Các khó khăn và thách thức cơ bản

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM) (Trang 25 - 27)

4.2. Đề xuất khung kế hoạch chiến lược phát triển trung hạn trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên mô hình quản lí theo kết quả Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên mô hình quản lí theo kết quả

4.2.1. Mô hình lí thuyết khung chiến lượcĐịnh nghĩa Định nghĩa

Bản kế hoạch chiến lược cấp trường theo mô hình quản lí theo kết quả là một chương trình hành động trung hạn với mục tiêu đưa trường đại học ngân hàng TP Hồ Chí Minh thay đổi mọi mặt hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng đầu ra, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Các nguyên tắc định hướng kết quả

Muốn thành công, bản chiến lược phải tuân theo những nguyên tắc nhất định:

Bản kế hoạch chiến lược tập trung vào kết quả phát triển đầu ra, tập trung nguồn lực cho việc đạt đuợc kết quả đầu ra cuối cùng.

Các yếu tố hỗ trợ cho kết quả

Mô hình tổ chức theo năng lực phục vụ cho việc hoàn thành kết quả; công khai, minh bạch, bình đẳng trong phân bổ nguồn lực; xây dựng cơ chế trách nhiệm cá nhân với kết quả hoạt động; xây dựng văn hoá trách nhiệm và hợp tác vì kết quả hoạt động của nhà trường; thúc đẩy học tập, sáng tạo nhằm tăng năng lực và uy tín của nhà trường; đẩy mạnh đổi mới nội bộ nhằm tạo môi trườn lành mạnh và tạo động lực lao động mạnh mẽ.

Quy trình các bước xây dựng chiến lược

1. Xây dựng cơ sở khoa học của bản chiến lược

Nhận dạng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đang tác động đến mọi thành viên trong nhà trường như thế nào; cơ sở pháp lí của chiến lược; đánh giá thực trạng nhà trường; phân tích SWOT (Mạnh, yếu, cơ hội, thách thức); nhận dạng xu hướng phát triển giáo dục đại học; đánh giá như cầu đào tạo của nhà trường.

2. Lựa chọn mô hình và nội dung chiến lược

Tầm nhìn; tuyên ngôn; mục tiêu chiến lược; các yêu cầu của chiến lược; phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo theo các chuyên ngành của nhà trường; bản đồ kết quả và sản phẩm hoạt động của nhà trường từ đầu ra đến đầu vào; các giải pháp triển khai thực hiện; kế hoạch thực hiện theo lộ trình và nguồn lực đáp ứng; hệ thống thông tin quản lí chiến lược; mô hình đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện chiến lược.

3. Xin ý kiến đóng góp cho bản chiến lược

Xin ý kiến các chuyên gia; xin ý kiến rộng rãi trong toàn trường; xin ý kiến các đối tác và các bên liên đới; xin ý kiến lãnh đạo chính quyền; xin ý kiến các nhà tài trợ, các nhà đầu tư giáo dục; báo cáo tổng quan các ý kiến góp ý chỉnh sử và bổ sung cho chiến lược.

4. Hoàn thiện các văn bản và phê duyệtCác văn bản chiến lược Các văn bản chiến lược

Văn bản tổng thể; văn bản tóm tắt; sổ tay các chỉ số thực hiện và tần suất đánh giá kết quả thực hiện.

5. Phê duyệt chiến lực

Chiến lược cấp trường do nhà trường xây dựng và phê duyệt. Việc phê duyệt cần mang tính chất tập thể nhằm tạo sự đồng thuận khi thực hiện. Chữ kí của các thành viên quan trọng, của các phe phái phản đối cũng có thể rất cần thiết nhằm hạn chế các khó khăn khi thưc hiện.

6. Quy trình triển khai thực hiện chiến lược

Hoàn thiện các văn bản; quán triệt nhận thức về kế hoạch chiến lược đến mọi thành viên nhà trường, xin ý kiến về những thuận lợi và khó khăn từ nhiều cấp khác nhau; thành lập ban quản lí thực hiện chiến lược với chức năng, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng đến từng thành viên; triển khai thực hiện chiến lược trong toàn trường; đánh giá kết quả thực hiện chiến lược theo kế hoạch.

7. Đánh giá tổng thể và tiến hành điều chỉnh cần thiết

Phát hiện những khiếm khuyết, đánh giá mức độ trầm trọng, điều chính kịp thời và đủ mạnh.

4.2.2. Các công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường đại học ngân hàng theo mô hình quản lí kết quả đầu ra đại học ngân hàng theo mô hình quản lí kết quả đầu ra

4.2.2.1. Công cụ hỗ trợ xây dựng nội dung khung chiến lược cấp trường.

4.2.2.2. Mô hình quan hệ giữa quan hệ giữa hoạt động - sản phẩm - kết quả phát

triển đầu ra của trường đại học

Kết quả cuối cùng có giá trị phát triển xã hội là hệ quả của nhiều hoạt động của nhà trường từ đầu vào cho đến đầu ra.

4.2.2.3. Khung kết quả đào tạo trường đại học

Kết quả đào tạo theo mô hình RBM trong trường đại học bao gồm: - Sản phẩm đào tạo(output), - Kết quả đầu ra (Outcame)

- Tác động phát triển xã hội của kết quả đầu ra (impact to development) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.4. Các yếu tố tác động quản lí theo kết quả trong quy trình đào tạo đại học

Các yếu tố chi phối kết quả đào tạo đại học.

Để đạt được kết quả đào tạo có giá trị thúc đẩy xã hội phát triển, quy trình đào tạo cần những yếu tố mang tính tất yếu về mục tiêu đào tạo hướng về phục vụ nhu cầu xã hội và nhu cầu của người học, về nguồn lực đào tạo cần phải đáp ứng cho kết quả như giảng viên cơ sở vật chất tài chính, về phương pháp đào tạo cần thúc đẩy sự sáng tạo, về chương trình đào tạo và văn hóa tự do học thuật cần theo định hướng dân chủ hóa phục vụ các yếu cầu luôn thay đổi của xã hội cạnh tranh.

Kết luận về chuyên đề thử nghiệm

- Xây dựng kế hoạch chiến lược cấp trường theo mô hình quản lí theo kết quả là công việc mới và khó khăn bởi những chỉ số đo kế quả đầu ra của giáo dục đại học là lĩnh vực còn nhiều tranh cãi khi các tiêu chí và chỉ số đo còn nhiều cơ sở khoa học chưa rõ ràng.

- Đây là một chuyên đề chỉ là bước khởi đầu trong quá trình ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả vào các trường đại học Việt Nam.

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

(Nhà trường đã có xác nhận và đóng dấu)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận

- Sự tụt hậu về chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh lâu dài từ các cấp lãnh đạo nhà nước và từ khu vực kinh tế xã hội.

- Nguyên nhân của sự tụt hậu đã được xác định rõ ràng trong các nghị quyết, nghị định và đặc biệt trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam dến năm 2020 là do sự yếu kém

của hệ thống quản lí giáo dục. Đổi mới quản lí giáo dục được xác định là giải pháp tạo sự phát triển đột phá nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

- Đổi mới quản lí giáo dục về thực chất là nhằm nâng cao năng lực quản lí cho hệ thống giáo dục Việt Nam. Nếu năng lực quản lí giáo dục của Việt Nam ở cấp vĩ mô và vi mô không được nâng lên thì mọi đầu tư tiền của, mọi chiến lược và chủ trương phát triển giáo dục dù có đúng đắn như thế nào cũng sẽ bị vô hiệu quả bởi hệ thống quản lí không có năng lực và tham nhũng.

- Nâng cao năng lực quản lí là công việc bao hàm nhiều giải pháp đồng bộ, nhưng quan trọng nhất và có giá trị tác động mạnh nhất là đổi mới mô hình quản lí nhằm thay đổi đồng bộ hệ thống quản lí từ đầu vào đến đầu ra của một cơ quan, một nhà trường đại học.

- Đổi mới quản lí đào tạo, nâng cao năng lực quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ cấp thiết hiện nay nhằm góp phần đổi mới quản lí giáo dục đại học Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH đất nước.

- Luận án: Quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM) nhằm mục tiêu đề xuất các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luận án đã triển khai 7 nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản nhằm đáp ứng cho 11 câu hỏi nghiên cứu theo mục tiêu của luận án đã đề ra.

Luận án có những đóng góp mới như sau:

- Luận án đã có nghiên cứu và tổng quan về quản lí theo kết quả, đây là công việc rất mới ở Việt Nam vì quản lí theo kết quả là thành tựu mới của khoa học quản lí và chỉ mới bước đầu áp dụng vào Việt Nam trong các dự án tài trợ của quốc tế. Việc tổng quan này bước đầu đã cung cấp sự nhận dạng về đặc điểm và quy trình quản lí theo kết quả.

- Xây dựng quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả với 7 giai đoạn và 32 nhiệm vụ cần giải quyết. Đây là điểm nhấn trọng tâm của luận án, điểm mới này có ý nghĩa cả trên bình diện lí luận và thực tiễn.

- Xây dựng giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là mục tiêu cơ bản và là nhiệm vụ mới, là điểm mới của luận án trong quản lí giáo dục đại học nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng.

Đề tài khoa học của luận án còn rất mới đối với công tác quản lí giáo dục đại học của Việt Nam. Trong quá trình triển khai thực hiện, luận án đã gặp nhiều khó khăn về mặt chủ quan và khách quan, về mặt lí thuyết và thực tiễn... Tuy nhiên luận án đã đạt được các mục tiêu đề ra và thiết thực đóng góp cho công cuộc đổi mới quản lí đào tạo đại học Việt Nam trong thời kì CNH và HĐH đất nước.

2. Khuyến nghị

2.1. Vi Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo, tạo ra hành lang pháp lí cho phép các trường đại học ứng dụng mô hình quản lí theo kết quả RBM nhằm nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu CNH và HĐH đất nước.

2.2. Với Trường đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường ĐH Giáo Dục hình thành nhiệm vụ trọng tâm: Đổi mới quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả RBM nhằm tạo động lực đổi mới công tác đào tạo nhà trường theo định hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả xã hội của công tác đào tạo trình độ đại học.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ THEO KẾT QUẢ (RBM) (Trang 25 - 27)