Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết hồ thủy giang (Trang 25 - 27)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Thủy Giang

Tiểu thuyết lịch sử vốn không mới trong nền văn học Việt Nam nhưng phải đến văn học Việt Nam đương đại nó mới thực sự là tiểu thuyết với đúng bản chất thể loại của nó, tức là không phải được viết lại như những sự kiện đã được lưu lại trong chính sử hay sách giáo khoa lịch sử. Các nhà tiểu thuyết thời kỳ mới đều dựa trên cơ sở dữ liệu của lịch sử để hư cấu, sáng tạo làm cho tác phẩm sinh động nhằm nói chuyện xưa để soi sáng chuyện nay. Bởi lịch sử là

cái đã có, đã xong xuôi, trong khi tiểu thuyết chú trọng đến sự sáng tạo, ở đó lịch sử hiện diện và vận động không ngừng. Nhà văn bằng tài năng của mình sẽ sáng tạo lại lịch sử và gieo vào lòng độc giả những câu hỏi, những vấn đề đối thoại trong trang viết để cùng nghiền ngẫm, liên tưởng, tìm mối thông cảm và chia sẻ với những con người trong câu chuyện xưa. Nhà văn dùng quyền sáng tạo và hư cấu để bổ sung thêm những chi tiết, phục dựng lại những thời kì mà sách lịch sử không nói đến. Đời sống riêng, tâm lí các nhân vật không được nhắc đến trong các tư liệu lịch sử nhưng nhà tiểu thuyết sẽ huy động tối đa năng lực tưởng tượng để bổ sung, lấp đầy những khoảng trống này, làm cho lịch sử đầy đặn, sinh động hơn. “Tiểu thuyết lịch sử làm “sống lại” những giai đoạn lịch sử mà nhà văn cảm thấy hứng thú; trong đó, có thể tìm ra những bài học thành công hay thất bại... Lịch sử không bày, đặt sẵn mà lịch sử chỉ giữ lại cho ta những tín hiệu, chẳng khác những mật mã”. [31].

Tiểu thuyết vốn đề cao tính chất hư cấu, sáng tạo chủ quan, còn lịch sử lại đòi hỏi sự chính xác, khách quan khi lưu giữ những tư liệu liên quan đến số phận của một dân tộc. Viết tiểu thuyết lịch sử nghĩa là nhà văn biến những tư liệu chính xác của lịch sử thành tiểu thuyết, thành những sản phẩm hư cấu, tưởng tượng của cá nhân nghệ sĩ. Khi đó, lịch sử trở thành chất liệu, thậm chí là phương tiện để nhà văn viết tiểu thuyết. Nhiều khi, nhà văn chỉ mượn lịch sử làm đường viền trang trí chứ không phản ánh trung thực một thời kì lịch sử cụ thể. Nói như nhà văn Alexandre Dumas, lịch sử chỉ như cái đinh đóng vào tường để người viết có thể tuỳ thích treo vào đó những bức hoạ của riêng mình. Đó là thứ lịch sử đã được nhào nặn, thiết kế lại. Và nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là sáng tạo một lịch sử khác, đến lượt người đọc, họ cũng hưởng thụ lịch sử theo cách của riêng mình. Với khuynh hướng sáng tạo này, nhà văn có thể phán xét cả lịch sử, tranh luận về những bài học nhân sinh, thế sự để giúp người đọc có thêm sự nhận thức đa dạng.

Về tiểu thuyết lịch sử, Hồ Thủy Giang có 3 cuốn: Tể tướng Lưu Nhân Chú, Thái Nguyên -1917, Những người mở đường. Nhà văn từng tâm sự,

Thái Nguyên là quê hương của vị vua Lý Nam Đế (thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, Thị xã Phổ Yên), là vùng đất địa linh nhân kiệt có vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của các triều đại phong kiến với những anh hùng của dân tộc như: phò mã Dương Tự Minh; Tể tướng Lưu Nhân Chú; Đội Cấn; Lương Ngọc Quyến. Trong kháng chiến chống Pháp, Thái Nguyên trở thành An toàn khu, nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng sống và làm việc, chỉ huy kháng chiến chống Pháp thành công, làm nên một Điện Biên lịch sử lẫy lừng… Sống trên mảnh đất với bao sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc đấu tranh giữ nước và dựng nước của các dân tộc, Hồ Thủy Giang đã thấy rõ trách nhiệm của một nhà văn trong việc khắc họa lại những sự kiện, nhân vật lịch sử của địa phương mình với lòng tự hào và ý thức giáo dục truyền thống cho thế hệ nhân dân các dân tộc Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết hồ thủy giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)