Mở rộng của hệ thống:

Một phần của tài liệu 6 sử dụng d-ward cho phòng chống ddos (Trang 44 - 48)

 Ưu điểm:

Hệ thống (Hình 16) khắc phục được điểm yếu của D-WARD khi triển khai một cách riêng lẻ. Đó là kết hợp khả năng đánh giá phân loại từ các router nguồn triển khai D- WARD khác. Cuối cùng có thể đưa ra được một phân loại chính xác hơn cho luồng và kết nối đi ra từ hệ thống của mình.

Chi phí cho việc xác thực cũng không cao bằng việc triển khai trực tiếp một kết nối giữa 2 router trong hệ thống phân tán. Vì cơ chế xác thực đã được MySQL thiết kế một cách khá ổn định.

39 Hiệu năng của hệ thống sẽ được tăng lên rõ rệt. Trong một mạng có thể xảy ra cùng lúc nhiều host cùng truy cập vào một dịch vụ nào đó trên mạng nhưng chưa chắc đó là luồng tấn công. Nếu không kết hợp để đánh giá thông qua server cơ sở dữ liệu thì rất có thể D-WARD sẽ giới hạn băng thông và ngăn cản truy cập tới dịch vụ đó. Điều này làm giảm hiệu năng của hệ thống. Nhưng khi triển khai mô hình này, nó sẽ giải quyết vấn đề nêu trên một cách tốt hơn.

 Hạn chế:

Yêu cầu sự hợp tác của nhiều nhà quản lý router nguồn. Điều này thường rất khó đạt được vì mỗi nơi đều sử dụng những chính sách về bảo mật và phòng chống tấn công khác nhau.

Cần có một server cơ sở dữ liệu chung. Chi phí cho server này thường rất khó có một tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm vì kết quả của việc phòng chống này không có tác dụng một cách trực tiếp đến cơ quan doanh nghiệp.

4.2.3. Cài đặt

Thủ tục:

Nếu tỉ lệ số gói tin gửi chia cho số gói tin nhận vượt quá giới hạn cho phép của kiểu gói tin đó (ICMP, TCP, UDP) hoặc đang bị phân loại là SUSPICIOUS hoặc timestamp của luồng lớn hơn hoặc bằng 5 giây thì thực hiện các lệnh:

o Gửi câu lệnh cập nhật tỉ lệ của luồng lên server MySQL

o Lấy thông tin về luồng để thực hiện việc tính toán

o Tính lại tỉ lệ và so sánh với các giá trị rto của mỗi từng kiểu gói tin. Nếu thỏa mãn rto cho phép thì phân loại là NORMAL. Nếu ngược lại bị phân loại là ATTACK và chuyển đến thành phần quản lý giới hạn băng thông thực hiện giới hạn băng thông.

Giả mã:

if(tỷ lệ số gói tin gửi/số gói tin nhận > types_rto hoặc SUSPICIOUS hoặc timestamp >= 5s)

{

40

fprintf(stderr,“%s\n”,mysql_error(conn)); return 0;

};

// conn là kết nối tới MySQL server, query là truy // vấn cập nhật các trường trong cơ sở dữ liệu.

// types_rto tỷ lệ được phép tối đa của kiểu gói tin mysql_query(conn, get_infor);

// lấy thông tin về luồng bị cho là tấn công ở //router này bằng cách gửi truy vấn lên CSDL

ratio = trung bình cộng của các tỉ lệ mà MySQL server thống kê được từ các hệ thống D-WARD khác về luồng đang xét;

if(ratio > type_rto)

return (fs-> classification = ATTACK); else

return (fs-> classification = NORMAL); }

41

Chương 5. Tổng kết

Trong khóa luận này, chúng tôi đã chỉ ra các vấn đề liên quan việc triển khai hệ thống phòng chống DDoS và mở rộng triển khai nó với mô hình client-server. Khóa luận cung cấp một cái nhìn tổng quan trong phòng chống tấn công từ chối dịch vụ. Đó là hiệu quả của việc triển khai hệ thống phòng chống tại nguồn là rẻ và cao hơn hẳn. Nó cũng đưa ra giải pháp triển khai hệ thống tại nguồn để giúp nguồn nhanh chóng phát hiện và dập tắt một cuộc tấn công ngay khi nó bị kẻ tấn công nhen nhóm. Chúng tôi đã đưa ra một số kịch bản để kiểm tra hệ thống gần giống với thực tế và thu được một số kết quả cũng như thống kê của các kịch bản đó. Cuối cùng, chúng tôi đã thảo luận về việc sử dụng mô hình client – server để triển khai hệ thống D-WARD. Bằng cách thông qua server cơ sở dữ liệu để thực hiện việc tính toán và phân loại luồng một cách chính xác để việc phân loại trở nên hiệu quả hơn.

Trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã gặp và thấy được nhiều thứ cần phải được chỉnh sửa ví dụ khả năng phân loại vẫn chưa được tốt, việc giới hạn băng thông không linh hoạt…Trong tương lại, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thiện để có thể triển khai một hệ thống hoàn thiện và ít mắc lỗi hơn.

42

Tài liệu tham khảo

[1]CSI Computer Crime and Security Survey 2009

[2]Document in Linux Redhat 8.0 kernel 2.4.18 [3]DDoS Network Attack and Recognition Defense

http://lasr.cs.ucla.edu/ddos

[4]Denial of service attack

http://en.wikipedia.org/wiki/Denial-of-service_attack

[5] D-WARD, DDoS and Three Network Administrative Domains

http://www.securitydocs.com/library/2652

[6] Doan Cao Thanh, Deploying System for DDoS Defense, Thesis, the summer in 2008

[7] Jelena Mirkovic, D-WARD: Source-End Defense Against Distributed Denial of Service Attacks, 2003

[8] Jelena Mirkovic, Sven Dietrich, David Dittrich, Peter Reiher. Internet Denial of

Service: Attack and Defense Mechanism. Prentice Hall PTR, December 30, 2004.

[9] Katerina Argyraki, David R.Cheriton. Active Internet Traffic Filtering: Real- Time Response to Denial of Service Attacks.

[10] K.Park and H.Lee. On the Effectiveness of Route-Based Packet Filtering for Distributed DoS Attack Prevention in Power-Law Internets. In Proceedings of ACM

SIGCOMM 2001, August 2001. [11] SYN cookies

http://en.wikipedia.org/wiki/SYN_cookies

[12] Lawrence Chung, Slide Client-Server Architecture, The University of Texas, Dallas

Một phần của tài liệu 6 sử dụng d-ward cho phòng chống ddos (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)