DỮ LIỆU TRONG BÀI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Vấn đề điểm vỡ cấu trúc và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực ở việt nam và một số quốc gia châu á (Trang 28 - 30)

Nhƣ đã đề cập trong Chƣơng 1, bài nghiên cứu này tập trung vào mối quan hệ giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực trong trƣờng hợp giữa Việt Nam với Mỹ và mở rộng ra các trƣờng hợp giữa một số nƣớc khác ở Châu Á so với Mỹ. Từ phƣơng trình (1), (6), (7), dữ liệu về tỷ giá thực và lãi suất thực của các nƣớc này sẽ đƣợc tính toán nhƣ sau:

Bảng 3.1. Tóm tắt các công thức và dữ liệu trong bài nghiên cứu.

Biến Công thức

Tỷ giá thực (q)

Trong đó,

: Tỷ giá thực đƣợc biểu diễn dƣới dạng logarit cơ số tự nhiên : Tỷ giá danh nghĩa cuối kỳ dƣới dạng logarit cơ số tự nhiên. Trong đó, tỷ giá hối đoái danh nghĩa ở đây là tỷ giá song phƣơng và đƣợc niêm yết theo phƣơng pháp trực tiếp (số lƣợng đồng nội tệ trên một đồng ngoại tệ)

: Chỉ số CPI của quốc gia nội địa dƣới dạng logarit cơ số tự nhiên

: Chỉ số CPI của Mỹ dƣới dạng logarit cơ số tự nhiên

Lãi suất thực (r/r*)

: Lãi suất thực của quốc gia nội địa : Lãi suất thực của Mỹ

: Lãi suất danh nghĩa của quốc gia nội địa : Lãi suất danh nghĩa của Mỹ

Trong đó, lãi suất danh nghĩa của các nƣớc trong bài nghiên cứu này sẽ sử dụng dữ liệu lãi suất thị trƣờng tiền tệ. Trƣờng hợp khác, một số nƣớc bao gồm Việt Nam, Ấn Độ do sự hạn chế về số liệu thống kê sẽ sử dụng lãi suất cho vay để thay thế.

: Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của quốc gia nội địa : Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của Mỹ

Trong đó, tỷ lệ lạm phát đƣợc tính theo phƣơng pháp chỉ số CPI. Ngoài ra, nghiên cứu này sử dụng hai thƣớc đo của tỷ lệ lạm phát kỳ vọng bao gồm:

: Gía trị dự đoán của lạm phát kỳ vọng (ex ante) : Gía trị thực của lạm phát kỳ vọng (ex post)

Nhƣ vậy, để có thể tính toán đƣợc tỷ giá thực, lãi suất thực nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, dữ liệu theo tháng của các nƣớc sẽ đƣợc thu thập bao gồm:

(1). Tỷ giá danh nghĩa đƣợc ghi nhận cuối mỗi tháng;

(2). Lãi suất thị trƣờng tiền tệ, trong đó Việt Nam và Ấn Độ đƣợc thay thế bằng lãi suất cho vay;

(3). Chỉ số giá hàng tiêu dùng CPI với năm gốc là năm 2005;

(4). Tỷ lệ lạm phát tính theo phƣơng pháp chỉ số CPI với hai thƣớc đo gồm giá trị dự đoán (ex ante) và giá trị thực (ex post).

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng và các dữ liệu này đều đƣợc thu thập từ bộ dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của Quỹ tiền tệ thế giới (IFS), trong đó Mỹ là quốc gia cơ sở. Bên cạnh đó, xét về chiều dài của bộ dữ liệu, dữ liệu trong trƣờng hợp nghiên cứu ở Việt Nam sẽ đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1/1996 đến tháng 12/2013 gồm 216 quan sát. Đối với nghiên cứu ở các quốc gia

khác bao gồm Trung Quốc, Hongkong, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, bộ dữ liệu đƣợc thu thập từ tháng 1/1993 đến tháng 12/2013 gồm 252 quan sát. Ngoài ra, nghiên cứu trong trƣờng hợp của các quốc gia khác ngoài Việt Nam chỉ áp dụng thƣớc đo thực của tỷ lệ lạm phát (ex post inflation).

Một phần của tài liệu Vấn đề điểm vỡ cấu trúc và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và lãi suất thực ở việt nam và một số quốc gia châu á (Trang 28 - 30)