Lời tựa cho bộ Lịch Sử Cảm Ứng Thống Kỷ

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Hạ) Phần 1 docx (Trang 34 - 36)

(năm Dân Quốc 18 - 1929)

Lịch Sử tường thuật những chuyện thanh bình hay loạn lạc, hiền hay ngu xưa nay. Cảm Ứng là những chứng nghiệm về sự được - mất, tốt - xấu xưa nay. Lịch sử nhiều quá, ai có thể đọc trọn khắp từng chuyện cho được! Vì thế, đặc biệt chọn lấy những sự tích cảm ứng rõ ràng nhất ghi lại hết để cống hiến cho những người cùng hàng, hòng làm tấm gương “cách vật, trí tri, thành tâm, chánh ý, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” ngõ hầu tâm hợp với đạo, tâm hợp với Phật, thiên hạ sẽ thái bình, nhân dân sẽ yên vui. Phải biết: Nói đến cảm ứng chính là nói đến nhân quả vậy. Tu nhân như thế nào sẽ được quả như thế ấy, như trồng dưa

34

Thiên Như Duy Tắc (không rõ năm sanh -1354), là một vị cao tăng thuộc tông Lâm Tế sống vào thời Nguyên, xuống tóc từ nhỏ tại Hòa Sơn, về sau qua Thiên Mục, đắc pháp với ngài Trung Phong Minh Bản, được nối pháp của ngài Trung Phong. Sư cực lực hoằng dương Thiền Tông nhưng chuyên tu Tịnh nghiệp, được vua ban danh hiệu Phật Tâm Phổ Tế Văn Huệ Đại Biện Thiền Sư. Sư chú thích kinh Lăng Nghiêm đồng thời tổng hợp, chín tác phẩm chú giải đã có từ thời Đường và Tống, tạo thành bộ Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải 20 quyển, lại soạn bộ Lăng Nghiêm Kinh Viên Thông Sớ 10 quyển. Để xiển minh giáo nghĩa Tịnh Độ, Sư soạn bộ Tịnh Độ Hoặc Vấn nhằm phá trừ những nghi vấn về Tịnh Độ, sách tấn người học tu tập Tịnh nghiệp. Ngoài ra, Sư còn để lại những tác phẩm như Ngữ Lục, Thập Phương Giới Đồ Thuyết v.v…

được dưa, gieo đậu được đậu. Nếu muốn tránh khỏi quả ác, ắt phải tu nhân lành; nếu tạo ác nhân, quyết khó thể được thiện quả! Tôi thường nói: “Nhân quả là phương tiện lớn lao để thánh nhân thế gian xuất thế gian bình trị thiên hạ, độ thoát chúng sanh”.

Nếu không có nhân quả, thiện sẽ không có gì để khuyên, ác không có gì để phạt, há còn bàn đến chuyện “làm sáng tỏ Minh Đức để đạt đến chí thiện, đoạn Phiền Hoặc, chứng Bồ Đề” nữa ư? Do những ai biết có nhân quả ắt sẽ hướng lành, lánh dữ, sửa lỗi hướng thiện, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đánh đổ lòng ham muốn xằng bậy của chính mình để khôi phục lễ nghĩa, ngõ hầu được dự vào bậc thánh, mong lên được cõi Cực Lạc. Bậc thượng bèn yên vui mà làm, bậc trung bèn vì lợi mà làm, bậc hạ bèn miễn cưỡng làm, đều cùng trừ khử được vật dục để tỏ lộ lương tri, thoát đường mê, lên bờ giác. Do vậy, biết thánh hiền, Phật, Bồ Tát tham dự, giúp đỡ cho đạo sanh thành, dưỡng dục, xét từ cội nguồn đến kết thúc chẳng ngoài hai chữ “nhân quả”; đấy là căn cứ lớn lao khiến cho thiên hạ xưa nay thanh bình hay loạn lạc, vững vàng hay nguy ngập và [để được] yên thân, giác ngộ cõi đời, siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử. Nếu muốn vãn hồi thế đạo, lòng người, mà bỏ đi việc đề xướng nhân quả báo ứng, dẫu cho người ấy học thức, đạo đức, thần thông, trí huệ ngang bằng thánh hiền, Phật, Bồ Tát vẫn chẳng làm gì được, huống là những kẻ kém cỏi hơn ư?

Người đời thường tưởng nhân quả diệt mất không dấu vết, thường hay coi thường, chẳng chịu suy xét sâu xa. Đối với những thứ [nhân quả] rõ ràng dễ thấy, có thể có những thứ nhân quả khác xen lẫn vào khiến cho khó thấy được sự báo ứng; phàm phu mắt thịt chẳng biết nguyên do, bèn bảo “thiện ác đều rỗng không, chẳng có nhân quả”. Do vậy, cậy vào thiên kiến của chính mình, cho là đích xác không lầm lẫn, coi lời của thánh hiền, Phật, Bồ Tát đều là hoang đường, vô căn cứ, chẳng đáng noi theo! Từ đấy, phô phang tà kiến của chính mình, lầm lạc khoe khoang là bậc thông gia, lập ra những nghị luận tự lầm, lầm người. Do một đồn thành nhiều, biến đổi tận gốc càng thêm tệ hại đến nỗi ào ạt biến thành những thảm kịch “phế kinh điển, phế luân thường, bỏ lòng hiếu, mặc kệ lòng hổ thẹn, tranh thành, đoạt đất, tàn sát lẫn nhau” mỗi mỗi đều diễn ra, đến nỗi thiên tai nhân họa giáng xuống hằng ngày, vận nước nguy ngập, dân không lẽ sống. Xét đến cội nguồn, nói chung là do chẳng biết nhân quả báo ứng mà ra!

Năm Dân Quốc 13 (1924), vùng Giang - Chiết đánh nhau, cư sĩ Ngụy Mai Tôn tản cư sang Thượng Hải, nghĩ cách muốn dứt sát kiếp để chấm dứt họa loạn cho tương lai. Tôi khuyên ông ta nên đọc khắp hai mươi bốn bộ sử, chọn lấy những chuyện nhân quả báo ứng rõ ràng nhất, chép thành một bộ sách để làm gương răn mình cho các giới trong thiên hạ đời sau. Ông Mai Tôn rất hoan hỷ, từng nhiều lần thương lượng biện pháp, nhưng vì tuổi già, tinh thần chẳng đủ, lại không có sức thỉnh người khác chịu nhọc nhằn thay cho [chính mình] nên đành buồn bã bỏ dở giữa chừng. May sao, tháng Chín năm Dân Quốc thứ 16 (1927), cư sĩ Nhiếp Vân Đài thỉnh được cư sĩ Hứa Chỉ Tịnh biên tập, vâng lệnh của thái phu nhân cung cấp chi dụng. Đến tháng Tám năm nay hoàn thành bản thảo, gặp đúng dịp ông Nhiếp Vân Đài dưỡng bệnh tại Lô Sơn, tôi bèn vượt quyền tiếm phận, lo toan những chuyện trình bày, ấn hành v.v… Do thỏa lòng mong mỏi của tôi, ông Nhiếp Vân Đài bèn vui vẻ giảo định và gom góp tiền bạc để khắc in rộng rãi. Lần đầu in hai vạn bộ; nay lại dùng loại giấy in báo, in một bản với kiểu chữ Tứ Hiệu Tự35 để mong cho giới thanh niên học sinh đều mua đọc được. Hai loại sách này mỗi thứ đều cho đánh máy thành ba bản, tận hết sức chắc cũng in được mấy chục vạn bộ, khiến cho người đời đều biết nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai! Do vậy sẽ giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, ngõ hầu thiên hạ thái bình, nhân dân yên vui sẽ trở thành sự thật, chứ không phải chỉ là niềm hy vọng xuông!

Một phần của tài liệu ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Hạ) Phần 1 docx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)