Một số nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện ân thi, tỉnh hưng yên và một số yếu tố liên quan​ (Trang 26 - 117)

chứng trong bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới

Nghiên cứu ở Mỹ năm 1999 - 2000 trên 1565 người cho kết quả: Tỷ lệ người mắc THA là 28,7%, trong đó có 31,1% không nhận biết được bệnh và 41,6% không điều trị THA bằng thuốc [52].

Nghiên cứu của tác giả Macedo ME tại Bồ Đào Nha năm 2003 tiến hành trên 5023 người có tuổi từ 18 - 90 tuổi, trong số bệnh nhân bị THA chỉ có 46,1% biết về bệnh THA, 39% bệnh nhân dùng thuốc chống THA và chỉ có 11,2% ĐTNC kiểm soát được huyết áp của họ [56].

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại cộng đồng ở đô thị Addis Ababa của Tesfaye F (2009) cho thấy chỉ có 35,2% bệnh nhân THA nhận thức được bệnh của họ [63].

Nghiên cứu của Malik A và cộng sự tiến hành trên 209 bệnh nhân THA điều trị nội trú của một bệnh viện ở Samarkand, Uzbekistan năm 2012 cho thấy: Có 44% bệnh nhân theo dõi HA tại nhà, 42,5% theo dõi cân nặng của mình và 81,8% đã giảm lượng mối ăn hàng ngày, 82,8% ĐTNC hạn chế uống rượu, 80,9 % ĐTNC không hút thuốc, tỷ lệ nam giới kiểm soát được HA là 26,4% cao hơn nữ giới (21,6%); Có 76,6% ĐTNC xác định đúng mức HATT bình thường và 78,9% ĐTNC xác định đúng mức HATTr bình thường; Trên 2/3 ĐTNC (65,1%) biết từ 3 biến chứng trở lên [57].

Nghiên cứu của Piwonska A và cộng sự tại Ba Lan tiến hành trên 6977 nam giới và 7792 nữ giới tuổi từ 20-74, cho thấy: 2 biến chứng được đối tượng nghiên cứu biết đến nhiều nhất là đột quỵ và suy tim với 58% nam và 69% nữ biết tới biến chứng đột quỵ; 60% nam và 65% nữ biết tới biến chứng suy tim của bệnh THA [60].

Nghiên cứu của Awotidebe TO và cộng sự tiến hành trên 150 bệnh nhân THA tại Nigeria, cho thấy: Có 67,3% ĐTNC có kiến thức chưa đạt về việc vận động hợp lý trong việc kiểm soát THA, 74% ĐTNC có thái độ chưa tốt và 60,0% ĐTNC thực hành chưa đạt về việc vận động hợp lý để kiểm soát HA [49].

Nghiên cứu của Siraj Ahmad và cộng sự tiến hành trên 354 bệnh nhân THA tại Ấn Độ, cho thấy: 31,4% ĐTNC vẫn hút thuốc, 15,5% ĐTNC vẫn uống rượu. Có tới 72,3% ĐTNC có kiến thức chưa đạt, 77,7% ĐTNC có thái độ chưa đạt và 82,8% có thực hành chưa đạt về dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp [61].

Nghiên cứu của Sanjiv Bhatia và cộng sự tiến hành trên 300 người tại Lucknow, Ấn Độ, cho thấy: Về kiến thức về bệnh THA, có 88,6% ĐTNC biết về chỉ số THA, 92,6% ĐTNC biết THA là một bệnh, 53,3% ĐTNC biết các triệu chứng của THA, 56,6% ĐTNC biết đến các biến chứng trong bệnh THA, 63,3% ĐTNC đồng ý rằng vận động hợp lý giúp kiểm soát HA, có 84,6% ĐTNC biết rằng rượu là nguyên nhân chính làm tăng huyết áp, 89,3% ĐTNC biết rằng chế độ ăn mặn có nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, 92% ĐTNC biết rằng hút thuốc lá là nguyên nhân chính làm tăng huyết áp và 96,6% ĐTNC biết rằng bệnh béo phì có liên quan với THA. Về thái độ, chỉ có 53,3% ĐTNC đồng ý rằng cần phải giảm lượng muối ăn vào để ngăn ngừa THA, 48,3% ĐTNC đồng ý rằng việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là rất quan trọng, 60% ĐTNC đồng ý rằng nên thường xuyên đi khám bác sĩ, 55,6% ĐTNC đồng ý rằng dùng thuốc theo chỉ định giúp kiểm soát THA và 70% ĐTNC đồng ý rằng tập thể dục thường xuyên giúp có lợi cho việc kiểm soát HA. Về thực hành, chỉ 30% đối tượng nghiên cứu thực hành kiểm tra thường xuyên huyết áp [62].

Phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra nhận thức về THA của người dân trong cộng đồng vẫn còn rất nhiều hạn chế, thái độ với việc điều trị THA nói chung và điều trị để đạt được số HA mục tiêu còn khá thờ ơ. Ngay cả hiểu biết về các biến chứng của cộng đồng về THA cũng còn khá thấp. Mọi người chủ yếu biết đột qụy (khoảng 90%) và nhồi máu cơ tim (khoảng 80%) là hai biến chứng phổ biến của THA, chỉ có 50% ĐTNC biết đến các biến chứng khác của bệnh như suy tim, suy thận, giảm thị lực [22].

Theo tác giả Trần Đỗ Trinh và CS trong “Điều tra dịch tễ học bệnh THA” năm 1993, có 67,5% bệnh nhân không biết mình bị THA, 15% bệnh nhân biết mình bị THA nhưng không điều trị, 13,5% bệnh nhân có điều trị nhưng thất thường, không đúng cách [42].

Theo một nghiên cứu của Viện Tim Mạch Việt Nam năm 2001: Chỉ có 23% người (>25 tuổi) được hỏi hiểu đúng về các YTNC của THA: có 37,5% hiểu sai hoặc không rõ về tất cả các YTNC của THA [25].

Trong nghiên cứu của Trần Thiện Thuần tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 cho thấy kiến thức về bệnh lý THA và nguyên nhân dẫn đến THA còn hạn chế: Có 44% ĐTNC có kiến thức về dấu hiệu bệnh THA, 62% có kiến thức về biến chứng THA, 52,7% có kiến thức về chế độ ăn trong điều trị THA, 66% cho rằng cần thiết kiểm tra huyết áp [39].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt (2006) cho thấy: Chỉ có 24,9% đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc điều trị bệnh. Kiến thức của người dân về biến chứng của bệnh tăng huyết áp dao động từ 52 % - 84,7% [46].

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế (2013) về KAP của NCT về bệnh và biến chứng của bệnh cho thấy: Hơn một nửa số NCT điều tra có kiến thức tốt về bệnh (50,4%), tuy nhiên tỷ lệ kiến thức kém còn khá cao (20,0%). Về thái độ, tỷ lệ NCT đạt mức độ tốt thấp (36,0%), mức độ kém còn cao (28,0%). Về thực hành, tỷ lệ NCT điều tra có thực hành tốt thấp (19,5%),

tỷ lệ thực hành kém cao (45,0%); KAP của NCT về điều trị bệnh THA: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém còn cao (20,2%). Về thái độ, tỷ lệ NCT có mức độ kém còn cao (30,2%). Về thực hành, tỷ lệ NCT có thực hành tốt thấp (18,6%), tỷ lệ thực hành kém còn rất cao (46,1%) [23].

Nghiên cứu của Đinh Văn Sơn (2012) cho thấy: Có 62% ĐTNC có kiến thức phòng tránh biến chứng THA không đạt và 38,5% ĐTNC thực hành không đạt. Trong đó, có 52,3% ĐTNC có kiến thức không đạt về lối sống tích cực, riêng hai biện pháp là duy trì vòng bụng và tránh bị lạnh đột ngột thì chỉ có 0,5% và 6,3% ĐTNC biết đến, có tới 21,5% ĐTNC hoàn toàn không biết các biến chứng trong bệnh THA, chỉ có 2% ĐTNC có hiểu biết về dấu hiệu suy thận và 2,5% ĐTNC có hiểu biết về các dấu hiệu biến chứng ở mắt, số ĐTNC không biết về nguyên tắc điều trị THA còn khá cao 8,8%. Về thực hành dự phòng biến chứng, có 34,6% ĐTNC chưa thực hiện đúng nguyên tắc điều trị, 40% ĐTNC chưa thực hiện đúng nguyên tắc dùng thuốc hạ áp và có tới 80% ĐTNC thực hiện các biện pháp phòng TBMMN chưa đạt [33].

Trong nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa (2012) cho kết quả: 48,3% ĐTNC có kiến thức chưa đạt về dự phòng biến chứng THA, 40% ĐTNC thực hành chưa đạt. Vẫn còn 16,5% số ĐTNC vẫn sử dụng rượu/bia, có 26,5% số ĐTNC chưa hoạt động thể lực thường xuyên [18].

Trong nghiên cứu của Ngô Thị Hương Giang (2013) cho thấy: Chỉ có 50,4% số ĐTNC điều trị THA là dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống, vẫn còn 49,6% Số ĐTNC vẫn thực hiện sai nguyên tắc điều trị [12].

Trong nghiên cứu của Trịnh Thị Hương Giang (2013) cho kết quả: 17,8% ĐTNC có kiến thức chưa đạt về phòng biến chứng THA và 71,3% ĐTNC thực hành không đạt. Trong đó, có 21,1% ĐTNC vẫn sử dụng rượu, bia; 42,9% ĐTNC không giảm lượng muối, nước mắm khi chế biến thức ăn; 64,7% thực hành không đạt để phòng biến chứng TBMMN [13].

Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Thúy Hồng (2015) cho thấy: Có 31,9% ĐTNC có kiến thức đạt về yếu tố nguy cơ dẫn đến biến chứng; có 29,3% ĐTNC có kiến thức đạt về lối sống và chỉ có 29,4% ĐTNC thực hành đạt về dự phòng biến chứng của bệnh THA. Trong đó, 27% ĐTNC có kiến thức không đúng về nguyên tắc điều trị THA, 16,2% ĐTNC không biết hoặc có kiến thức không đúng về nguyên tắc dùng thuốc hạ áp, 19,2% ĐTNC không biết hoặc biết chưa đúng về chỉ số THA, có tới 68,1% ĐTNC có kiến thức không đạt về các yếu tố nguy cơ, 65,2% ĐTNC có kiến thức không đạt về các biến chứng của THA. Về thực hành dự phòng biến chứng THA, có 48% ĐTNC chỉ dùng thuốc mà không thay đổi lối sống sau khi biết mình bị bệnh THA, 24,5% ĐTNC chỉ uống thuốc khi huyết áp cao, 27% ĐTNC thường xuyên quên uống thuốc, có tới 52,2% ĐTNC chưa vận động hợp lý, 40,7% ĐTNC chưa thực hiện chế độ ăn hạn chế muối, 49,5% ĐTNC chưa thực hiện chế độ ăn hạn chế mỡ động vật và 43,6% ĐTNC vẫn hút thuốc lá, thốc lào, 23,5% ĐTNC chưa thực hiện chế độ ăn tăng cường rau xanh, hoa quả tươi [21].

Nghiên cứu của Nguyễn Phan Thạch (2015) cho thấy: Có 51,6% ĐTNC có kiến thức không đạt và 58% ĐTNC có thực hành không đạt về dự phòng biến chứng trong bệnh THA. Trong đó, 10%ĐTNC không biết các dấu hiệu của TBMMN, 85% ĐTNC không biết các dấu hiệu của suy thận, 66,5% ĐTNC không biết bất cứ dấu hiệu nào của suy tim, 28,1% đối tượng nghiên cứu có kiến thức chưa đúng hoặc không biết các xử trí khi xuất hiện các dấu hiện của biến chứng [36].

1.2.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng trong bệnh tăng huyết áp

Theo nghiên cứu của Aysha Almas tại Karachi, Pakistan cho thấy: Kiến thức chung về THA ở nam và nữ có sự khác biệt (21,80% nam và 20,07% nữ), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05 [50].

Nghiên cứu của Piwonska A tại Ba Lan (2003 – 2005) tiến hành trên 6977 nam và 7792 nữ có tuổi từ 20 – 74 tuổi cho thấy: Có tới 32% nam và 23% nữ không biết bất kỳ biến chứng nào của THA [60]. Có mối liên quan giữa kiến thức phòng tránh biến chứng với trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn trên cấp 3 có kiến thức về phòng tránh biến chứng của THA đạt cao hơn so với những người có trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống (p<0,05) [60].

Theo nghiên cứu của Jiang B và cộng sự ở Bắc Kinh cho thấy, những người có tiền sử trong gia đình có người thân bị tăng huyết áp có kiến thức cao hơn so với những ĐTNC ở trong gia đình không có tiền sử người thân bị THA. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [53].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế tiến hành trên 900 người cao tuổi tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2013 cho thấy: Có mối liên quan KAP dự phòng THA với bệnh THA. Những người cao tuổi có kiến thức về dự phòng THA chưa tốt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần những NCT có kiến thức dự phòng tốt. Những NCT có thái độ về dự phòng THA chưa tốt thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3,4 lần những NCT có kiến thức dự phòng THA tốt. Những NCT có thực hành về dự phòng THA chưa tốt thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 4,3 lần những NCT có thực hành dự phòng THA tốt [23].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọctiến hành trên 398 người cao tuổi tại thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2007 cho thấy: Có mối liên quan giữa kiến thức phòng chống THA với tỷ lệ THA, việc tiếp cận nguồn thông tin phòng chống THA và thực hành phòng chống THA. Những NCT có kiến thức phòng chống THA không đạt có nguy cơ THA cao

gấp 8 lần so với những người có kiến thức đạt (p<0,05). NCT không được tiếp cận với nguồn thông tin về phòng chống THA có nguy cơ THA cao gấp 2,9 lần so với những người được tiếp cận với nguồn thông tin về phòng chống THA (p<0,05). NCT có kiến thức về phòng chống THA không đạt có nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 6 lần so với những người có kiến thức đạt và ngược lại (p<0,001) [31].

Nghiên cứu của Trần Văn Tân tiến hành trên 600 người dân từ 25-64 tuổi tại hai xã đảo Nhơn Châu, Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, Bình Định năm 2014 cho thấy: Có sự khác biệt giữa thực hành phòng chống THA với giới tính, nghề nghiệp, tiền sử gia đình có người bị THA và kiến thức phòng chống THA của ĐTNC. Cụ thể, nam giới thực hành đúng thấp hơn chỉ bằng 0,3 lần so với nữ (p<0,05). Những đối tượng lao động trí óc và nghề khác như nội trợ, buôn bán tự do và nghỉ hưu có tỷ lệ thực hành phòng THA cao hơn đối tượng lao động chân tay (p<0,05). Những người gia đình có người bị THA, có tỷ lệ thực hành đúng cao hơn gấp 1,2 lần so với gia đình không có người bị THA (p<0,001). Những đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng thì thực hành đúng gấp 1,8 lần so với người có kiến thức chưa đúng về phòng tăng huyết áp (p<0,05) [35].

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa tiến hành trên 170 bệnh nhân THA nguyên phát, trên 25 tuổi được quản lý tại phòng khám bệnh viện E Hà Nội năm 2012, cho thấy: Có sự khác biệt về kiến thức phòng tránh biến chứng của THA với trình độ học vấn, nguồn thông tin mà ĐTNC nhận được. Những người có trình độ trên cấp 3 có kiến thức phòng tránh biến chứng đạt cao hơn gấp 2,8 lần những người có trình độ từ cấp 3 trở xuống. Những người nhận được thông tin từ CBYT có kiến thức không đạt chỉ bằng 0,4 lần những người nhận được thông tin từ nguồn khác [12].

Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa (2012), Ngô Thị Hương Giang (2013) đều cho kết quả: Có mối liên quan giữa kiến thức phòng tránh biến chứng với thời gian bị THA. Những người bị THA trên 5 năm có kiến thức đạt cao hơn so với những người bị THA dưới 5 năm (p<0,05) [12],[18].

Trong nghiên cứu của Trần Thiện Thuần (2006), nghiên cứu của Ngô Thị Hương Giang (2013) cho thấy: Có mối liên quan giữa kiến thức dự phòng biến chứng trong bệnh THA của ĐTNC với kinh tế gia đình, những người thuộc nhóm hộ gia đình trên cận nghèo có kiến thức đạt cao hơn so với những người thuộc nhóm hộ gia đình cận nghèo/nghèo. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [12],[39].

Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thúy Hồng tiến hành trên 204 bệnh nhân THA điều trị ngoại trú tại BV Đa khoa Tân Yên, Bắc Giang năm 2015 cho thấy: Các yếu tố liên quan đến kiến thức phòng biến chứng THA bao gồm thời gian bị THA, tiền sử gia đình bị THA. Những người bị THA từ 5 năm trở lên thì có khả năng có kiến thức đạt cao gấp 4,23 lần so với những người bị THA dưới 5 năm (p<0,05). Những người mà tiền sử gia đình có người bị THA thì có khả năng có kiến thức đạt cao gấp 1,83 lần so với những người không có tiền sử gia đình bị THA [21].

Trong nghiên cứu của Đinh Văn Sơn tiến hành trên 205 bệnh THA đang được quản lý tại các trạm y tế xã của huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc năm 2012 cho thấy: Có mối liên quan giữa kiến thức phòng tránh biến chứng của THA với giới tính của ĐTNC, nam giới có nguy cơ có kiến thức không đạt chỉ bằng 0,4 lần nữ giới (p<0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức phòng tránh biến chứng của THA với trình độ học vấn, cơ cấu gia đình của ĐTNC với p<0,05 [33].

Kết quả của một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng biến chứng của THA bao gồm: Giới nữ; nghề nghiệp là

hưu trí; mức độ HA hiện tại < độ 1; tiền sử BN đã bị biến chứng của THA; CBYT giải thích rõ về bệnh và cách phòng biến chứng; người thân nhắc nhở, hỗ trợ trong điều trị phòng biến chứng; tiếp cận từ 3 nguồn thông tin trở lên và kiến thức phòng tăng huyết áp đạt.

Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thúy Hồng cho thấy: Có mối liên quan giữa thực hành phòng biến chứng của THA với giới, mức độ HA hiện tại và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện ân thi, tỉnh hưng yên và một số yếu tố liên quan​ (Trang 26 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)