Ban giám sát cấp xã
Số người tham gia ban giám sát cấp thôn Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1. Đoàn thể CT-XH 5 71,43 5 71,43
- Mặt trận Tổ quốc 1 14,28 1 14,28 - Hội cựu chiến binh 1 14,28 1 14,28 - Hội nông dân 1 14,28 1 14,28 - Hội phụ nữ 1 14,28 1 14,28 - Đoàn thanh niên 1 14,28 1 14,28
2. Thành phần khác 2 28,57 2 28,57
Tổng 7 7
Qua điều tra, các ban giám sát cấp xã, cấp bản có 7 thành viên, trong đó đa số (71,43%) là thành viên là đại diện MTTQ và các đoàn thể (trưởng ban giám sát là đại diện MTTQ; các thành phần khác là đại diện nhân dân nơi đầu tư xây dựng công trình); quá trình thực hiện, đại diện các tổ chức đoàn thể (ban giám sát) cùng đại diện người dân tham gia giám sát từng nội dung cụ thể trong quá trình thi công các hạng mục từ kiểm tra chất lượng vật tư cho đến chất lượng kỹ, mỹ thuật của công trình. Có thể nói, qua quá trình thực hiện giám sát sẽ giúp các hội viên, đoàn viên phát huy được tính tự chủ cũng như trách nhiệm của mình trong mọi hoạt động XDNTM tại địa phương, đảm bảo sự dân chủ, công khai và minh bạch trong tiến trình xây dựng phát triển thôn, xã. Kết thúc mỗi hạng mục, mỗi công trình của xã, đều tổ chức các cuộc họp để đánh giá các hoạt động đã thực hiện, có được diễn ra theo đúng kế hoạch không, các vấn đề khác liên khác. Từ đó đưa ra các kinh nghiệm cho các hoạt động khác sẽ được thực hiện theo mục tiêu trong những hạng mục, công trình sau.
3.2.8. Vai trò của các tổ chức CT-XH trong việc nghiệm thu, quản lý sử dụng phát huy hiệu quả các công trình phát huy hiệu quả các công trình
Sau khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu và thực hiện quyết toán công trình. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm: đại diện Ban quản lý xã, nhóm thợ, tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, đại diện giám sát của chủ đầu tư và Ban giám sát cộng đồng, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng công trình, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do mỗi bản bầu ra.
Nội dung cụ thể: Thực hiện quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành và đánh giá mức chênh lệch giữa mức đầu tư thực tế với mức kế hoạch đề ra, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, tiến độ thực hiện cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn, thời gian quy định, xem xét các trường hợp thất thoát, sai sót để từ đó rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các hạng mục còn lại.
Sau khi nghiệm thu, quyết toán công trình chủ đầu tư bàn giao công trình cho UBND xã để giao cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý sử dụng (bàn giao tay ba: Chủ đầu tư - bên thi công - người hưởng lợi) và bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công trình cho UBND xã. Công tác nghiệm thu, bàn giao hoàn thành xong, các công trình chính thức được đưa vào sử dụng. Những công trình hạ tầng
phục vụ lợi ích chung toàn xã (như đường liên xã, thôn, trường học, trạm xá, trạm biến thế, kênh mương chính,...) do xã chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo trì. Hàng năm, UBND xã chỉ đạo lập kế hoạch bảo dưỡng các công trình do xã quản lý, huy động công sức của các tổ chức, đoàn thể và tầng lớp nhân dân địa phương cũng như các nguồn lực hợp pháp khác. Những công trình phục vụ lợi ích hộ và nhóm cộng đồng (nhà văn hóa, khu thể thao bản, đường giao thông nội bản,...) do các tổ chức đoàn thể và nhóm cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp quản lý, vận hành và tự huy động vốn bảo trì với sự kiểm tra, giám sát của chính quyền xã.
Bảng 3.13: Công tác quản lý và sử dụng tài sản
TT Tên tài sản
UBND xã Tổ chức,
đoàn thể Người dân QL SD QL SD QL SD
1 Công trình đường giao thông của xã x x 2 Các công trình đường giao thông
của bản, xóm x x
3 Các công trình trường học x x 4 Công trình trạm y tế của xã x x 5 Nhà văn hóa của các thôn, xóm trên
địa bàn x x x
6 Hệ thống đường điện trên địa bàn xã x x 7 Hệ thống kênh mương chính x x
Tổng cộng 5 - 2 1 - 7
Số liệu điều tra thực tế
3.2.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của các tổ chức CT-XH trong XDNTM
3.2.9.1. Các yếu tố khách quan
- Được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo XDNTM tỉnh Sơn La, sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La; sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương trong việc triển khai thực hiện chương trình XDNTM.
- Các tổ chức đoàn thể trong xã đã nhận thức được tầm quan trọng về XDNTM. Tập trung cao độ để lập và thực hiện đề án, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực, chủ động và tự nguyện tham gia.
- Chương trình XDNTM đã phần nào đáp ứng được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân địa phương, nên được người dân đồng tình ủng hộ tích cực; người dân cần cù, chịu khó lao động sản xuất cho nên rất thuận lợi cho việc triển khai XDNTM.
- Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá có nhiều tiến bộ.
- An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
3.2.9.2. Các yếu tố chủ quan
- Chương trình XDNTM là một nhiệm vụ lớn, có nhiều vấn đề mới đối với một huyện có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu, trong khi thời gian thực hiện lại không nhiều nên việc tổ chức triển khai thực hiện chưa thực sự chủ động.
- Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, các dịch vụ khác chưa được phát triển.
- Thu nhập của người dân còn chưa cao so với mức bình quân chung của toàn tỉnh, chưa đồng đều, còn có khoảng cách chênh lệch lớn về thu nhập đây cũng là hạn chế rất lớn cho việc tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể.
- Các tổ chức đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí cho hoạt động của các thành viên tham gia còn hạn chế, điều này cũng gây ảnh hưởng đến sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân từng thành viên trong công cuộc phát triển NTM.
- Năng lực tổ chức triển khai thực hiện chương trình của đội ngũ cán bộ - nhất là cán bộ cơ sở có mặt còn hạn chế.
- Khó khăn trong kêu gọi, thu hút doanh nghiệp về đầu tư kinh doanh, đưa sản phẩm ra thị trường. Do khu vực nông thôn còn kém hấp dẫn, khả năng thu hồi
- Việc tiếp thu các kiến thức tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn chậm và lúng túng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
- Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi nhu cầu về vốn rất lớn mặc dù có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước song khả năng về vốn đối ứng của địa phương và sức đóng góp của nhân dân còn hạn do kinh tế của địa phương rất khó khăn.
- Vai trò của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, tâm lý chờ đợi từ sự hỗ trợ từ bên ngoài còn phổ biến, chưa tạo cho người dân kiến thức và thói quen trong quyết định và lựa chọn những việc thiết thực để phát triển cộng đồng.
- Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ hội viên và người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn do trình độ dân trí và nhận thức vẫn còn thấp. Trong khi đó, có một bộ phận lớn khi được đào tạo lại có tâm lý không muốn trở về gắn bó, xây dựng nông thôn hay một số ngành nghề đào tạo xong không có việc làm, hoặc khó triển khai nhân rộng do thiếu vốn.
- Bộ máy tổ chức của Ban chỉ đạo, Ban quản lý gặp nhiều khó khăn do các thành viên đều là kiêm nhiệm, khối lượng công việc rất nhiều, song kinh phí dành hỗ trợ cho các thành viên tham gia còn hạn chế, điều này làm giảm sự nhiệt tình tham gia đóng góp công sức của bản thân các thành viên trong XDNTM.
Từ những vấn đề trên, để đạt được những kết quả mong muốn cần phải có một kế hoạch cụ thể mang tính lâu dài, đòi hỏi các tổ chức, đoàn thể trong xã tích cực làm tốt công tác tuyên truyền vận động để mỗi người dân chủ động, tích cực và tự nguyện tham gia XDNTM thì mới phát huy được sự hỗ trợ của Nhà nước.
3.3. Đánh giá kết quả XDNTM tại huyện Mai Sơn đến năm 2018
3.3.1. Kết quả bước đầu trong thực hiện chương trình XDNTM tại huyện Mai Sơn
3.3.1.1. Kết quả đạt được
Sau 03 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 25/12/2015 của HĐND huyện Mai Sơn, các cơ quan, đơn vị từ huyện đến cơ sở luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo đề ra mục tiêu, giải pháp và tạo được bước đột phá ở từng lĩnh vực, triển khai thực hiện chương trình đảm bảo trình tự theo hướng dẫn của tỉnh; hệ thống quản lý điều hành Chương trình XDNTM thường xuyên được kiện toàn, phân công rõ người, rõ việc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc; duy trì nghiêm túc chế độ giao ban Ban Chỉ đạo 01 quý/01 lần (họp Thường trực
BCĐ 01 tháng/01 lần); chỉ đạo, hướng dẫn Ban Chỉ đạo, UBND các xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm, thực hiện kế hoạch phân bổ các nguồn vốn để triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được triển khai kịp thời và phát huy hiệu quả. Quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã, điều hành và giải quyết tốt những vấn đề phát sinh ở nông thôn; tình hình quốc phòng - an ninh trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới được duy trì ổn định; công tác tuyên truyền vận động được phối hợp thực hiện làm tiền đề triển khai thực hiện các tiêu chí NTM. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (năm 2015 toàn huyện đạt 146 tiêu chí; bình quân 6,95 tiêu chí/xã; đến hết năm 2018 toàn huyện đạt 231 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 11 tiêu chí), trong đó: duy trì xã NTM Chiềng Ban (năm 2014); có thêm 03 xã đạt chuẩn NTM: Xã Mường Chanh (năm 2017); xã Hát Lót, xã Mường Bon (năm 2018), hoàn thành trước 02 năm chỉ tiêu Nghị quyết số 97 năm 2015 của HĐND huyện.
Hoàn thành công tác quy hoạch, công bố quy hoạch NTM 21/21 xã, tạo điều kiện phát triển hạ tầng, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
Thực hiện lồng ghép nguồn vốn triển khai đầu tư xây dựng 13 công trình giao thông với tổng chiều dài 38,5km theo nguồn vốn NTM và lồng ghép các nguồn khác, tổng kinh phí 52.887 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 26.682 triệu đồng, vốn lồng ghép: 26.205 triệu đồng). Phê duyệt 136 công trình đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 122,16 km tổng kinh phí 145.667 triệu đồng (Ngân sách nhà nước 48.984 triệu đồng, nhân dân đóng góp và các tổ chức hỗ trợ: 96.683 triệu đồng). Kết quả thực hiện: 76km/122,16km (các tuyến năm 2018 đang thực hiện). Đến hết năm 2018 có 19/21 xã có đường ô tô đi được 4 mùa.
Tổng số huy động giai đoạn 2015 - 2018 được là: 162.793,04 triệu đồng, trong đó: Vốn Ngân sách trung ương: 50.547, 69 triệu đồng; Vốn ngân sách địa phương: 36.939,9 triệu đồng; Vốn lồng ghép: 42.308 triệu đồng; Vốn doanh nghiệp: 1.050 triệu đồng; Nhân dân đóng góp: 31.947,45 triệu đồng. Ngoài ra huy động xã hội hóa để xóa nhà tạm được 67 nhà (năm 2017: 21 nhà; năm 2018: 46 nhà), với
Bảng 3.14: Đánh giá kết quả XDNTM trên địa bàn 04 xã
TT Tiêu chí
Tỷ lệ đạt so với tiêu chuẩn (đạt; %) Xã Cò Nòi Xã Hát lót Xã Mường Bon Xã Mường chanh 1 Quy hoạch
1.1 Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn. Đạt Đạt Đạt Đạt 1.2 Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch. Đạt Đạt Đạt Đạt
2 Giao thông
2.1
Tỷ lệ đường xã và đường trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (được cứng hóa bằng bê tông xi măng hoặc rải nhựa, trong đó: Khu vực vực I ≥ 70%).
73,00 77,50 77,40 100,00
2.2 Tỷ lệ Km đường trục bản, tiểu khu và đường liên bản, tiểu khu ít nhất được cứng hóa, đảm bảo
ô tô đi lại thuận tiện quanh năm (được cứng hóa bằng bê tông xi măng hoặc rải nhựa ≥ 50%). 59,00 68,11 50,91 78,00
2.3 Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (50% được cứng hóa bằng vật
liệu sẵn có (cấp phối, sỏi cuội, đá tận dụng…). 73,40 75,50 70,97 100,00
2.4
Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm
(được cứng hóa 10% mặt đường một số vị trí có độ dốc dọc lớn, bằng vật liệu sẵn có (cấp phối, sỏi cuội, đá tận dụng...)
69,00 20,00 100,00 21,70
3 Thủy lợi
3.1 Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên 95,00 82,62 89,96 97,22 3.2 Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và phòng chống thiên tai tại chỗ Đạt Đạt Đạt Đạt
4 Điện
4.1 Hệ thống điện đạt chuẩn Đạt Đạt Đạt Đạt
4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn ≥95% 100,00 99,70 100,00 100,00
5
Trường học:
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia ≥70%
Đạt Đạt Đạt Đạt
6 Cơ sở vật chất văn hóa
6.1 Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể
thao của toàn xã =100% 100,00 100,00 100,00 100,00
6.2 Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định Đạt Đạt Đạt Đạt 6.3 Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng
=100% 100,00 100,00 100,00 100,00
7 Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:
Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa Đạt Đạt Đạt Đạt
8 Thông tin và Truyền thông
8.1 Xã có điểm phục vụ bưu chính Đạt Đạt Đạt Đạt
8.2 Xã có dịch vụ viễn thông, internet Đạt Đạt Đạt Đạt
9 Nhà ở dân cư
9.1 Không có nhà tạm, dột nát Đạt Đạt Đạt Đạt
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định ≥75% 100,00 100,00 100,00 100,00
10
Thu nhập:
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (Năm 2017: ≥ 26 triệu đồng; Năm 2018: ≥29 triệu đồng; Năm 2019: ≥ 32 triệu đồng; Năm 2020: ≥ 36 triệu đồng)
đạt 31tr (2018) đạt 31,06tr (2018) đạt 29,2tr (2018) đạt 26,16tr (2017) 11 Hộ nghèo:
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 ≤12% 4,84 5,70 8,30 11,58
12
Lao động có việc làm: