Một số giải pháp để xây dựng văn hóa đạo đức trong kinh doan hở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Bài báo cáo chuyên đề văn hóa đạo đức trong kinh doanh (Trang 28 - 31)

II Nội dung

6.Một số giải pháp để xây dựng văn hóa đạo đức trong kinh doan hở nước ta hiện nay

nước ta hiện nay

Những năm gần đây, xu hướng chung là các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, có những doanh nghiệp đã mời công ty nước ngoài xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình – đây là tín hiệu đáng mừng của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung làm tốt những vấn đề sau để xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam:

- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người lao động để kích thích lòng say mê, tính chủ động, sáng tạo của họ.

- Giáo dục ý thức cho người lao động coi doanh nghiệp là “tổ ấm” của cá nhân mình để nó trở thành nhận thức chung của cả tập thể và tạo nội lực để phát triển cho doanh nghiệp.

- Có cơ chế quản trị hợp lý cho những người có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều được tôn trọng và được hưởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, chế độ thưởng, phạt hợp lý.

b. Xây dựng quan niệm hướng tới thị trường. Việc các doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trường năng động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trường bao gồm nhiều mặt như giá thành, khả năng tiêu thụ, chất lượng đóng gói và chất luợng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hut khách hàng. Tất cả phải hướng tới việc tăng cường sức cạnh tranh, giành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trường là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.

c . Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết. Doanh nghiệp hướng ra thị truờng nói cho cùng là hướng tới khách hàng, phải lấy khách hàng làm trung tâm, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng sau đó mới nghĩ tới doanh lợi.

d . Hướng tới vấn đề an sinh xã hội. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi hiện nay các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhưng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề là ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Do đó, các doanh nghiệp cần thông qua văn hóa doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững vì lợi ích con người và cho các đời sau.

e . Xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội. Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là bộ phận làm nên quá trình phát triển của nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lượng của cải mà còn phải thỏa mãn được nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại như tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này làm hình ảnh doanh nghiệp sẽ đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên đáng kể. Đó cũng là hướng phát triển lành mạnh, thiết thực để các doanh nghiệp đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, vì mục đích: “dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” mà Đảng đã đề ra và được toàn dân ủng hộ.

III Kết luận

Sự phát triển của kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo nên tiền đề cho việc sản xuất nhiều của cải vật chất cho xã hội, mở rộng và đa dạng hóa các mặt hàng và dịch vụ. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO tạo điều kiện tham gia thị trường toàn cầu sẽ là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phấn đấu nhiều hơn nữa để tồn tại phát triển, người tiêu dùng sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bền vững quan tâm và giữ giá thương hiệu của mình, doanh nhân vừa có Tâm vừa có Tài thì không ít các doanh nghiệp hiện nay chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, sản xuất ở dạng “chộp dật” thậm chí làm giả nhãn, mác giảm chất lượng, lừa dối người tiêu dùng.

Tình trạng thực phẩm mất an toàn thường phổ biến trên thị trường gây hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng, người tiêu dùng không biết ăn gì, uống gì? Khá phổ biến hiện nay, tình trạng dụng cụ đo không được kiểm định, taximét bị phá niêm chì để chỉnh lại đồng hồ, cột đo nhiệt liệu gắn thêm thiết bị điều chình dung tích xăng, diezen…có thể một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp không thấy tác hại của việc làm của mình song đa số các doanh nghiệp này đã mất hết “đạo đức”. Quyền và lợi ích người tiêu dùng đã bị xâm hại một cách nghiêm trọng.

Từ những vụ việc trên, chúng ta không thể không nghĩ đến đạo đức trong kinh doanh. Điều này có vẻ như không mới nhưng nó lại không bao giờ cũ. Lẽ thường, người kinh doanh bao giờ cũng nhằm đến cái đích cuối cùng là lợi nhuận. Tuy nhiên, có nhiều cách để đạt được lợi nhuận, nhưng bất luận là cách gì thì điều bắt buộc phải tuân thủ theo đúng các qui định của pháp luật. Vậy, vấn đề đạo đức kinh doanh ở đây là gì? Điều này có mâu thuẫn với sự tuân thủ pháp luật? Câu trả lời rõ ràng là không.

Pháp luật đặt ra để đảm bảo những quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức và đương nhiên cũng bảo vệ những giá trị đạo đức. Trong kinh tế thị trường,

có không ít người kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp cả pháp luật và đạo lý. Nó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức của con người, sự lạnh lùng của đồng tiền và tâm lý chụp giựt. Xét cho cùng, những kẻ vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả cũng sẽ phải trả giá cho chính việc làm của mình, một khi người tiêu dùng mất niềm tin, quay lưng lại và khi bị lôi ra trước ánh sáng pháp luật và dư luận.

Trong một xã hội văn minh và phát triển, nhưng hành vi vô đạo đức trong kinh doanh cần phải lên án mạnh mẽ và nhất định bị loại bỏ.

Một phần của tài liệu Bài báo cáo chuyên đề văn hóa đạo đức trong kinh doanh (Trang 28 - 31)