Kết quả phẫu thuật và điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kết quả lâm sàng, chuẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào thần kinh đệm ác tính tại bệnh viện hữu nghị việt đức​ (Trang 50)

3.2.1. Kết quả trong phẫu thuật

Bảng 3.15. Kết quả lấy u trong phẫu thuật

Kết quả Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Lấy hết u 48 64

Lấy gần hết u 25 36

Sinh thiết u 0 0

Tổng 75 100

Nhận xét: đa số bệnh nhân được phẫu thuật lấy hết u (64%), 36% các trường hợp được lấy gần hết u, không có trường hợp nào phẫu thuật sinh thiết u.

3.2.2. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật

3.2.2.1. Điểm Glasgow lúc ra viện so với lúc vào viện

Bảng 3.16. Điểm Glasgow lúc ra viện so với lúc vào viện

Điểm Glasgow Lúc vào Lúc ra viện Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) ≤ 8 điểm 4 5,3 1 1,3 9 - 13 điểm 11 14,7 5 6,7 14 - 15 điểm 60 80 69 92

Nhận xét: sau khi phẫu thuật tình trạng tri giác bệnh nhân đa số cải thiện rõ rệt so với trước mổ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm Glasgow 14 - 15 điểm chiếm 92%.

3.2.2.2. Biến chứng sau phẫu thuật

Bảng 3.17. Biến chứng sau phẫu thuật

Biến chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Chảy máu Dưới da đầu 0 0 Ngoài màng cứng 0 0 Dưới màng cứng 0 0 Trong não 1 1,3 Não thất 0 0 Phù não 2 2,6

Nhiễm khuẩn Vết mổ 0 0 Viêm màng não 1 1,3 Viêm xương 0 0 Áp xe não 0 0

Nhận xét: biến chứng sau mổ chiếm tỷ lệ thấp trong đó có 1 trường hợp chảy máu trong não vị trí ổ mổ chiếm 1,3%, 2 trường hợp phù não sau mổ chiếm 2,6% (cả 2 trường hợp đều được phẫu thuật giải tỏa não, sau mổ ổn định ra viện), 1 trường hợp viêm màng não chiếm 1,3% (trường hợp này điều trị nội khoa ổn định ra viện).

3.2.2.3. Điều trị phối hợp sau mổ

Bảng 3.18. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị phối hợp sau mổ

Phƣơng pháp điều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Xạ trị 9 14,8 Hóa trị 3 4,9 Xạ trị + Hóa trị 6 9,8 Thuốc nam 2 3,3 Khác 3 4,9 Không điều trị 38 62,3

Tổng 61 100

Nhận xét: sau phẫu thuật 6 tháng tiến hành khám lại được 61/75 bệnh nhân, kết quả thấy đa số các trường hợp không điều trị phối hợp sau mổ chiếm 62,3%; 14,8% các trường hợp được điều trị xạ trị; 9,8% các trường hợp điều trị phối hợp xạ trị và hóa trị; 8,2% bệnh nhân được điều trị hóa chất và các phương pháp khác.

3.2.2.4. Điểm GOS của bệnh nhân sau phẫu thuật 6 tháng

Bảng 3.19. Điểm GOS của bệnh nhân sau phẫu thuật 6 tháng

Điểm GOS Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Tử vong (độ 1) 26 42,6

Sống thực vật ( độ 2) 0 0

Di chứng nhẹ ( độ 3) 9 14,8

Di chứng nặng (độ 4) 18 29,5

Hồi phục ( độ 5) 8 13,1

Nhận xét: sau phẫu thuật 6 tháng tỷ lệ tử vong là 26/61 chiếm 42,6%, 29,5% các trường hợp có di chứng nhẹ, 14,8% di chứng nặng 13,1% bệnh nhân hồi phục.

3.2.2.5. Điểm Karnofsky của bệnh nhân sau phẫu thuật 6 tháng

Bảng 3.20. Điểm Karnofsky của bệnh nhân sau phẫu thuật 6 tháng so với trƣớc mổ

Điểm Karnoski

Trƣớc phẫu thuật Sau phẫu thuật 6 tháng Số bệnh

nhân Tỷ lệ (%) Số bệnh

nhân Tỷ lệ (%)

(80- 100 điểm) Nhóm 2 (60- 70 điểm) 14 18,7 18 29,5 Nhóm 3 (40- 50 điểm) 9 12,0 8 13,2 Nhóm 4 (10- 30 điểm) 2 2,6 0 0 Nhóm 5 (0 điểm) 0 0 26 42,6 Tổng 75 100 61 100

Nhận xét: sau phẫu thuật 6 tháng đánh giá chỉ số chức năng sống được 35 bệnh nhân, trong đó bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm 2 chiếm 51,4%

(18/35); nhóm 1 chiếm 25,7% (9/35); nhóm 3 chiếm 22,9% (8/35).

3.2.2.6. Di chứng sau phẫu thuật

Bảng 3.21. Di chứng sau phẫu thuật

Di chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Rối loạn tâm thần 0 0

Rối loạn ngôn ngữ 3 8,6

Liệt 14 40,0

Không 14 40,0

Tổng 35 100

Nhận xét: Sau 6 tháng số bệnh nhân bị di chứng liệt là 14/35 chiếm 40%, động kinh chiếm 14,4%, rối loạn ngôn ngữ chiếm 8,6%, không bị di chứng gì chiếm 40%.

3.2.2.7. Mối liên quan giữa vị trí u với tỷ lệ sống sau mổ

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa vị trí u với tỷ lệ sống sau mổ Vị trí u Bệnh nhân tử

vong Bệnh nhân Sống Tổng

U hố sau 2 10 12

Vị trí khác 24 25 49

Tổng 26 35 61

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,43; r = -0,26

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc vào vị trí u trên lều hay u vùng hố sau. U vùng hố sau có tỷ lệ tử vong là 2/12 chiếm 16,7%, u trên lều có tỷ lệ tử vong là 24/49 chiếm 48,9%.

3.2.2.8. Mối liên quan giữa kích thước u với tỷ lệ sống sau mổ

Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kích thƣớc u với tỷ lệ sống sau mổ

Kích thƣớc u Chết Sống Tổng

U < 40 mm 2 8 10

U ≥ 40 mm 24 27 51

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,11; r = -0,203

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc vào kích thước u. Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có u < 40 mm là 2/10 chiếm 20%, ở bệnh nhân có u ≥ 40 mm là 24/51 chiếm 47,1%.

3.2.2.9. Mối liên quan giữa mức độ xâm lấn của u với tỷ lệ sống sau mổ

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa u xâm lấn thể trai với tỷ lệ sống sau mổ

Mức độ xâm lấn Chết Sống Tổng

Xâm lấn thể trai 12 21 33

Không xâm lấn thể trai 14 14 26

Tổng 26 35 61

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,29; r = -0,137

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc u xâm lấn vào vùng thể trai. Tỷ lệ tử vong của nhóm u xâm lấn thể trai là 12/33 ( chiếm 36,4%), nhóm không xâm lấn thể trai là 14/26 (chiếm 53,8%).

Bảng 3.25. Mối liên quan giữa u xâm lấn đồi thị với tỷ lệ sống sau mổ

Mức độ xâm lấn Chết Sống Tổng

Xâm lấn đồi thị 10 10 20

Không xâm lấn đồi thị 16 25 41

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,42; r = -0,104

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc u xâm lấn vào vùng đồi thị. Tỷ lệ tử vong của nhóm u xâm lấn đồi thị là 10/20 (50%), nhóm không xâm lấn đồi thị là 16/41 (chiếm 39,1%).

Bảng 3.26. Mối liên quan giữa u xâm lấn thân não với tỷ lệ sống sau mổ

Mức độ xâm lấn Chết Sống Tổng

Xâm lấn thân não 3 7 10

Không xâm lấn thân não 23 28 51

Tổng 26 35 61

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,38; r = 0,113

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc u xâm lấn vào thân não. Tỷ lệ tử vong của nhóm u xâm lấn thân não là 3/10 (chiếm 30%), nhóm không xâm lấn thân não là 23/52 ( chiếm 45,1%).

3.2.2.10. Mối liên quan giữa mô bệnh hoc của u với tỷ lệ sống sau mổ

Bảng 3.27. Mối liên quan giữa u não thể Anaplastic astrocytoma với tỷ lệ sống sau mổ

Mô bệnh học Chết Sống Tổng số

Khác 22 30 52

Tổng số 26 35 61

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,90; r = -0,15

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc u não thể Anaplastic astrocytoma. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhóm này chiếm 44,4% (4/9).

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa u não thể Anaplastic oligodendroglioma với tỷ lệ sống sau mổ

Mô bệnh học Chết Sống Tổng số

Anaplastic oligodendroglioma 1 10 11

Khác 25 25 50

Tổng số 26 35 61

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,12; r = -0,318

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ của u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc u não thể Anaplastic oligodendroglioma. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhóm này chiếm 9% (1/11).

Bảng 3.29. Mối liên quan giữa u não thể glioblastoma với tỷ lệ sống sau mổ

Mô bệnh học Chết Sống Tổng số

Khác 7 26 33

Tổng số 26 35 61

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; r = 0,47

Nhận xét: trong nghiên cứu này bệnh nhân u não thể glioblastoma có tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng thấp hơn các loại khác trong nhóm. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhóm này chiếm 67,9% (19/28).

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa mức độ ác tính của u với tỷ lệ sống sau mổ

Mức độ ác tính Chết Sống Tổng

Độ III 6 18 24

Độ IV 20 17 37

Tổng 26 35 61

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,25; r = 0,287

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính độ III và độ IV không có sự khác biệt. Các u độ IV bao gồm: Glioblastoma, Ependymoblastoma, Medulloblastoma, các u còn lại thuộc nhóm độ III. Tỷ lệ tử vong của nhóm u độ III chiếm 25% (6/24), nhóm độ IV chiếm 54,1% (20/37).

Bảng 3.31. Mối liên quan giữa mức độ lấy u trong mổ với tỷ lệ sống sau mổ Mức độ lấy u Chết Sống Tổng Lấy hết u 15 27 42 Lấy gần hết u 11 8 19 Tổng 26 35 61

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p = 0,11; r = -0,208

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính không phụ thuộc vào mức độ lấy u trong phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong của nhóm phẫu thuật lấy hết u là 15/42 (chiếm 35,7%), của nhóm lấy gần hết u là 11/19 (chiếm 57,9%).

3.2.2.12. Mối liên quan giữa điều trị phối hợp sau mổ với tỷ lệ sống sau mổ

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa điều trị phối hợp sau mổ với tỷ lệ sống sau mổ

Điều trị sau mổ Chết Sống Tổng

Phẫu thuật đơn thuần 23 15 38

Phẫu thuật + tia xạ + hóa chất 2 16 18

Tổng 25 31 56

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; r = 0,465

Nhận xét: trong nghiên cứu này tỷ lệ sống sau mổ 6 tháng của những bệnh nhân u não tế bào thần kinh đệm ác tính được điều trị phối hợp xạ trị, hóa chất sau mổ cao hơn những bệnh nhân được phẫu thuật đơn thuần. Tỷ lệ tử vong sau 6 tháng ở nhóm bệnh nhân phẫu thuật đơn thuần là 60,5% (23/38), nhóm phẫu thuật được điều trị phối hợp tia xạ, hóa chất là 11,1% (2/18).

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng

4.1.1.1. Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.1) tuổi mắc bệnh chủ yếu ở độ tuổi ≥ 40 tuổi chiếm 57,3%. Độ tuổi trung bình mắc bệnh tương đối trẻ 41,3 tuổi, trong đó nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 50 đến 59 tuổi chiếm 25,3%. Kết quả cho thấy tuổi mắc bệnh có thể gặp ở bất kỳ nhóm tuổi nào.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên của Dương Chạm Uyên và cộng sự (2003) đó là tuổi thường gặp u thần kinh đệm bán cầu là trên 45 tuổi, chiếm 60%, Kiều Đình Hùng (2006) nhóm tuổi hay gặp nhất là trên 40 tuổi, chiếm 53,5%. Hoàng Minh Đỗ (2009) nhóm tuổi hay gặp nhất là trên hoặc bằng 40 tuổi, chiếm 59,3%. Trần Chiến (2010) nhóm tuổi hay gặp nhất của u nguyên bào thần kinh đệm là từ 51- 60 tuổi, chiếm 28,8% [ 9], [13], [26].

Ở nước ngoài, Hildebrand và cộng sự (1992) phân tích 10 nghiên cứu do cơ quan Châu Âu nghiên cứu, tuổi mắc u thần kinh đệm chủ yếu ở độ tuổi trên 50. Simson và cộng sự (1993) tổng kết 1758 bệnh nhân u thần kinh đệm ác tính cao của nhóm xạ trị ung thư, các tác giả cũng nhận kết quả tương tự. Tại Pháp, nghiên cứu của Fleury (1997) cho thấy tuổi thường gặp của u thần kinh đệm ác tính là 50 - 70 tuổi [6], [39], [58].

4.1.1.2. Giới mắc bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.1) gặp nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ tương ứng là 53,3% so 46,7%. Kết quả này cũng tương tự kết quả của các tác

giả Dương Chạm Uyên (2003), Hoàng Minh Đỗ (2006) tỷ lệ nam và nữ là 60% và 40 %, Trần Chiến (2010) tỷ lệ nam và nữ là 54% và 46% [6], [9], [26].

4.1.1.3. Tiền sử bệnh + Tiền sử bản thân

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) có 12 bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh u não chiếm 16%, đa số đã được phẫu thuật lấy u (11/12), một bệnh nhân còn lại được điều trị tia xạ. Đây là những trường hợp u não ác tính sau mổ đa số không được điều trị phối hợp với các phương pháp khác như tia xạ hay hóa chất, u tái phát nhanh và phải điều trị phẫu thuật lần 2. Có 3 bệnh nhân mắc các bệnh kèm theo: 2 trường hợp tăng huyết áp, 1 trường hợp đái tháo đường thì sau phẫu thuật 6 tháng 2 bệnh nhân đã tử vong, các bệnh mạn tính kèm theo cũng là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật tuy nhiên do số lượng còn ít nên còn ít giá trị.

+ Tiền sử gia đình: không có trường hợp nào trong số 75 hồ sơ ghi tiền sử u não của gia đình. Điều này chứng tỏ các bác sĩ chưa chú ý tới yếu tố gia đình.

4.1.1.4. Lý do vào viện

Lý do vào viện thường gặp theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3) là đau đầu chiếm 84,1% các trường hợp nhập viện, ngoài ra còn gặp các lý do khác như nôn, liệt nửa người chiếm 4,0%, hôn mê chiếm 2,7%, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực, giảm trí nhớ, động kinh chiếm 1,3%. Các nghiên cứu của Dương Chạm Uyên (2003), Nguyễn Công Hoan (2004), Hoàng Minh Đỗ (2009), Trần Chiến (2010) tỷ lệ đau đầu do u não cũng tương tự như số liệu của chúng tôi. Tuy nhiên đau đầu là triệu chứng chính của hội chứng tăng áp lực nội sọ và cũng là triệu chứng xuất hiện sớm và phổ biến nhất của bệnh nhân đến khám, vì vậy đây không phải là triệu chứng lâm sàng đặc hiệu để chẩn đoán u não. Mặt khác đau đầu cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác, do đó đau đầu là triệu chứng ít có giá trị chẩn đoán [6], [9], [12], [26],

Nhờ sự phát triển của các thông tin khoa học và những tiến bộ của chẩn đoán hình ảnh khiến bệnh nhân đến viện sớm thay vì đến muộn khi đã có liệt, rối loạn tâm thần hoặc hôn mê, tỷ lệ bệnh nhân đến viện khi đã bị liệt hoặc hôn mê trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu trước.

4.1.1.5. Thời gian khởi bệnh

Thời gian khởi bệnh là thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được cho đến khi vào viện, theo kết quả bảng 3.4 cho thấy đa số bệnh nhân đến viện trong vòng 3 tháng chiếm tỷ lệ 76,0%, trên 3 tháng chiếm tỷ lệ 24,0%. Điều này chứng tỏ bệnh tiến triển nhanh, mặt khác nhờ có các phương tiện thông tin, người bệnh đã ý thức được bệnh nên đến khám sớm. Nghiên cứu này phù hợp với Kiều Đình Hùng, bệnh nhân đến viện sớm dưới 3 là tháng 81,4%; Hoàng Minh Đỗ dưới 3 tháng là 51%; Trần Chiến dưới 3 tháng là 62%. Theo Muller và cộng sự: u thần kinh đệm ác tính cao, có thời gian phát triển nhanh 70% đến 80% là dưới 3 tháng. Theo Kennetb những khối u thần kinh đệm tiến triển nhanh có xu hướng ác tính cao, đa số phát hiện trong vòng 2 tháng đầu khi có triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân đến khám bệnh sau 12 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên chiếm 9,4%, điều này cho thấy vẫn còn một số bệnh nhân chưa nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu kết quả lâm sàng, chuẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não tế bào thần kinh đệm ác tính tại bệnh viện hữu nghị việt đức​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)