Xây dựng môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợ

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn nước ngoài pot (Trang 66 - 67)

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.Xây dựng môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợ

đẳng, thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp:

1.1. Hình thành chính sách mi:

Tiếp tục nâng cao nhận thức đổi mới tư duy hình thành chính sách mới,

đồng bộ về kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Thành công của đổi mới là do chấp nhận kinh tế hàng hoá, phát triển kinh tế thị trường. Sau khi chuyển đổi thành công thì giai đoạn mới đòi hỏi phải có một quyết sách mới đẩy nhanh việc xây dựng đầy đủđồng bộ nên kinh tế thị trường .

1.2. Xây dng th chế:

Đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường, tạo dựng thể chế cho thị

trường các yếu tố sản xuất phát triển. Quan tâm đầy đủ cả 5 chức năng cơ

bản của thể chế đó là xác định phương hướng, hoạch định chính sách, tổ

chức thực hiện, giám sát và xử lý tranh chấp, bảo đảm cho thể chế có hiệu lực thực sự và được thực hiện nghiêm túc.

1.3. To lp môi trường cnh tranh bình đẳng:

Khuyến khích mở rộng cạnh tranh theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Cần có luật pháp kiểm soát đi tới xoá bỏ độc quyền, mở

rộng cạnh tranh. Cần tiến hành rà soát loại bỏ các yếu tố, các khâu độc quyền tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển. Nhất quán quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử trong luật pháp, chính sách và cả thái độ ứng xử của công chức lúc thừa hành công vụ.

1.4. Phát huy tính năng động ca các doanh nghip:

Hỗ trợ Doanh nghiệp chủ yếu bằng chính sách tạo thuận lợi, tối tiểu hoá những chính sách ưu tiên, ưu đãi. Càng ban hành nhiều chính sách ưu

đãi càng tạo ra môi trường khập khiễng, nhà nước hao tổn tài lực, doanh nghiệp tốn công chạy chọt, tiêu cực và tham nhũng có đất phát triển. Chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động là chính sách hiệu quả nhất, thành công nhất trong quá trình đổi mới. Quản lý nhà nước cần tìm những chính sách tháo gỡ cản trở, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, phát triển hết năng lực của mình.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ kinh doanh, lựa chọn chiến lược, phương án nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng lực thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn nước ngoài pot (Trang 66 - 67)