham gia vào khu vực kinh tế không chính thức và thu nhập của họ cũng bị kiểm soát bởi một bên thứ ba. Còn theo Bahl (2003, trang 13) chỉ ra rằng: ở các nước có dân số tăng nhanh thì hệ thống thuế có thể bị tụt hậu trong khả năng nắm bắt đối tượng nộp thuế mới và điều này có thể khuyến khích mở rộng quy mô của nền kinh tế không chính thức. Để đơn giản hóa thì ở bảng 3 tác giả chỉ đưa ra kết quả liên quan đến chỉ số GOVERNMENT EFECTIVENESS chứ không đưa ra tất cả các chỉ số, nhưng cần lưu ý rằng kết quả có ý nghĩa thống kê khi sử dụng các chỉ số đó và điều này đã làm cho số lượng quan sát giảm giúp kiểm soát các yếu tố dễ dàng và tuần tự hơn. Cùng với những bằng chứng ở trên tác giả cho rằng những giả thuyết chính của tác giả là không thể phủ nhận bởi vì các hệ số GOVERNMENT EFECTIVENESS và Ý THỨC THUẾ luôn luôn có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 90%. Bên cạnh đó bảng 3 cũng chỉ ra rằng lực lượng lao động (labor force) và quy mô dân số cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô kinh tế không chính thức những ngược lại với kết quả nghiên cứu của

Schneider (2007) và Bahl (2003) và có mức ý nghĩa thông kê ở hầu hết các hệ số hồi quy. Ngoài ra kết quả hồi quy cho thấy biến Top Marginal Tax Rate có tác động nghịch biến với quy mô nền kinh tế không chính thức và không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sau khi đưa thêm biến Ý THỨC THUẾ vào mô hình thì quan hệ là đồng biến và hệ số hồi quy có ý nghĩa thông kê ở phương trình số (15).

Trong bảng 4 và bảng 5 tác giả kiểm tra độ tin cậy bằng cạch sử dụng 6 chỉ số EFW đo lường mức độ từ do của nền kinh tế được cung cấp bởi The Fraser Institute để đo lường cho biến năng lực quản trị, chất lượng thể chế thay cho các chỉ số quản trị tổng hợp. Bảng 4 tác giả đưa vào mô hình 6 biến kiểm soát và các chỉ số EFW để kiểm tra chi tiết các yếu tố tác động như thế nào đến quy mô kinh tế không chính thức sau đó đưa biến Ý THỨC Thuế lần lượt vào các mô hình ở bảng 5. Kết quả hồi quy ở hai bảng cho thấy răng hai giả thuyết chính mà tác giả đưa ra là đúng với kết quả thực nghiệm, tất cả các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy trên 90%.

Trong bảng 6 và bảng 7 tác giả kiểm tra độ tin cậy bằng cách thay biến Ý THỨC THUẾ với dữ liệu được cung cấp bởi World Values Survey bằng biến Ý THỨC THUẾ được ttoongr hợp từ cuộc khảo sát kinh tế xã hội 17 nước Nam Mỹ Latinobarometro. Kết quả hồi quy đã chứng minh mạnh mẽ giả thuyết thứ nhất và thứ hai của tác giả đưa ra phù hợp với kết quả thực nghiệm. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các hệ số hồi quy của biến Ý THỨC THUẾ đều có ý nghĩa thông kê với độ tin cậy trên 90% thì các chỉ số đại diện do năng lực quản trị và chất lượng thể chế hầu hết không có ý nghĩa thông kê.

Theo kết quả kiểm tra độ tin cậy có thể khẳng định rằng năng lực quản trị và chất lượng thể chế làm giảm quy mô kinh tế không chính thức dù thay đối các ngoại tác khác nhau. Bên cạnh đó tất cả các phương trình hồi quy đều có hệ số R-squared tương đối cao (hầu hết trên 50%) và các giả thuyết mô hình không phù hợp đều bị bác bỏ với hệ số p-values < 0.01.

Một phần của tài liệu Tác động của ý thức thuế, năng lực quản trị và chất lượng thể chế lên quy mô hoạt động kinh tế không chính thức (Trang 30 - 32)