Các phương pháp tái tạo DCCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ chân ngỗng theo kỹ thuật tất cả bên trong tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 25 - 28)

Sự phong phú trong hiểu biết về giải phẫu và chức năng của DCCT ngày càng phát triển dẫn đến sự đa dạng trong các phương pháp phẫu thuật tạo hình. Có thể phân chia các phương pháp tái tạo DCCT dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như:

- Theo cách thức tạo đường hầm. - Theo kỹ thuật cố định dây chằng. - Theo số bó của dây chằng được tái tạo. - Theo vật liệu sử dụng làm dây chằng.

1.5.1. Các kỹ thuật theo cách thức tạo đường hầm xương (inside out, outsidein, all inside…).

Cơ sở để phân loại kỹ thuật này là cách thức đưa mảnh ghép cũng như phương tiện cố định mảnh ghép ở đường hầm xương đùi là từ ngoài vào (outside in) hay từ trong ra (inside out). Hai kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật “hai đường rạch da” (two incision technique) [16] và “một đường rạch ra” (single incision technique) [41]. Cả hai kỹ thuật trên khi tạo đường hầm

xương chày đều phải khoan từ ngoài vào. Năm 2011, cùng với sự phát triển của dụng cụ nội soi James H. Lubowitz đã giới thiệu kỹ thuật “tất cả bên trong” (all-inside) hay còn gọi là kỹ thuật “không rạch da” (no incision technique) [31], [36] là kỹ thuật mà việc tạo hai đường hầm xương đùi và xương chày đều từ trong ra.

+ Kỹ thuật “ngoài vào” (outside in) hay còn được gọi là kỹ thuật “hai đường rạch da” (two incision technique) [19], [31], [43],

- Kỹ thuật ngoài vào hay hai đường rạch da: Đặc trưng của kỹ thuật này là hai đường rạch ra, đường rạch da phía trước trong để tạo đường hầm mâm chày, đường rạch da phía ngoài đùi để tạo đường hầm lồi cầu đùi.

- Kỹ thuật trong ra hay kỹ thuât một đường rạch da:

Kỹ thuật này được thực hiện với một đường rạch da cho việc tạo đường hầm mâm chày, sau đó tạo đường hầm lồi cầu đùi từ trong ra dưới hướng dẫn của nội soi.

- Kỹ thuật tất cả bên trong (All Inside) hay còn gọi là kỹ thuật không rạch da (No incision Technique) [39]:

Hình 1.3. Hình ảnh minh họa kỹ thuật tất cả bên trong bằng dụng cụ Dual retrocutter ( DR) của James H. Lubowitz [39]

Đầu DR được gắn với thành định vị mâm chày (1), sau khi khoan đường hầm mâm chày xong đầu DR sẻ chuyển sang kim định vị (2) và thực hiện khoan đường hầm mâm chày (3) và khoan đường hầm xương đùi (4).

Phương pháp này đòi hỏi phải có dụng cụ chuyên biệt để thực hiện việc tạo đường hầm xương chày và xương đùi đều từ trong ra. Cả hai đường hầm này đều chỉ đi hết một phần xương và là dạng đường hầm “cụt”. Vì chỉ rạch da rất nhỏ để đưa một kim Kirchner dẫn đường cho việc tạo đường hầm xương chày nên phương pháp này còn gọi là phương pháp không rạch da [17], [39].

1.5.2. Kỹ thuật theo số bó DCCT được tái tạo

- Kỹ thuật tái tạo DCCT một bó:

Nguyên tắc của kỹ thuật này là tạo ra điểm bám mới của dây chằng được tạo hình gần đúng với vị trí bám của dây chằng nguyên thủy, đồng thời tạo ra khoảng cách đẳng trường giữa hai vị trí của đường hầm [32].

- Kỹ thuật tái tạo DCCT hai bó:

Nguyên lý của tạo hình của kỹ thuật một bó là nguyên lý đẳng trường, còn kỹ thuật hai bó dựa vào nguyên lý giải phẫu của DCCT. Kỹ thuật này dựa trên cơ sở hai bó giải phẫu và khả năng chống xoay của dây chằng để tạo nên [22] [25].

- Kỹ thuật lai (Hybrid): Đây được được xem là kỹ thuật lai giữa kỹ thuật một bó và hai bó, đó là sử dụng một đường hầm xương đùi và hai đường hâm mâm chày riêng rẽ như của Daren A Frank, hay hai đường hầm lồi cầu đùi riêng rẽ và một đường hầm mâm chày như của Jin Hwan Ahn [32], [43].

1.5.3. Các kỹ thuật theo cách thức cố định mảnh ghép

- Cố đinh mảnh ghép bằng vít chốt dọc. - Cố định mảnh ghép bằng vit chốt ngang. - Vít chốt theo kiểu Endo button:

Kỹ thuật này thực hiện chốt mảnh ghép lồi cầu đùi và áp dụng cho nhiều loại mảnh ghép

- Vít chốt ngược:

Các chốt cố định mảnh ghép thường bắt từ ngoài vào nên có nguy cơ chùng gân, vít chốt ngược được bắt từ trong ra nên gân luôn luôn căng không bị chùng gân.

1.5.4. Các kỹ thuật theo các loại mảnh ghép

- Mảnh ghép tự thân: gân achilles, gân hamstring, gân cơ mác…

- Mảnh ghép đồng loại: Đây là vật liệu đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi vì những ưu điểm về khả năng hòa hợp mô cũng như tính sẵn có của nó.

- Mảnh ghép tổng hợp: Đây là vật liệu đầu tiên sử dụng làm mảnh ghép nhưng chỉ dừng ở mức nghiên cứu, kết quả lâm sàng không mấy khả quan.

- Mảnh ghép dị loại: Mảnh ghép dị loại đang được nghiên cứu, nhưng những kết quả bước đầu mang tính khả thi và hứa hẹn một hướng mới trong lựa chọn mảnh ghép [6], [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ chân ngỗng theo kỹ thuật tất cả bên trong tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)