- Tuy nhiên, năm 2009 cơ cấu này có sự thay đổi khi mà doanh số cho vay hộ SX giảm đi 56,720 tỷ đồng tương đương 13,8% , đạt 352,721 tỷ đồng thì doanh số
2.5. Chất lượng tín dụng tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Chất lượng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh chất lượng hiệu quả của công tác hoạt động NH, nó đánh giá năng lực & trách nhiệm của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn. Nhận thức được điều đó, ban GĐ NHTMCPCT Tam Điệp đã kiên quyết chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay, coi trọng công tác thẩm định & tái thẩm định, đặc biệt là thẩm định điều tra tư chất của khách hàng để từ đó có quyết định cho vay đúng & chính xác, hạn chế rủi ro tín dụng. Trong năm 2009 vừa qua, có thể thấy NHTMCPCT Tam Điệp đã thực hiện tương đối tốt công tác tín dụng, chất lượng tín dụng được cải thiện hơn.
Bảng 6.2 .Vòng quay vốn cho vay
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số thu nợ 520,690 476,720 560,670 Dư nợ vay bình quân 203,806 170,575 212,612 Vòng quay vốn TD (vòng) 2,6 2,8 2,64
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCPCT Tam Điệp năm 2007, 2008, 2009)
Vòng quay vốn cho vay năm 2007 là 2,6 vòng, đến năm 2008 tăng lên là 2,7 vòng nhưng đến năm 2009 lại giảm nhẹ còn 2,64vòng.
Nhìn chung vòng quay vốn cho vay thay đổi không lớn qua 3 năm, tốc độ luân chuyển vốn bình quân trong 3 năm khá cao là 2,68 vòng/năm. Điều này thể hiện việc sử dụng vốn huy động để cho vay khá hiệu quả, vốn không bị ứ đọng, mất vốn…
2.6.Tình hình nợ quá hạn ở NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp
Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể từ phía khách hàng, cũng có thể từ phía Ngân hàng…mà hiện nay nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tại NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp đang là vấn đề cần quan tâm.
Bảng 7.2. Nợ quá hạn và cơ cấu nợ quá hạn theo TPKT và kỳ hạn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền So với tổng dư
nợ(%) Số tiền So với tổng dư nợ(%) Số tiền So với tổng dư nợ(%) Tổng dư nợ 696,817 100% 642,130 100% 740,932 100% Dư nợ quá hạn 101,847 14,6% 114,202 17,8% 93,581 12,6% 1.Theo TPKT -Nợ quá hạn KTNQD -Nợ quá hạn KTQD 66,506 35,341 9,5% 5,1% 88,049 26,153 13,7% 4,1% 59,85 40,15 8,1% 4,5% 2.Theo kỳ hạn -Nợ quá hạn NH
-Nợ quá hạn trung & dài hạn
24,108 77,739 3,4% 11,2% 33,690 80,512 5,3% 12,5% 25,455 68,126 3,4% 9,2% Dư nợ xấu 12,420 1,8% 12,512 1,95% 12,441 1,68%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp năm 2007, 2008, 2009)
Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm qua đã có sự thay đổi.
- Tổng nợ quá hạn tính đến cuối năm 2007 của NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp là 101,847 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14,6% trong tổng dư nợ trong đó dư nợ xấu là 12,420 tỷ đồng chiếm 1,8% trong tổng dư nợ. Sang năm 2008 dư nợ quá hạn tăng lên, chiếm 17,8% trong tổng dư nợ với con số tuyệt đối là 114,202 tỷ đồng, nợ xấu là 12,512 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,95% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân là do một số DNTN thương mại dịch vụ năm 2008 kinh doanh gặp nhiều khó khăn vốn bị ứ đọng nên chưa có khả năng thanh toán đúng hạn. Năm 2009, chi nhánh đẩy mạnh công tác hạn chế rủi ro cấp tín dụng nhằm giảm nợ quá hạn, do đó nợ quá hạn năm 2009 giảm xuống còn 93,581 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,6% trong tổng dư nợ, tỷ trọng nợ xấu cũng giảm xuống còn 1,68% trong tổng dư nợ với con số cụ thể là 12,441 tỷ đồng.
* Về cơ cấu nợ quá hạn:
- Theo TPKT, tỷ trọng nợ quá hạn cũng có sự thay đổi, cụ thể là: Năm 2007, nợ quá hạn khối KTNQD là 66,506 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 9,5% trong tổng dư nợ, đến năm 2008, con số này đã tăng lên 88,049 tỷ đồng tỷ trọng cũng tăng lên chiếm 13,7% tổng dư nợ; năm 2009 nợ quá hạn khối này cũng đã giảm chỉ còn 59,85 tỷ đồng, chiếm 8,1% tổng dư nợ. Trong khi đó, tỷ trọng nợ quá hạn khối KTQD không thay đổi nhiều, nếu như năm 2007, nợ quá hạn khối này là 35,341 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,1% tổng dư nợ thì đến năm 2008 đã giảm xuống còn 26,153 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,1% tổng dư nợ tuy nhiên đến năm 2009, dư nợ quá hạn khối này tăng lên là 40,15 tỷ đồng, tỷ trọng cũng tăng lên chiếm 4,5% tổng dư nợ.
- Theo kỳ hạn cho vay, nợ quá hạn ngắn hạn năm 2007 là 24,108 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,4% tổng dư nợ, năm 2008 tỷ trọng này tăng lên chiếm 5,3% tổng dư nợ với con số là 33,690 tỷ đồng và đến năm 2009, dư nợ quá hạn ngắn hạn giảm còn 25,455 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,4% tổng dư nợ. Dư nợ quá hạn trung và dài hạn do năm 2008 khó khăn về kinh tế nên tăng từ 77,739 tỷ đồng (năm 2007) lên 80,512 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng dư nợ cũng tăng từ 11,2% lên 12,5%, tuy nhiên
năm 2009, dư nợ quá hạn này đã giảm xuống còn 68,126 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm còn 9,2%.
Tổng nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm qua tuy có biến động tăng giảm và năm 2009, chỉ tiêu này đã được cải thiện hơn nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn còn cao so với mức cho phép. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh do đó chi nhánh cần có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn.
Bảng 8.2 Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng dư nợ quá hạn 101,847 100% 114,202 100% 93,581 100% Nhóm II (<90 ngày) 89,427 87,8% 101,690 89,04% 81,140 86,7% Nhóm III(<180 ngày) 10,075 9,9% 10,014 8,7% 10,201 10,9% Nhóm IV (180-360 ngày) 1,347 1,3% 1,039 0,9% 1,498 1,6% Nhóm V (>180 ngày) 998 1% 1,459 1,36% 742 0,8%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Phòng tín dụng NHTMCPCT TĐ năm 2009)
Nhìn chung nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là nợ quá hạn bình thường (<180 ngày) thuộc nhóm 2, chiếm tỷ trọng bình quân là 87,8% trong tổng nợ quá hạn và chiếm 2,78% trong tổng dư nợ. -Năm 2007, nợ nhóm 2 của chi nhánh là 89,427 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,8% tổng dư nợ quá hạn, đến năm 2008, tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn của nhóm này tăng lên 89,04% với con số là 101,690 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 lại giảm xuống còn 81,140 tỷ đồng tỷ trong giảm nhẹ còn 86,7% trong tổng nợ quá hạn.
-Nợ nhóm 3 của chi nhánh cũng có sự dao động trong 3 năm, cụ thể là năm 2007, nợ nhóm 3 là 10,075 tỷ đồng tỷ trọng trong tổng dư nợ quá hạn chiếm 9,9%, năm 2008, tỷ trọng nhóm nợ này giảm xuống còn 8,7% với số tuyệt đối là 10,014 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2009, cả số tiền cũng như tỷ trọng của nhóm nợ này đều tăng lên, tỷ trọng chiếm 10,9% với số tiền là 10,201 tỷ đồng.
- Nợ nhóm 4, 5 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Năm 2007 nợ nhóm 4 là 1,347 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,3% tổng nợ quá hạn, nợ nhóm 5 là 998
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1%. Sang năm 2008, tỷ trọng nợ nhóm 4 giảm xuống còn 0,9% với 1,039 tỷ đồng trong khi nợ nhóm 5 lại tăng lên đến 1,459 tỷ, tỷ trọng tăng lên đến 1,36% tổng dư nợ. Năm 2009, nếu nợ nhóm 4 tăng lên đến 1,498 tỷ đồng với tỷ trọng 1,6% thì nợ nhóm 5 giảm xuống còn 742 triệu đồng, chỉ còn chiếm tỷ trọng 0,8% trong tổng dư nợ quá hạn của chi nhánh.
Nợ xấu của chi nhánh rơi vào đối tượng khách hàng là các DNTN sản xuất nhỏ lẻ sản phẩm chưa có đầu ra tiêu thụ, người nông dân vay vốn làm ăn năm vừa qua gặp khó khăn về kinh tế, thiên tai gây mất mùa, vay tiêu dùng mà nguồn trả là tiền lương nên gặp khó khăn tạm thời về tài chính. Một phần không nhỏ nữa là do trách nhiệm của cán bộ tín dụng từ khâu nghiên cứu, nắm bắt thị trường, tiếp cận và thẩm định khách hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát kịp thời khi khách hàng vay vốn có dấu hiệu khó trả nợ.
* Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐNHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, năm 2009 chi nhánh NHTMCPCT chi nhánh Tam Điệp đã trích lập dự phòng rủi ro là 11,037 tỷ đồng, doanh số xử lý rủi ro là 11,182 tỷ đồng, thu nợ đã xử lý rủi ro là 9,760 tỷ đồng. Mục tiêu của chi nhánh là phát triển bằng chính thực lực của mình đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và thể hiện vị thế của mình. Do đó chi nhánh sẽ tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý rủi ro mang tầm chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro.
CHƯƠNG 3