huyện Hạ Hòa trong thời gian tới
3.1.1 Mục tiêu
*Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 -2015 và định hướng đến năm 2020 đề ra mục tiêu cho toàn tỉnh như sau:
- Mục tiêu chung:
+ Quy định nguồn nưới và hệ thống sản xuất cung cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao phục vụ sản xuất, đời sống khu vực nông thôn.
+ Phấn đấu đạt mục tiêu cung cấp nước sạch đạt chuẩn Quốc gia cho yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
+ Đáp ứng nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
+ Làm cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý cho các cấp chính quyền và các ngành chỉ đạo chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn; định hướng cho lập kế hoạch trung, dài hạn và làm cơ sở cho các địa phương xây dựng các dự án đầu tư về cấp nước sinh hoạt nông thôn;
+ Lượng nước cấp đảm bảo theo tiêu chuẩn cấp nước TCXDVN 33:2006.
- Mục tiêu cụ thể: Cấp nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 cần đạt được các mục tiêu chính như sau:
+ Đến năm 2015: Đạt 95% dân nông thôn được sử dụng nước hợp lý sinh cho sinh hoạt, trong đó 40% được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia từ công trình cấp
+ Đến năm 2020: Đạt 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 65% được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia từ công tình cấp nước tập trung;
+ Tiêu chuẩn lượng nước cấp cho 1 người là 80 lít/người/ngày đêm với các tiêu chuẩn về nước sạch và nước hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tê.
*Đối với địa bàn huyện Hạ Hòa: Dựa trên các mục tiêu chung của toàn tỉnh, huyện Hạ Hòa đề ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được về quy hoạch cấp nước và các công tác quản lý vận hành công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn như sau:
- Nâng cao vận động, tuyên truyền để người dân hiểu được sự quan trọng của việc sử dụng nước sạch. Đảm bảo số lượng người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là trên 95%, số người sử dụng nước sạch trên 50%. Từ đó tăng số đấu nối, tăng số lượng người dân được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt.
- Tiếp tục quản lý khai thác vận hành tốt các công trình cấp nước sinh hoạt đang hoạt động trên địa bàn huyện
- Nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý mới nâng cao hiệu quả chất lượng cung cấp của các công trình cấp nước sinh hoạt.
3.1.2 Định hướng công tác quản lý trong thời gian tới
Theo Quyết định số 3534 ngày 18/2/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến 2020 :Quy hoạch cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn đến năm 2020 nêu trên đã được xây dựng và phê duyệt từ năm 2011. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế, một số nội dung thực hiện và mục tiêu của Quy hoạch đã không được đảm bảo đúng như yêu cầu đề ra.
Xét theo tình hình thực tế triển khai, từ năm 2016, Chương trình Nước sạch và VSMTNT sẽ được lồng ghép trong Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới (là một dự án thành phần trong Chương trình MTQG Xây dựng Nông thôn mới). Do đó,
trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các mục tiêu Chương trình nước sạch thôn của tỉnh Phú Thọ.
Định hướng kế hoạch giai đoạn 2016-2020 tập trung vào những nội dung sau:
- Nguồn vốn của Chương trình tiếp được ưu tiên đầu tư cho các vùng miền núi đặc biệt khó khăn, vùng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh;
- Ngoài các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cần tranh thủ các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ của UNICEF, vốn vay ADB, vốn WB, vốn chương trình 134,135, vốn tài trợ (Úc, Hà Lan, Đan Mạch, Dfit – Anh), cốn của các tổ chức phi chính phủ...; tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội của tỉnh đẩy mạnh vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư cho nước sạch;
- Công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông nâng cao nhận thức tiếp tục được đẩy mạnh và tăng cường nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp và người dân để tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương; huy động sự tham gia của người dân đối với công tác đầu tư xây dựng công trình;
- Tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư 54/2013/BTC xuống các địa phương; phương thức lập các tổ quản lý vận hành các công trình cấp nước sau đầu tư và giúp họ tự trang trải tài chính là một phương pháp đã được thực hiện và cũng đem lại hiệu quả bước đầu, tạo tiền đề cho mô hình cấp nước an toàn và bền vững, tiếp cận với việc xã hội hóa công tác quản lý công trình cấp nước tập trung nông thôn; Việc định hướng công tác quản lý cần đưa ra kế hoạch hóa rõ ràng, mô hình quản lý phải phù hợp với loại công trình đang vận hành, không áp dụng một mô hình quản lý đại trà cho mọi loại công trình.
- Trong điều kiện kinh tế người dân nông thôn còn khó khăn, vốn ngân sách đầu tư cho Chương trình hạn chế, để đạt được mục tiêu của Chương trình cần tuyên truyền vận động cho nhân dân tự đầu tư, nâng cấp cải tạo công trình cấp nước của hộ gia đình đảm bảo đúng quy cách để xử lý nước sinh hoạt hợp vệ sinh dùng cho ăn uống và sinh hoạt.
a) Kinh phí thực hiện: 1.832,03 tỷ đồng Trong đó phân kỳ đầu tư như sau: - Giai đoạn 2010 - 2015: 894,7 tỷ đồng. - Giai đoạn 2010 - 2020: 937,33 tỷ đồng. b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách Nhà nước: 1.099,22 tỷ đồng. Chiếm 60%. - Vốn đóng góp của nhân dân: 274,8 tỷ đồng. Chiếm 15%.
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác: 485,01 tỷ đồng; Chiếm 25%.