Chương 3: một số đề xuất để ứng xử những tác động của những hiệu ứng tâm lý (“hành vi không hợp lý”) trong lý thuyết triển vọng

Một phần của tài liệu Lý thuyết triển vọng và một số ứng dụng đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 42)

hiệu ứng tâm lý (“hành vi không hợp lý”) trong lý thuyết triển vọng trên thị trường chứng khoán việt nam

Tài chính hành vi đem cho ta những giải thích thú vị về hành vi của con người, mà hành vi của con người lại là nền tảng để xây dựng lên nhiều lý thuyết khác. Qua thực trạng diễn biến trên thị trường chứng khoán việt nam, dễ thấy thị trường chứng khoán việt nam không vận hành theo bất cứ một quy luật nào. Lý thuyết thị trường hiệu quả thì hoàn toàn thất bại. Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường chứng khoán. Tài chính hành vi đưa ra rất nhiều những hành vi không hợp lý (hiệu ứng tâm lý) của con người, nhưng trong phần này chúng ta chỉ tập trung vào những hành vi (hiệu ứng tâm lý) mà lý thuyết triển vọng đề cập đến; qua đó ta sẽ đưa ra những đề xuất để ứng xử với những tác động của những hành vi (hiệu ứng) này.

Như đã trình bày ở phần trên, ta có thể thấy lý thuyết triển vọng đã chỉ ra một số hiệu ứng tâm lý, “hành vi không hợp lý”, của các nhà đầu tư trên thị trường. Những hiệu ứng tâm lý này có những tác động nhất định đối với quyết định của con người nói chung và đến thị trường chứng khoán nói riêng. Sau đây sẽ là một số đề xuất để ứng xử với những tác động của những hiệu ứng tâm lý này.

Giải pháp về chính sách:

Từ thực trạng những gì đã và đang xảy ra trên thị trường chứng khoán việt nam đã chứng minh lý thuyết thị trường hiệu quả thật sự gặp thất bại trong việc lý giải những hiện tượng chứng khoán “quá nóng” trong thời gian trước, và những nghiên cứu mới về tài chính hành vi nói chung và lý thuyết triển vọng nói riêng sẽ cung cấp cho những người làm chính sách những giải pháp mới dựa vào tâm lý và cách hành xử của con người để đưa ra quyết định hợp lý.

Lý thuyết triển vọng đề cập đến hiệu ứng chắc chắn và hiệu ứng phản chiếu, từ đây cho ta một gợi ý về việc đưa ra những chính sách. Khi đưa ra những hình thức trừng phạt hay khen thưởng, người làm chính sách cần phải xem xét kỹ hành vi của nhà đầu tư.

Nhà đầu tư thường có xu hướng không ưa thích rủi ro khi đối mặt với những khoản lãi và thích rủi ro hơn khi đối mặt với những khoản lỗ (hiệu ứng chắc chắn, hiệu ứng phản chiếu). Một sự trừng phạt sẽ đem lại một sự thiệt hại lơn hơn so với lợi ích của một phần thưởng đem lại khi chúng có cùng kích thước, vì thế sự trừng phạt có thể được thiết kế để kiềm chế hành vi xấu của nhà đầu tư có thể gây phản ứng ngược lại và khuyến khích mọi người làm cái gì đó xấu hơn. Vì vậy, những người làm chính sách phải cân nhắc đến những hành vi của con người trước khi đưa những hình thức trừng phạt và khen thường hợp lý.

Ứng dụng liên quan đến lạm phát và thị trường chứng khoán:

Đây là một đề xuất đối với thị trường chứng khoán thiên về tác động của tài chính hành vi nói chung đối với việc định giá chứng khoán. Như ở phần trên đã trình bày, chứng khoán trở lên rủi ro hơn khi có tác động của lạm phát. Từ đây ta có thể đưa ra một số điều chỉnh để định giá, khi mà tác động của lạm phát được đề cập đến trong báo cáo thu nhập thị thông tin này sẽ được đưa đến với nhà đầu tư và thị trường chứng khoán sẽ trở lên cân bằng hơn và tránh được tình trạng định giá thấp hay cao của chứng khoán.  Định giá thấp các cổ phần phát hành lần đầu (IPO):

Thuyết triển vọng thừa nhận về sự ác cảm của con người đối với những khoản lỗ (tổn thất). Thuyết này cũng nêu lên – nếu 2 sự kiện có liên quan nhau xuất hiện, một cá nhân có lựa chọn xem xét chúng như 2 sự kiện riêng lẻ (phân biệt) hoặc xem chúng là 1(thống nhất). Như một ví dụ đã nêu ở trên: nếu một người tham gia vào trường đua và đặt cược 2 lần-1 thắng và 1 thua, người này có thể đã kết hợp thống nhất hậu quả và tập trung vào kết quả ròng. Nếu kết quả cuối cùng là tích cực, khoản lời sẽ xuất hiện và việc tập trung vào kết quả này sẽ tạo ra niềm hạnh phúc lớn hơn. Nếu kết quả cuối cùng là thua, phân biệt 2 vụ cá cược này sẽ khiến người đặt cược vui một và buồn 1. Qua đây, chúng ta có thể có một khuyến nghị về việc định giá cổ phần phát hành lần đầu (IPO). Nếu cổ phần phát hành lần đầu được định giá thấp khi giá cổ phiếu lên thì những người sở hữu sẽ cảm thấy hài lòng hơn mặc dù đã chịu tổn thất từ việc bị pha loãng giá cổ phiếu. Vì vậy, các tổ chức có trách nhiệm định giá lên định giá thấp hơn giá trị thực để có thể có một cuộc phát hành thành công.

Từ ứng dụng của lý thuyết triển vọng ta có thể suy ra điều này.

Một phần của tài liệu Lý thuyết triển vọng và một số ứng dụng đối với nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40 - 42)