Tự luận (4,0 điểm)

Một phần của tài liệu skkn tổ chức buổi học ngoại khoá vật lý “sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” lớp 12 thpt (Trang 27 - 28)

Câu 1 (1,5 điểm): Vì sao khi xem vô tuyến chúng ta cần giữ khoảng cách nhất định

với màn hình vô tuyến?

Khoảng cách xem vô tuyến là khoảng cách giữa mắt người với tâm điểm màn hình quang vô tuyến. Độ dài khoảng cách này cần căn cứ độ lớn nhỏ của màn hình vô tuyến. Khoảng cách này cần gấp 7 đến 8 lần độ cao của màn hình vô tuyến, nếu vô tuyến 35 cm, khoảng cách mắt quan sát khoảng từ 1,8 đến 2 mét, khoảng cách mắt quan sát đối với màn hình 47 cm là 2,2 đến 2,6 mét.

Khoảng cách mắt và màn hình vô tuyến quá gần, thì thấy hình ảnh trên màn hình rất mờ nhạt. Điều đó là bởi vì hình ảnh hiện lên trên màn hình vô tuyến là do vô vàn điểm ánh sáng nhỏ tổ hợp thành, chúng được tạo ra do chùm electron có tốc độ cao va đập cọ xát với màn hình. Nếu cách màn hình quá gần, ánh sáng trên màn hình vô tuyến hiện ra không rõ làm chúng ta có cảm giác mờ mờ.

Một nguyên tắc khác là nếu tiếp xúc quá gần với màn hình vô tuyến, các tia sáng trên màn hình quá sáng kích thích mắt, gây tổn thương thị lực. Điều này cũng giống như việc không nên đọc sách dưới ánh sáng có cường độ mạnh.

Còn có một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng đó là, cách màn hình vô tuyến quá gần cơ thể dễ bị bức xạ tia X quang phát ra từ màn hình làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu duy trì khoảng cách thích hợp, tia X quang từ màn hình phát tới cơ thể con người là cực kì nhỏ bé, không gây tổn hại đến sức khỏe.

Ngoài ra khi xem vô tuyến, ngoài việc cần giữ khoảng cách nhất định ra, còn cần chú ý tới độ cao của mắt người. Mắt người nên cao hơn màn hình, khoảng cách thông thường là trên 3 đên 5 cm tình từ trung tâm màn hình, mắt sẽ không cảm thấy nhức mỏi.

Câu 2 (1,5 điểm): Tại sao lò vi sóng không cần lửa vẫn có thể nấu chín thức ăn?

Vi sóng là sóng điện từ có tần số từ 300 đến 300. 000 Hz. Lò vi sóng thực chất là một loại máy phát ra được vi sóng, tần số vi sóng được sản sinh ra 2450 Hz. Vi sóng có đặc tính rất thú vị là khi gặp các loại thức ăn có nước như thịt gà, rau…thì chúng sẽ lập tức dừng lại, giữ chặt các phân tử nước trong thức ăn và dao động cùng tần số. Dao động của các phân tử nước trong thức ăn làm cho giữa các phân tử có sự cọ xát lẫn nhau và tạo thành nhiệt năng. Tần số dao động càng cao mức độ càng lớn thì sự cọ xát giữa các phân tử sẽ diễn ra càng gay gắt, nguồn nhiệt năng sẽ càng cao.

Tần số của vi sóng là 2450 Hz, mỗi giây dao động 2,45 tỉ lần, dao động này như được diễn ra ở khắp mọi nơi trên thức ăn, vì vậy thức ăn nhanh chóng nóng lên, khắp nơi nóng rực, nhiệt độ có thể tăng đạt đến mức có thể làm khô và chín thức ăn.

Câu 3 (1,0 điểm): Để điện thoại di động cạnh gối ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Theo các chuyên gia, sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng đến não lớn nhất, nó có thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim châm ở mặt… Sử dụng điện thoại di động thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị khối u ở não. Vì vậy, khi sử dụng, bạn nên để điện thoại xa cơ thể, chờ kết nối được mới để vào tai nghe. Không nên dùng di động để buôn chuyện và đặc biệt không để điện thoại cạnh gối khi đi ngủ.

………..Hết………

Một phần của tài liệu skkn tổ chức buổi học ngoại khoá vật lý “sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” lớp 12 thpt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w