cho từng loại công trình:
+ Giao thông: 50.670 triệu đồng. + Thủy lợi: 5.614 triệu đồng.
+ Điện sinh hoạt: 5.245 triệu đồng.
+ Xây dựng trường học: 16.963triệu đồng. + Cơ sở vật chất cho văn hoá: 5.400 triệu đồng. + Bưu điện: 370 triệu đồng;.
+ Điểm dịch vụ: 2.500 triệu đồng. + Nhà ở dân cư: 6.250 triệu đồng.
+ Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND xã: 2.500 triệu đồng.
- Vốn khác: 26.702 triệu đồng (chiếm 21,85%), chia ra:+ Quy hoạch: 150 triệu đồng. + Quy hoạch: 150 triệu đồng.
+ Kinh tế và tổ chức sản xuất: 14.125 triệu đồng. + Văn hoá xã hội và môi trường: 11.461 triệu đồng. + Hệ thống chính trị: 966 triệu đồng.
3.2. Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2011: 159 triệu đồng. - Năm 2012: 7.137 triệu đồng. - Năm 2013: 12.030 triệu đồng. - Năm 2014: 25.105 triệu đồng. - Năm 2015: 24.141 triệu đồng. - Năm 2016: 21.843 triệu đồng. - Năm 2017: 14.651 triệu đồng. - Năm 2018: 10.582 triệu đồng. - Năm 2019: 5.062 triệu đồng. - Năm 2020: 1.512 triệu đồng. 3.3. Nguồn vốn.
- Vốn hỗ trợ từ chương trình, dự án: 26.981 triệu đồng, chiếm 22,08%. - Vốn ngân sách nhà nước: 70.622 triệu đồng, chiếm 57,79%.
- Vốn của dân và cộng đồng: 18.995 triệu đồng, chiếm 15,54%.
4. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch.
4.1. Tính khả thi.
Quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 của xã Thào Chư Phìn – huyện Si Ma Cai được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, thực trạng xã hội – môi trường, hiện trạng đất đai của xã, đánh giá quá trình thực hiện các phương án quy hoạch các ngành, lĩnh vực đã được duyệt với kết quả đạt được giai đoạn vừa qua.
Xử lý số liệu tổng hợp kết quả nghiên cứu so sánh thực trạng phát triển các ngành trong thời gian tới, đồng thời nghiên cứu so sánh thực trạng phát triển các lĩnh vực trên địa bàn với các chỉ tiêu trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Xác định hướng phát triển từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 một cách khoa học trên cơ sở tiếp thu các ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 – 2015, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Si Ma Cai nhiệm kỳ 2010 – 2015, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2015.
Xác định quỹ đất phân bổ cho nhu cầu sử dụng; khái toán vốn đầu tư cho các hạng mục công trình, đáp ứng nhu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước mắt và lâu dài.
4.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội.
Hiệu quả kinh tế- xã hội của đề án quy hoạch nông thôn mới đến năm 2020 được thể hiện qua các mặt sau:
- Tạo cơ sở pháp lý để các ngành đầu tư phát triển ổn định lâu dài, tạo điều kiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Là căn cứ để điều chỉnh phân bổ lại dân cư, lao động, khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, lao động trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống của ngừời dân.
- Là khung chung có tính pháp lý để xã xây dựng đề án chi tiết cho phát triển các ngành, các lĩnh vực trong giai đoạn tới.
CHƯƠNG 5: CÁC CƠ CHẾ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN1. Cơ chế. 1. Cơ chế.
Thực hiện cơ chế, chính sách theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của các Bộ, ngành, địa phương.
Nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự quản lý, giám sát của HĐND, của các đoàn thể cộng đồng.
Đảm bảo thực hiện công khai dân chủ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của người dân từ khâu xây dựng triển khai thực hiện đề án.
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn, phát huy tính chủ động của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện đề án.
2. Giải pháp.
2.1. Giải pháp về vốn.
- Ngoài các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cho các hạng mục công trình như đường giao thông, trường học, trạm y tế, còn huy động tối đa các nguồn vốn địa phương.
- Vốn đầu tư các doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn như: Sản xuất nông nghiệp, chế biến hàng hoá dịch vụ - thương mại, ...
- Huy động nhân công của nhân dân tham gia làm đường đường ngõ xóm, đường liên gia, nội đồng, nhà nước hỗ trợ xi măng, ...
2.2. Giải pháp về đầu tư.
- Việc lựa chọn các công trình cụ thể, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các công trình trọng điểm do chính người dân tại xã bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định trên cơ sở các quy chuẩn của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực đầu tư và có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn.
- Trước mắt ưu tiên đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn, tạo ra các vùng hàng hoá tập trung có chất lượng cao, khai thác triệt để tiềm năng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đất đai, nhân lực nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững.
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho giáo dục, đào tạo nghề, vệ sinh môi trường.
- Thực hiện lồng ghép hợp lý các nguồn vốn, các dự án hỗ trợ trên địa bàn, đồng thời huy động tối đa sự đóng góp từ nhân dân nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.3. Giải pháp về quản lý sử dụng vốn.
- Quản lý tốt các nguồn vốn, nhằm đảm bảo việc đầu tư đúng mục đích, đạt hiệu quả cao.
- Quản lý các nguồn vốn phải tuân thủ theo nguyên tắc quản lý tài chính, đảm bảo tính công khai dân chủ, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức và nhân dân, tránh thất thoát, lãng phí. Tạo cơ chế và môi trường thuận lợi để nâng cao hiệu quả các nguồn vốn.
- Khai thác hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học, công nghệ trong các lĩnh vực đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
2.4. Phát triển nguồn nhân lực.
- Rà soát đội ngũ cán bộ công chức, tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên các lĩnh vực nông lâm nghiệp, quản lý kinh tế, chính trị - xã hội.
- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ kế cận người địa phương.
- Mở rộng các hình thức đào tạo nguồn lao động có chất lượng, thông qua các hình thức tham quan, tập huấn hoặc đào tạo nghề.
- Khai thác hợp lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp.
2.5. Tăng cường công tác ứng dụng KHCN và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên môn tiếp cận những tiến bộ KHKT để áp dụng vào thực tế địa phương.
Tiếp thu những kết quả nghiên cứu KHCN và bảo vệ môi trường vào sản xuất, đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằm tăng năng xuất, chất lượng cây trồng vật nuôi, nâng cao giá trị hàng hóa.
Ứng dụng KHCN đã xây dựng mô hình khảo nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của địa phương, làm cơ sở nhân rộng và phát triển sản xuất, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
Đẩy mạnh công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mở rộng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp bền vững nhằm bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ cảnh quan môi trường.
3. Tổ chức thực hiện.
Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã, phân công trách nhiệm tới các ban ngành, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện đến từng nội dung công việc của đề án.
Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng rà soát xây dựng kế hoạch đầu tư, hỗ trợ theo từng giai đoạn, theo thứ tự ưu tiên, có sự tham gia của người dân để trình UBND huyện xem xét, phê duyệt, chủ động và phối hợp tổ chức theo đúng kế hoạch của đề án, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các nội dung và mục tiêu của đề án.
4. Kết luận và kiến nghị.
4.1. Kết luận.
Đề án xây dựng quy hoạch nông thôn mới xã Thào Chư Phìn huyện Si Ma Cai giai đoạn 2011-2020 đã phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế- xã hội cũng như xác định được những khó khăn, tồn tại, thách thức và những tiềm năng phát triển của địa phương, từ đó đưa ra được những quan điểm, định hướng, mục tiêu và giải pháp tổ chức thực hiện.
Xây dựng kế hoạch nông thôn mới là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương xây dựng các đề án chi tiết cho việc đầu tư xây dựng các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện các đề án chi tiết sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tích cực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng cao trình độ năng lực quản lý và điều hành trong tổ chức thực hiện đội ngũ cán bộ địa phương. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ theo đề án giúp cho người dân nâng cao trình độ trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.
4.2. Kiến nghị.
Việc xây dựng nông thôn mới xã Thào Chư Phìn có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - chính trị của xã nói riêng, của huyện nói chung, do vậy cần dành cho xã những sự quan tâm như:
1. Dành cho xã sự ưu tiên trong đầu tư xây dựng các hạng mục trọng điểm, trước tiên quan tâm đến hạng mục đầu tư cho phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ án hoàn thành các tiêu chí theo bộ tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020.
2. Mở rộng quyền hạn và nâng cao trách nhiệm của xã trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý một số nguồn vốn đầu tư, để nâng cao tính chủ động sáng tạo trong công việc.
3. Đề nghị Trung ương, tỉnh, huyện xem xét phân bổ nguồn vốn đầu tư, kịp thời để xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ án hoàn thành các tiêu chí theo bộ tiêu chí nông thôn mới theo đúng mục tiêu đồ án..
4. Có chính sách hỗ trợ học sinh nội trú dân nuôi cho tất cả con em dân tộc trên địa bàn xã, không phân biệt hộ nghèo hay không hộ nghèo trong suốt thời gian phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới (2011 - 2020).
5. Áp dụng đồng bộ các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nhân dân./.
6. Đề nghị các cơ quan chức năng trong huyện tổ chức thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt đề án xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã Thào Chư Phìn giai đoạn 2011-2020, tạo cơ sở pháp lý để địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện theo đúng tiến độ./.