Những hạn chế:

Một phần của tài liệu LỜI NÓI ĐẦU (Trang 29 - 35)

IV. Đánh giá hoạt động QLNN đối với TTCK Việt Nam

2.Những hạn chế:

Một là, các văn bản pháp lý mặc dù đã được ban hành khá hệ thống và

đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, khung pháp lý chưa thật sự đủ mạnh.

Hai là, bên cạnh đó,còn tồn tại những điểm chưa thống nhất giữa các văn

bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh lĩnh vực CK & TTCK, gây mâu thuẫn và khó khăn trong quá trình áp dụng, làm phức tạp hơn công tác quản lý và giám sát TTCK.

Ba là, mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK đã mang lại những lợi thế nhất định, nhưng vẫn chưa tạo ra được vị thế độc lập và thẩm quyền đầy đủ cho UBCKNN, làm giảm tính chủ động, linh hoạt của UBCKNN trong việc ra các quyết định quản lý và giám sát TTCK, hạn chế sự phối hợp UBCKNN với các Bộ, ngành liên quan khác.

Bốn là, công tác quản lý, giám sát hoạt động và tuân thủ pháp luật trên TTCK còn nhiều bất cập, đặc biệt là giám sát công bố thông tin, hoạt động của các CtyCK, việc tuân thủ quy chế giao dịch của nhà ĐTNN. Các quỹ ĐTNN mở văn phòng đại diện ( trước đây do Bộ Thương mại cấp phép) thường hoạt động vượt quá chức năng theo giấy phép và chưa chịu sự quản lý, giám sát, không có chế độ báo cáo thông tin. Các tổ chức ĐTNN uỷ thác cho cá nhân đầu tư mà không phải thực hiện chế độ đăng kí và báo cáo thông tin. Tình trạng trên dẫn đến khó kiểm soát được luồng vốn, việc rửa

tiền, thao túng thị trường…đồng thời gây sức ép lên đồng bản tệ và nguy cơ đảo chiều, rút vốn, gây khủng hoảng thị trường.

Năm là, cách giám sát của thị trường còn thủ công, chưa dựa trên các tiêu

chí và kết quả phân tích rủi ro. Chưa nắm được các giao dịch trên thị trường OTC do thiếu cơ chế giám sát giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại các doanh nghiệp CPH phát hành riêng lẻ, nhất là các DNNN CPH trong thời gian chuẩn bị niêm yết hoặc chào bán chứng khoán. Các CtyCK thì chậm công bố thông tin, các nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thì không có chứng chỉ hành nghề, nhiều CtyCK không đảm bảo bình đẳng giữa các khách hàng…

Sáu là, hoạt động của TTCK tự do OTC còn ở phạm vi khá rộng. Do sự tăng trưởng mạnh của thị trường chính thức, ngày càng nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng mà không đăng kí với cơ quan QLNN và cũng không cung cấp thông tin minh bạch cho nhà đầu tư. Đã có tình trạng chào bán quyền mua cổ phiếu thông qua năm công tác, chào bán cổ phần của những Ngân hàng chưa được cấp phép… dù được các phương tiện truyền thông đưa tin cảnh báo nhưng trên thực tế vẫn có giao dịch. Do thiếu tính công khai, minh bạch, không được quản lý và giám sát nên khả năng xảy ra rủi ro cao (như mất khả năng thanh toán, chứng khoán giả, lừa đảo…) gây bất ổn cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính.

Bảy là, công tác tạo hàng cho thị trường còn hạn chế, công tác điều tiết thị trường chưa thực sự linh hoạt và hiệu quả. Mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác tạo hàng thông qua các chương trình CPH, bán đấu giá cổ phần DNNN gắn với niêm yết và đăng kí trên TTCK…song kết quả đạt được còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã CPH song lại không có ý định tham gia vào TTCK bởi họ ngại các thủ tục để được niêm yết, đăng kí giao dịch, sợ việc phải công bố thông tin, hoặc vì vừa tiến hành CPH nên nhu cầu

vốn tạm thời là chưa cần thiết…Bên cạnh đó, công tác điều hành tổ chức thị trường chưa thực sự hiệu quả. Trong những giai đoạn TTCK tạo ra sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư đã tạo ra tình trạng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng mà các cơ quan QLNN chưa đề ra các chính sách kịp thời, phù hợp để điều tiết thị trường.

Tám là, còn một số điểm chưa hợp lý trong chính sách quản lý, phát triển TTCK: chính sách lãi suất TPCP chưa thực sự linh hoạt, chính sách thuế chưa đề cập đến một số hoạt động cần được khuyến khích phát triển như hoạt động định mức tín nhiệm, còn bỏ sót quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trái tức thu được đối với nhà ĐTNN, cơ chế đảm bảo tính công khai, minh bạch trong phát hành, các điều kiện niêm yết chưa thật sự chặt chẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chính sách niêm yết…

Chín là, chưa có sự phối hợp trong chính sách điều hành và quản lý, giám sát hoạt động của TTCK với thị trường tiền tệ: chưa có cơ chế phối hợp giám sát hoạt động giao dịch cổ phiếu của các NHTMCP trên thị trường tự do; chưa thiết lập được cơ chế kết hợp trong quản lý, giám sát chu chuyển đồng tiền của nhà ĐTNN và kiểm soát việc rửa tiền; các cơ chế trong điều hành tỷ giá, lãi suất chiết khấu…

Mười là, các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển thị trường như đầu tư nâng cấp hệ thống giao dịch chứng khoán còn chậm chễ; công tác thống kê, tin học, đào tạo, thông tin tuyên truyền chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Mặc dù UBCKNN đã có sự lỗ lực trong việc đưa vào ứng dụng CNTT vào các hoạt động thống kê thị trường song nhìn chung các số liệu, các bảng biểu thống kê chưa thực sự đầy đủ và các kỹ thuật còn mang nặng tính thủ công trên máy tính. Công tác đào tạo của UBCKNN đã được đẩy mạnh song còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên chưa đáp

ứng nhu cầu hiện nay. Công tác thông tin tuyên truyền do UBCKNN phối hợp vói các phương tiện truyền thông còn khá khiêm tốn.

KẾT LUẬN

Qua bài viết của mình về QLNN đối với TTCK Việt Nam có thể nhận xét rằng vai trò của QLNN trong việc xây dựng, quản lý và điều hành TTCK ở nước ta là rất lớn. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý đối với TTCK đã có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tình hình mới; thông qua UBCKNN, Nhà nước vẫn thực hiện được chức năng quản lý, điều hành của mình. Các cơ quan QLNN đã xây dựng được một khung pháp lý làm cơ sở cho mọi hoạt động trên TTCK, có các quy định để tổ chức, quản lý và giám

sát các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng kí giao dịch, CBTT, các hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán…với mục tiêu đảm bảo một thị trường an toàn, công bằng và minh bạch cho tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường. TTCK đang ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, đưa đất nước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, những hạn chế còn tồn tại trong công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam cần sớm được các cơ quan quản lý ngành CK&TTCK có các biện pháp khắc phục để triển khai thực hiện được tốt các mục tiêu, định hướng đã đề ra.

Vì sự hiểu biết và thời gian có hạn cho nên nội dung đề tài của mình không tránh khỏi những sai xót. Do vậy, em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và của bạn bè để cho đề tài của em thêm hoàn thiện.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình đã tận tình giúp em hoàn thành đề tài này, và đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Học Viện Chính Trị – Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

III. Quản lý nhà n ước đối với thị trường chứng khoán ...19

1. Khái niệm...19

2. Mục tiêu quản lý nhà n ước đối với TTCK ...20

2.1.Đảm bảo sự trung thực của thị trường...20

2.2. Đảm bảo sự công bằng...20

2.3. Đảm bảo hiệu quả...21

CH ƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN L Ý NHÀ N ƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VI III. 1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam...40

1.1. Mô hình trong giai đoạn ban đầu...40 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2. Mô hình hiện tại...43

2. Thực tiễn QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua...48

2.1.Hoạt động phát hành chứng khoán...48

2.1.1.Quản lý đối với việc phát hành TPCP, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và TPCQĐP...48

2.1.2. QLNN đối với hoạt động PHCK của các doanh nghiệp...50

2.2. QLNN đối với hoạt động niêm yết và ĐKGD....56

2.3. QLNN đối với hoạt động GDCK...59

2.4. QLNN đối với hoạt động CBTT ...62

2.5. QLNN đối với hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán GDCK...65

2.6. Hoạt động tổ chức thị trường GDCK, kinh doanh và đầu tư chứng khoán...67

2.6.1. Hoạt động tổ chức thị trường GDCK...67

2.6.2.Quản lý các hoạt động kinh doanh chứng khoán...68

2.6.3. Quản lý, giám sát đối với các hoạt động ĐTCK...70

IV. Đánh giá hoạt động QLNN đối với TTCK Việt Nam...72

1. Kết quả đạt được...72

Một phần của tài liệu LỜI NÓI ĐẦU (Trang 29 - 35)