Khái niệm
Tiểu đường là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và có tốc độ gia tăng rất nhanh. Bệnh này nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng người bệnh như các tổn thương thần kinh, tim mạch, thị giác, nguy cơ nhiễm trùng… Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một bệnh nguy hiểm đặc trưng bằng mức đường (glucose) trong máu cao, nguyên nhân là do thiếu insulin hoặc kháng insulin với các mức độ khác nhaụ Những người mắc bệnh không những có lượng đường cao trong máu mà cao cả trong nước tiểụ
Theo thống kê trên thế giới hiện nay có khoảng 347 triệu người mắc bệnh tiểu đường, trong đó hàng năm gần 10 triệu ca bệnh mới và hơn 3 triệu người chết liên quan đến tiểu đường. Trên 80% các ca tử vong xuất hiện ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Theo ước tính, đến năm 2030 bệnh tiểu đường sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7. Tại Mỹ, số người bị tiểu đường tăng từ 5,3% năm 1997 lên 6,5% năm 2003 và tiếp tục tăng rất nhanh. Người có độ tuổi trên 65 bị tiểu đường cao gấp hai lần người trong độ tuổi 45–54. Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh, chiếm 6% dân số và dự báo tăng lên 7-8 triệu người vào năm 2025. Số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở Việt Nam lại có tốc độ
phát triển rất nhanh. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì trong thời gian ngắn sẽ phát triển thành bệnh.
Phân loại bệnh
Một cách tổng quát, bệnh tiểu đường được chia làm 2 dạng chính: tuýp 1 và tuýp 2.
− Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em từ dưới 20 tuổi và chiếm khoảng 15% trong số các ca bệnh. Nguyên nhân là do cơ thể không sản xuất được insulin. Khi thiếu insulin, glucose trong máu không chuyển hóa được thành glycogen làm cho lượng glucose trong máu tăng caọ
− Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, chiếm khoảng 90% trong tổng số trường hợp bị tiểu đường. Đối với những người bị tiểu đường tuýp 2, mặc dù cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng các insulin này trơ và kém nhạy cảm trong quá trình chuyển hóa đường thành glycogen. Khi đó, cơ thể phản ứng bằng cách tăng quá trình sản xuất insulin và gây quá tải cho tuyến tụỵ Theo thời gian, lượng insulin được tiết ra dần dần giảm.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có nguyên nhân tiềm ẩn trong cấu tạo gen, điều này làm cho bệnh phát triển nhanh hơn. Nếu những người mang gen tiềm ẩn được phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa bằng cách ăn uống hợp lí thì bệnh có thể không xuất hiện hoặc phát triển chậm, nhưng bệnh vẫn giữ ở dạng tiềm ẩn. Trong trường hợp ngược lại, bệnh sẽ phát triển rất nhanh.
Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 1: với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, họ sẽ phải tiêm insulin thường xuyên trong cả cuộc đời vì cơ thể họ không có khả năng tạo ra hoocmon nàỵ Insulin có nhiều loại nhưng nằm trong hai dạng chính tùy theo tác dụng nhanh hay chậm: dạng tác dụng nhanh dùng ngay trước bữa ăn để tăng lượng insulin trong cơ thể phù hợp với lượng carbohydrat sắp
nhập vào, dạng tác dụng chậm dùng vào buổi tối để giữ lượng đường trong máu không tăng vọt trong nhiều giờ vào hôm saụ
Hiện nay, việc uống insulin dạng viên là không thể vì insulin trong môi trường dạ dày sẽ bị phân hủỵ Do đó, các nhà khoa học đang nghiên cứu bọc insulin trong một vỏ nang thích hợp để thuốc có thể qua được dạ dày, giải phóng ra trong ruột non và ngấm vào máụ Thời gian gần đây, ta thấy xuất hiện insulin dưới dạng bột, nó được đưa vào máu qua đường phổị Qua nhiều năm nghiên cứu, người ta phát hiện được dạng thuốc bột này có hiệu quả rất caọ
Phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 2: Phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, phương pháp chữa trị gắn liền với việc ăn uống thích hợp, tăng cường hoạt động. Chỉ bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mới dùng thuốc uống kết hợp với những chất đặc hiệu nhằm làm giảm lượng đường huyết. Bệnh nhân có thể dùng riêng thuốc viên hoặc kết hợp với phương pháp tiêm insulin.
Thuốc sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu chia ba nhóm: + Nhóm thuốc thúc tụy tạng tiết thêm insulin
+ Nhóm thuốc giúp insulin hoạt động hữu hiệu hơn
+ Nhóm ngăn ruột bớt hấp thu đường khi ăn bằng chất ức chế enzyme α- glucosidase
Phương pháp ức chế enzyme α-glucosidase trong điều trị tiểu đường tuýp 2 được ưu tiên sử dụng vì cơ chế đơn giản, an toàn, chỉ xảy ra trong bộ phận tiêu hóa chứ không tham gia vào quá trình chuyển hóa đường hay cải thiện chức năng của insulin cũng như kích thích sự sản sinh insulin… như các phương pháp khác.