III. KHÁCH HÀNG VÀ NHÀ CUNG CẤP
1. Phương pháp sản xuất TPS (Toyota Production System)
NGUYÊN TẮC GIỮ THĂNG BẰNG SẢN XUẤT:
Đối với các bộ phận do các hãng, xưởng bên ngoài sản xuất và cung cấp cho công ty Toyota, phương pháp giữ thăng bằng sản xuất (production leveling) cũng được đề cập tới.
Chẳng hạn mỗi tháng hãng cần đến 1000 bộ phận, như vậy trong 25 ngày làm việc mỗi tháng, mỗi ngày cần 40 bộ phận và nếu trong một ngày làm việc người công nhân làm 8 tiếng hay 480 phút thì cứ 12 phút lại cần một bộ phận. Ý tưởng này dẩn đến cách giữ thăng bằng sản xuất.
Hệ thống sản xuất như vậy phải được điều hành bằng cách thiết lập dòng sản xuất, dùng phương pháp làm sao duy trì được nguồng cung cấp không đổi về nguyên liệu, bộ phận…từ bên ngoài, khiến cho việc chế tạo hay lắp ráp được điều hòa.
Phương pháp này cũng tránh cho công ty không cần tốn những nhà kho quá lớn và việc kiểm kê phức tạp vì đã phân được trách nhiện này sang các nhà cung ứng của Toyota.
nguyên liệu, nhân lực và tiên bạc. Toyota không tồn tại dự trữ, việc điều hành sản xuất của họ là làm sao giảm lãng phí, trong đó có sự lãng phí vì chứa hàng(stock on hand). Do đó, nhá máy sản xuất chỉ sản xuất số lượng cần đến theo mỗi bước đi dật lùi về phía trước, từ điểm cuối cùng là cần bao nhiêu, khi nào cần, bộ phận trước đó nhận lấy yêu cầu, tính toán và yêu cầu sự cung cấp từ bộ phận trước nữa.
Việc dự trữ đúng đắn của Toyota đã tránh được sự lãng phí về tiền bạc cho chi phí quản lý dự trữ. :chi phí nhà cửa, kho hàng, sử dụng thiết bị,phương tiện, phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ, thiệt hại hàng dư trữ do bị mất, hư hỏng, không sử dụng được. Cung ứng vật tư cho sản xuất có nghĩa là đảm bảo nhịp độ sản xuất liên tục, nhưng không cần kho chứa nhiều.