Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ phúc tâm​ (Trang 44 - 55)

Nghiên cứu những cam kết của Việt Nam với WTO về ngành dịch vụ vận tải/ dịch vụ Logistics cho thấy cơ hội cho ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam rất nhiều nhưng thách thức còn nhiều hơn. Để phát triển hiệu quả dịch vụ Logistics tại Việt Nam cần:

- Bất cứ ngành dịch vụ nào khi mới phát triển cũng điều cần sự nâng đỡ của Chính phủ về cơ chế, chính sách, chế độ tài chính và đặc biệt là sự bảo hộ khi còn non trẻ, đặc biệt với ngành dịch vụ Logistics. Theo thống kê chưa đầy đủ hơn 800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia dịch vụ này nhưng có thể điếm trên đầu ngón tay số doanh nghiệp đủ sức để tổ chức và điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistics. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần đều nhỏ bé, hạn chế về vốn, công nghệ và trình độ nhân lực, có thể vì thế nên chỉ đủ khả năng làm thuê một phần công đoạn trong cả chuỗi dịch vụ mà doanh nghiệp nước ngoài giành được ngay trên thị trường Việt Nam.

- Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế tránh sự đối đầu khi năng lực cạnh tranh còn yếu. Chính phủ cần phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc khai phá thị trường cho doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập việc nâng đỡ các ngành dịch vụ thông qua các biện pháp hỗ trợ tài chính, trợ cấp là không phù hợp và dễ bị áp dụng các biẹn pháp chống trả thì những hổ trợ về nghiên cứu thị trường và hành lang pháp lý đối với các nước đối tác là vô cùng quan trọng.

- Cần tiếp tục sớm xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động Logistics. Qua đó tạo môi truờng pháp lý thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Để làm tốt việc này cần nghiên cứu kỹ và rút kinh nghiệm từ các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Xây dựng chiến lược cụ thể cho các ngành dịch vụ gắn liền hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt là dịch vụ giao nhận. Đồng thời cũng cần sự phối hợp các chiến lược phát triển các ngành khác nhằm tạo sự phát triển đồng bộ nhất quán tránh tình trạng đầu tư lãng phí, kém hiệu quả.

- Chính phủ cần một chính sách nhất quán trong mở cửa thị trường dịch vụ với những bước đi được tính toán cụ thể tránh trường hợp gây ra những bất ổn cho thị trường do sự thay đổi về chính sách. Tự do hóa từng bước sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh và dần dần lớn mạnh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đặc biệt khi tham gia vào thị trường thế giới.

- Đơn giản hóa các văn bản pháp luật giúp các đối tượng sử dụng dễ dang và hiệu quả hơn.

- Cập nhật biểu thuế cụ thể hóa các sắc thuế để tránh việc các nhân viên hải quan vận dụng cách hiểu biết riêng của mình để áp sản phẩm vào dòng thuế khác gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.

- Quyết tâm chống tiêu cực tham nhũng và quan liêu trong các cơ quan hành chính tạo lòng tin và sự thuận tiện cho các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra bất ngờ về tác phong làm việc của các cán bộ công chức hải quan ở từng chi cục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nêu cao tinh thần giác ngộ tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ công chức hải quan.

- Cải thiện dịch vụ hàng hóa, dịch vụ vận tải, dịch vụ khai báo, tính thuế tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu, cải tiến bằng cách áp dụng công nghệ

thông tin hiện đại trong việc đẩy nhanh tốc độ thông quan hàng nhập khẩu, giảm dần sự tiếp xúc của cán bộ hải quan với doanh nghiệp bằng việc đăng ký tờ khai hải quan qua mạng máy tính, hoàn thiện các chương trình khai báo tự động.

- Giảm thuế xuất nhập khẩu cho các mặt hàng vừa khuyến khích tăng kim ngạch xuất nhập khẩu vừa tạo môi trường cạnh tranh tự do năng động cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời thúc đẩy nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu vì hàng rào kỹ thuật là cánh cửa thông minh biến các mặt hàng nhập khẩu đúng tiêu chuẩn, chất lượng cao, nâng cao tầm vóc và ý thức doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ và đầu tư đa dạng hơn phương tiện chuyên chở đường biển, xây dựng kho bãi hiện đại, nâng cấp hệ thống cảng biển.

- Rút ngắn thời gian hoàn thuế để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. - Nhà nước cần quản lý tốt công tác xuất nhập khẩu sử dụng công cụ hải quan

hiệu quả để chống buôn lậu tạo điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu phát triển.

- Bộ Thương mại và các ngành có liên quan đến hoạt động ngoại thương cần có sự phối hợp chặt chẽ để triển khai nhanh chóng kịp thời các chủ trương nghị quyết của Thủ tướng chính phủ.

- Đảng và nhà nước tăng cường quan hệ với các tổ chức hiệp hội giao nhận quốc tế quốc tế thông qua đó quảng bá hình ảnh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải trong nước.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Đó là toàn bộ giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của công ty nhằm để nâng cao chất lượng giao nhận hàng hóa giúp công ty có thể cạnh tranh được với những công ty lớn mạnh và lâu năm trong lĩnh vực giao nhận vận tải.

KẾT LUẬN

Giao nhận là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chuỗi các nghiệp vụ của quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Chính vì vậy giao nhận vận tải đã trở thành ngành nghề kinh doanh dịch vụ không thể thiếu đối với mỗi quốc gia trên thế giới. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằng chính nội lực của mình. Hiểu rõ được nhu cầu đó công ty Phúc Tâm đã nỗ lực trong hoạt động kinh doanh hoàn thiện bộ máy tổ chức để đạt được kết quả tốt nhất. Với sự lãnh đạo sáng suốt của cấp quản lý, tinh thần làm việc chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên công ty đã đạt được những thành tích đáng kể.

Trong suốt nhưng năm hoạt động và phát triển cùng với sự am hiểu về thị trường kết hợp với các chiến lược kinh doanh công ty đã giải quyết được những vấn đề ùn tắc trong kinh doanh. Mặc dù trong bối cảnh tình hình kinh tế đang khó khăn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giao nhận ngày càng gay gắt nhưng công ty Phúc Tâm vẫn có thể đứng vững trên thị trường với doanh thu vẫn tăng qua từng năm và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm hoạt động và luôn biết cách cập nhật thông tin liên quan đến nghiệp vụ giao nhận vận tải trong và ngoài nước. Công ty từng bước hoàn thiện và đã khẳng định được uy tín của mình với khách hàng và vị thế trên thị trường. Để giữ vững thành quả đó tập thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty đã và đang nổ lực phấn đấu không ngừng nhằm đạt được mục tiêu chiến lược là thu hút ngày càng nhiều khách hàng và tăng nguồn lợi vững chắc cho công ty. Song song với thành quả đó công ty cũng không thể tránh khỏi những khó khăn trong kinh doanh đòi hỏi công ty phải nhạy bén nắm bắt cơ hội thị trường tạo được nhiều bước tiến hơn nữa.

Những thành quả mà công ty đạt được trong suốt quá trình hoạt động chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên công ty với mong muốn công ty đứng vững và ngày càng vươn xa hơn nữa góp phần vào sự phồn vinh của nước nhà. Với những gì đạt được em tin công ty Phúc Tâm sẽ đạt được nhiều kết quả thành công trong tương lai, không ngừng phát triển lớn mạnh và là địa chỉ tin cậy của khách hàng trong và ngoài nước.

Qua đợt thực tập này em cũng nhận thấy được tầm quan trọng của xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường đặc biệt là giao nhận hàng hóa. Nó là một cầu nối quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế nước ta cũng như thế giới nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình quản trị Logistics trường đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

2. Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương trường đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Hoàng Văn Châu (2009), Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa ngoại thương, Nhà xuất bản Thống Kê.

4. Đoàn Thị Hồng Vân (2006), Giáo trình quản trị Logistics, Nhà xuất bản Thống Kê.

5. PGS TS Nguyễn Như Tiến (2011), Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

6. Lê Duy Hiệp (2013), Chuyên đề phát triển Logistics, web Diễn đàn doanh nghiệp.

7. Nguyễn Ngọc Huệ (2013), Chuyên đề vận tải biển Việt Nam, web Diễn đàn hàng hải Việt Nam.

PHỤ LỤC: Bộ chứng từ của lô hàng tháng 2/7/2015

A. Hợp đồng (Contract)

B. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) C. Phiếu đóng gói (Packing List)

D. Thông báo hàng đến (Arvival Notice) E. Lệnh giao hàng (Delivery Order) F. Vận đơn (Bill Of Lading)

G. Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)

H. Danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan I. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI

1.1: Khái quát về dịch vụ giao nhận ... 3

1.1.1: Khái niệm...3

1.1.2: Vai trò...3

1.1.3 Phạm vi các dịch vụ giao nhận...4

1.1.3.1: Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)...4

1.1.3.2: Thay mặt người nhận hàng...5

1.2: Khái quát về người giao nhận...5

1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận...6

1.2.2 Trách nhiệm của người giao nhận...6

1.2.3 Vai trò của người giao nhận...7

1.2.4 Mối quan hệ của người giao nhận và các bên liên quan...8

1.3: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển...8

1.3.1 Cơ sở pháp lý...8

1.3.2 Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển...11

1.3.3 Các nhân tố tác động...12

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PHÚC TÂM 2.1: Tổng quan về công ty ... 15

2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển...15

2.1.2: Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu...16

2.1.3: Cơ cấu tổ chức...17

2.2: Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng dường biển tại công ty Phúc Tâm...19

2.1.1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng………19

2.1.2: Kiểm tra bộ chứng từ………...20

2.1.3: Quy trình nhận lệnh giao hàng D/O……….21

2.1.5: Khai báo hải quan điện tử ...23

2.1.6: Làm thủ tục hải quan.……….………..23

2.1.7: Thủ tục nhận hàng tại cảng………..27

2.1.8: Chuyên chở hàng về nhà máy.………30

2.1.9: Thủ tục kiểm hàng, giao hàng.………31

2.1.10: Thủ tục lưu, quyết toán bàn giao tờ khai và chứng từ.………31

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY PHÚC TÂM 3.1: Nhận xét chung ... 34 3.1.1: Điểm mạnh...34 3.1.2: Điểm yếu...35 3.1.3: Cơ hội...35 3.1.4: Thách thức...36 3.2: Giải pháp ... 36 3.3: Kiến nghị ... 42

3.3.1: Đối với công ty...………42

3.3.2: Đối với nhà nước……….…43

KẾT LUẬN ... 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 48

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Quy trình giao nhận hàng hóa ...trang 11 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty ... 17 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty ... 19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ phúc tâm​ (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)