Kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo đổi mới giáo dục theo nghị quyết trung ương 8 khóa XI (2013 2018)​ (Trang 51 - 54)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. Kinh nghiệm chủ yếu

Việc triển khai Nghị quyết Trung ƣơng 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản,

toàn diện GD – ĐT” đã và đang đƣợc thực hiện tích cực, bài bản trong các

nhà trƣờng. Có thể khẳng định, hệ thống giáo dục của chúng ta rất lớn với hơn 22 triệu ngƣời đi học, trên 1 triệu nhà giáo, khoảng 30 nghìn trƣờng phổ thông và gần 300 trƣờng đại học. Một nƣớc nhiều năm chiến tranh liên miên và có bình quân thu nhập thấp nhƣng với số lƣợng ngƣời đi học nhƣ vậy là điều rất đáng tự hào. Số lƣợng và chất lƣợng giáo dục ngày một nâng cao. Đổi mới giáo dục đạt đƣợc những thành tựu đó là do chúng ta học rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đó là:

Thứ nhất: Trong quá trình hoạch định chủ chƣơng Đổi mới.

“Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo”. Đảng ta khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho hành động”. Vì vậy, học tập, nghiên cứu sáng tạo và phát triển “chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” là vấn đề cơ bản để Đảng ta đƣa ra những chính sách để phát triển kinh tế và xã hội của đất nƣớc. Trong hơn 80 năm lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin điều kiện cụ thể của nƣớc ta nhờ đó đã đƣa cách mạng nƣớc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và giành đƣợc độc lập dân tộc cho sự phát triển của đất nƣớc. Trƣớc những khó khăn về tình hình thế giới và khu vực hiện nay diễn ra phức tạp, thì tình hình trong nƣớc với những diễn biến tác động đến mặt trái của cơ chế thị trƣờng trong đời sống xã hội. Việc Nhà nƣớc ta mở cửa, hội nhập để phát triển đất nƣớc đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có lối sống lệch lạc, chạy theo lối sống thực dụng, dần mất đi mục

tiêu ban đầu, lý tƣởng chủ nghĩa xã hội, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, làm giảm sút niềm tin của ngƣời dân vào Đảng ta, vào “chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” và sự tất yếu thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Trƣớc tình hình đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải “kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” nhƣ là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới đất nƣớc theo con đƣờng XHCN. "Kiên định là vững vàng, không dao động, thay đổi lập trƣờng, ý chí trƣớc mọi trở ngại" (Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa - Thông tin 1998, trang 938). Sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam là nhờ sự “kiên định, nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” đã giúp Đảng ta lãnh đạo nhân dân giành đƣợc những thắng lợi to lớn trong Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc, đƣa cả nƣớc đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay sự phát triển của đất nƣớc đã đạt đƣợc kết quả to lớn trong sự nghiệp đổi mới cũng là nhờ “kiên định và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”. Điều đó, có ý nghĩa quan trọng giúp nƣớc ta thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế - xã hội và bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, sự uy tín và vị thế của nƣớc ta trong quan hệ quốc tế nâng lên, tạo ra môi trƣờng quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu của thời đại buộc chúng ta phải đổi mới để tạo ra những con ngƣời “năng động”, “sáng tạo”. Thực tế giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn nặng về kiến thức ít thực hành, chúng ta chú trọng số lƣợng hơn là chất lƣợng, tƣ duy của nền giáo dục còn chậm đổi mới, chƣa kịp tốc độ phát triển của đất nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng.Vì vậy, Đảng ta đã đƣa ra những chính sách về đổi mới giáo dục giúp cho giáo dục phát triển.

Đảm bảo “tính khả thi”, việc thực hiện “đổi mới giáo dục” luôn bám sát vào thực tế dạy và học. “Các quy định trong Luật giáo dục năm 2013 đảm bảo trang bị cho ngƣời học kiến thức, kỹ năng, năng lực cơ bản, phẩm chất, định hƣớng nghề nghiệp, tạo điều kiện cho công tác phân luồng và chuẩn bị nguồn lao động cho tƣơng lai”. Trong Dự thảo Luật giáo dục về “đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa” đã sắp xếp, bổ sung các yêu cầu nội dung theo hƣớng

quy định cụ thể về các yêu cầu chƣơng trình, sách giáo khoa, các nội dung, thủ tục đƣợc quy định ở văn bản để đảm bảo tính cân đối trong bố cục và phù hợp với thực tiễn.

Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, tranh thủ nguồn lực trong nƣớc và ngoài nƣớc. Trong bối cảnh quốc tế Việt Nam đang hội hập ngày càng sâu rộng, cùng với sự phát triển của KH và CN đòi hỏi phải tạo ra những con ngƣời năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao. Vì vậy đổi mới là xu thế tất yếu.

Thứ hai: Kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo thực hiện

Để giáo dục phát triển đáp ứng yêu cầu của thời đại theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã đƣa ra những chính sách đổi mới giáo dục đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn góp phần xây dựng và phát triển đất nƣớc. Chúng ta đã xây dựng “hệ thống giáo dục” tƣơng đối hoàn chỉnh từ mần non đến đại học. “Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc cải thiện rõ rệt và từng bƣớc hiện đại hóa. Chất lƣợng giáo dục và đào tạo có tiến bộ, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quán lý giáo dục và đào tạo phát triển cả về số lƣợng lẫn cả chất lƣợng, với cơ cấu ngày càng hợp lý”. Hầu hết nhà giáo có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể: giáo viên mận non đạt 90%, giáo viên tiểu học đạt 97,8%, giáo viên trung học cơ sở đạt 98,6%, giáo dục phổ thông đạt 97,5%... “Chi ngân sách giáo dục và đào tạo đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nƣớc. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo có bƣớc chuyển biến tích cực”.

Tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo thực hiện chúng ta gặp những điều bất cập trong việc đổi mới giáo dục nhƣ: Tình trạng thiếu trƣờng lớp ở các khu đô thi, khu công nghiệp, khu chế xuất. Hay công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng cho học sinh còn yếu kém, việc ứng xử thiếu văn hóa gây bức xúc cho xã hội. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên không đƣợc giải quyết dứt điểm. Việc thừa, thiếu giáo viên do quy mô, cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý chƣa phù hợp; một số địa phƣơng vi phạm quy định của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công giáo viên. Phân công công tác, phân cấp về tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo còn bất cập thì các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp chƣa có sự kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên,

liên tục, cho nên xảy ra việc tuyển thừa, tuyển không đúng cơ cấu. Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa chƣa đạt tiến độ đề ra ban đầu. Vì chƣơng trình các môn học chƣa hoàn thiện nên việc bồi dƣỡng, tập huấn giáo viên theo chƣơng trình mới gặp khó khăn; Vì chƣơng trình môn học chƣa hoàn thiện nên việc biên soạn nội dung giáo dục ở các địa phƣơng không có căn cứ; Cơ sở giáo dục cũng chƣa có căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp theo tinh thần Nghị quyết. Chƣơng trình giáo dục còn mang nặng kiến thức, nặng về thi cử chƣa thực sự coi trọng đến sự sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh.Việc xây dựng và tổ chức thực hiện “đổi mới giáo dục” chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội. Yêu cầu của xã hội ngày nay là đào tạo ra những ngƣời có năng lực và phẩm chất chuyên môn cao. Tuy nhiên khi chúng ta thực hiện đổi mới vẫn mang dạy theo lỗi cũ. Chƣơng trình, giáo trình đào tạo còn nhiều nội dung mang tính hình thức, chƣa đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng. Mục tiêu của giáo dục toàn diện chƣa thực hiện và hiểu đúng, vẫn còn tƣ tƣởng bao cấp nặng. Bệnh hình thức, hƣ danh, chạy theo bằng cấp... chậm đƣợc khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn. Tƣ duy bao cấp vẫn còn, điều đó đã làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội cho sự phát triển đầu tƣ giáo dục, đào tạo. Yêu cầu về nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo ở nƣớc ta còn thấp hơn nhiều so với các nƣớc trên thế giới. “Việc phân định giữa quản lý nhà nƣớc với hoạt động trong cơ sở giáo dục chƣa đƣợc rõ ràng. Công tác quản lý chất lƣợng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa đƣợc coi trọng đúng mức”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng lãnh đạo đổi mới giáo dục theo nghị quyết trung ương 8 khóa XI (2013 2018)​ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)