Có 2 loại công cụ thu thập số liệu: (i) công cụ thu thập số liệu định lượng và (ii) công cụ thu thập số liệu định tính.
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu định lượng: có 5 phần chính như sau Phần I: Thông tin chung về người canh tác chè
Phần II: Kiến thức của người canh tác chè Phần II: Nhận thức của người canh tác chè Phần IV: Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV Phần V: Truyền thông giáo dục sức khỏe
2.5.2. Công cụ thu thập số liệu định tính
Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm đã được phát triển bởi nhóm nghiên cứu và đã được thẩm định bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm giúp đánh giá người canh tác chè về:
- Kiến thức dự phòng nhiễm HCBVTV: các biểu hiện khi nhiễm, đường lây nhiễm và cần làm gì để phòng tránh nhiễm HCBVTV;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thái độ dự phòng nhiễm HCBVTV: nhận thức về yếu tố nguy cơ, tác hại, lợi ích và rào cản cho việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV
- Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV
- Truyền thông giáo dục sức khỏe dự phòng nhiễm HCBVTV.
2.5.3. Tính giá trị và tính tin cậy của bộ công cụ
2.5.3.1. Tính giá trị
Bộ công cụ này đã được gửi tới những chuyên gia về sức khỏe nghề nghiệp để đánh giá. Các ý kiến phản hồi từ các chuyên gia sẽ được nhóm nghiên cứu tập hợp, xem xét và sửa chữa bộ công cụ cho phù hợp.
2.5.3.2. Tính tin cậy
Tính tin cậy được xác định bởi hệ số Alpha Cronbach Coefficient: theo lý thuyết, công cụ nghiên cứu được chấp nhận khi hệ số Alpha Cronbach Coefficients từ 0.7 trở lên [46]. Trong nghiên cứu này hệ số Alpha Cronbach Coefficients = 0,74; vì vậy, bộ công cụ này được áp dụng để tiến hành nghiên cứu.
2.6. Phƣơng pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin theo 2 phương pháp
Thu thông tin định lượng: phỏng vấn trực tiếp 400 người canh tác chè theo tiêu chuẩn đã lựa chọn
Thu thông tin định tính: 03 cuộc thảo luận nhóm với người canh tác chè đã được tiến hành tại 3 xóm: Lau Sau, La Bằng và Đồng Tiến.
- Hạn chế sai số
Chọn mẫu xác suất.
Phiếu thu thập thông tin được các chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng, có thử nghiệm trước khi áp dụng.
2.7. Phân tích và xử lý số liệu
2.7.1. Đo lường
Kiến thức
Để đo lường kiến thức của người canh tác chè đã sử dụng 15 câu hỏi (b1 – b15). Trong đó, các câu hỏi từ b1 – b4 đánh giá kiến thức của người canh tác chè về ảnh hưởng HCBVTV đến sức khỏe; các câu hỏi b5, b6 đánh giá kiến thức về đường lây nhiễm HCBVTV; kiến thức của người canh tác chè về các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi các câu hỏi từ b7 – b15. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm (câu nào có nhiều lựa chọn đúng thì mỗi lựa chọn đúng được một điểm), câu trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm. Tính tổng điểm của 15 câu hỏi sau đó đánh giá kiến thức ở 3 mức độ theo phân loại của Bloom [44] như sau:
Phần trăm Giải thích < 60% (< 22) 60-79% (22 – 30) ≥ 80% (≥ 31) Trung bình Khá Tốt Thái độ
Tổng số có 12 câu hỏi (c1 – c12) dùng để đánh giá thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm HCBVTV trong đó: các câu hỏi c2, c3, c8 và c15 dùng để đánh giá nhận thức về yếu tố nguy cơ; các câu c1, c11 dùng để đánh giá nhận thức về hậu quả; các câu hỏi c4, c10 và c12 đánh giá nhận thức về lợi ích; và nhận thức về yếu tố gây cản trở trong việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bằng câu hỏi c5, c6, c7 và c9. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi thang điểm Likert (1, rất đồng ý; 2, đồng ý; 3, không rõ ràng; 4, không đồng ý; và 5, rất không đồng ý). Các câu hỏi được cho điểm như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trả lời Câu khẳng định Câu phủ định
Rất không đồng ý Không đồng ý Không rõ ràng Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5 5 4 3 2 1
Tính tổng điểm của phần nhận thức được chia làm 3 mức độ như sau:
Phần trăm Giải thích < 60% (< 36 điểm) 60-79% (36 - 47 điểm) ≥ 80% (≥ 48 điểm) Trung bình Khá Tốt Hành vi
Hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV được đánh giá bởi 10 câu hỏi từ d1 – d10: các câu từ d1 – d3 đánh giá về hành vi phun HCBVTV ở người dân, xử lý và sử dụng bao bì chai lọ đựng HCBVTV sau khi phun; các câu hỏi từ d4 – d10 đánh giá về tần suất thực hiện các hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV như đeo kính mắt, sử dụng khẩu trang, sử dụng găng tay, sử dụng mũ nón, sử dụng quần áo bảo hộ lao động, tắm rửa sau khi canh tác chè và ăn uống hút thuốc trong khi canh tác chè. Mỗi câu hỏi được đánh giá bởi tần suất công việc mà người canh tác chè đã làm (1, không bao giờ làm; 2, hiếm khi làm; 3, không thường xuyên làm; và 4, thường xuyên làm). Các câu hỏi được cho điểm như sau:
Trả lời Điểm số
Không bao giờ làm 0
Hiếm khi làm 1
Không thường xuyên làm 2
Thường xuyên làm 3
Tổng số điểm thực hành được phân chia làm 3 mức độ như sau:
Phần trăm Giải thích < 60% (< 13 điểm) 60-79% (13 - 16 điểm) ≥ 80% (≥ 17 điểm) Trung bình Khá Tốt 2.7.2. Xử lý số liệu - Làm sạch số liệu:
Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch ngay tại cộng đồng.
Kiểm định phân phối chuẩn các biến số: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, số năm canh tác chè, kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV.
- Số liệu được nhập bằng phần mềm quản lý số liệu Epidata 3.1 và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê [2]:
Thống kê mô tả tần suất và phần trăm được xem xét để mô tả đặc điểm chung của người canh tác chè cũng như kiến thức, thái độ và hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của họ.
Chi-square test được sử dụng để xác định mối liên quan của đặc điểm chung, kiến thức, nhận thức, yếu tố truyền thông với hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV của người canh tác chè. Giá trị p < 0,05 được xác định là có mối liên quan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Giải thích mục đích ý nghĩa của cuộc điều tra cho đối tượng khi cần thiết để tạo tinh thần hợp tác cùng làm việc.
- Điều tra trên những đối tượng đồng ý cộng tác, không ép buộc và trên tinh thần tôn trọng.
- Sau khi phỏng vấn điều tra sẽ được thông tin tuyên truyền thêm những kiến thức mà đối tượng còn chưa biết.
- Đảm bảo an toàn, bí mật các thông tin và chỉ công bố thông tin sau khi đã có sự thỏa thuận đôi bên.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n= 400)
Biến số Số lƣợng % Tuổi (năm) < 20 9 2,2 20 – 29 63 15,8 30 – 39 107 26,8 40 – 49 104 26,0 50 – 59 87 21,7 ≥ 60 30 7,5
Ít nhất = 15 Cao nhất = 85 Trung bình = 41,92 Lệch chuẩn = 12,3
Giới Nam Nữ 199 201 49,8 50,2 Dân tộc Kinh 211 52,8 Nùng 151 37,8 Khác 38 9,4 Trình độ học vấn Mù chữ
Biết đọc biết viết Tiểu học Trung học cơ sở 4 29 201 118 1,0 7,3 50,2 29,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trung học phổ thông trở lên 48 12,0
Nhận xét:
- Nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu từ 30 – 39 và 40 – 49 chiếm tỷ lệ 26,8% và 26,0%. Nhóm tuổi dưới 20 và trên 60 chiếm tỷ lệ thấp (2,2% và 7,5%). Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 41,92; người ít tuổi nhất là 15 tuổi, cao nhất là 85 tuổi.
- Tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (49,8% và 50,2%).
- Dân tộc Kinh chiếm phần lớn (52,8%), phần lớn người dân tộc thiểu số là người Nùng (37,8%).
- Đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu có trình độ tiểu học (50,2%); 7,3% đối tượng chưa đạt trình độ tiểu học và 1% mù chữ, số đối tượng có trình độ trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ thấp (12,0%)
Bảng 3.2. Thời gian canh tác chè của đối tượng nghiên cứu (n = 400)
Thời gian Số lƣợng %
Thời gian canh tác
< 5 năm 21 5,2
5 – 10 năm 112 28,0
> 10 năm 267 66,8
Ít nhất: 2 Nhiều nhất: 55 Trung bình: 18,2 Lệch chuẩn: 9,9
Nhận xét:
- Thời gian canh tác chè của người canh tác chè trung bình là 18,2 năm, người có thời gian canh tác chè ngắn nhất là 2 năm và lâu nhất là 55 năm. - Đối tượng nghiên cứu có thời gian canh tác chè > 10 năm chiếm tỷ lệ
3.2. Kiến thức của ngƣời canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
Bảng 3.3. Kiến thức của người canh tác chè (n = 400)
Kiến thức Mức độ Tốt n (%) Khá n (%) Trung bình n (%) Ảnh hưởng HCBVTV 48 (9,4) 75 (18,8) 287 (71,8) Đường lây nhiễm 48 (12,0) 127 (31,8) 225 (56,2) Biện pháp dự phòng 65 (16,2) 153 (38,2) 182 (45,6)
Chung 39 (9,8) 99 (24,8) 262 (65,5)
Nhận xét:
- Tỷ lệ người canh tác chè có kiến thức tốt về dự phòng nhiễm HCBVTV thấp (9,8%), chủ yếu là có kiến thức ở mức độ khá và trung bình (24,8% và 65,5%).
- Bảng 3.3 cho thấy kiến thức tốt của người canh tác chè về ảnh hưởng của HCBVTV, về đường lây nhiễm và các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (9,4%; 12,0% và 16,2% theo thứ tự).
- Đa số người canh tác chè có kiến thức trung bình về ảnh hưởng, đường lây nhiễm và các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV (71,8%; 56,2% và 45,6% theo thứ tự).
Hộp 3.1.
Bà Triệu Thị H: “Thỉnh thoảng phun HCBVTV xong cũng cảm thấy đau đầu, buồn nôn, nhưng nghỉ ngơi vài bữa là hết. Làm chè thì chỉ chú ý đến sự phát triển của chè, chứ chẳng có thời gian nghĩ cho sức khỏe của mình".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bà Đỗ Thị T: “Tôi thấy hay đau lưng và đau đầu sau mỗi lần phun HCBVTV, có lần tôi còn bị ngứa chân tay sau khi phun HCBVTV mất mấy ngày”
Ông Lý Văn K: “Việc sử dụng HCBVTV phần nhiều dựa vào kinh nghiệm của bà con, còn cách pha thế nào để an toàn, thuốc độc hại ra sao, ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào thì bà con chúng tôi cũng chẳng có thời gian để ý đâu”
Bà Hoàng Thị T: “Theo tôi, muốn phòng nhiễm HCBVTV thì khi canh tác chè cần phải mặc áo mưa, đeo khẩu trang và đội mũ nón. Nói chung là nếu làm những việc này thì sẽ phòng được thôi”
Bà Triệu Thị T: “ Việc thu gom vỏ bao bì đựng HCBVTV là rất tốt, sẽ tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe, ngoài ra bà con còn phải đeo kính mắt, đội mũ nón và đi ủng, đặc biệt là phải chú ý tắm sau khi phun HCBVTV, tắm bằng xà phòng thì sẽ tốt hơn cho bà con để phòng tránh nhiễm HCBVTV”
Ông Nông Văn P: “Riêng cái cây chè này, phải có nhiều thuốc thì mới tốt được, nếu không phun liên tục sâu ăn là không bán được ngay, bà con của tôi ở đây, có người còn bảo là nếu không có HCBVTV thì lá chè không xanh được mà sau này nước chè cũng không ngon”
Ông Nguyễn Ngọc A: “Ngày nay các loại HCBVTV thì bà con ai cũng biết, nhưng có người dùng quá nhiều thuốc BVTV hay trong quá trình sử dụng không thực hiện đúng các biện pháp bảo hộ lao động trong sản xuất nông nghiệp như không đeo khẩu trang, không dùng nón bảo hộ lao động... nên có những trường hợp nhiễm độc HCBVTV đáng tiếc xảy ra”.
Nhận xét:
- Qua thảo luận nhóm, có 9/12 người canh tác chè biết các triệu chứng của nhiễm HCBVTV, nhưng chỉ có 4/12 người kể tên đầy đủ các biện pháp dự phòng nhiễm HCBVTV.
- Có người canh tác chè chưa có những kiến thức đúng về HCBVTV.
3.3. Thái độ của ngƣời canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
Bảng 3.4. Thái độ của người canh tác chè về dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật Nhận thức Mức độ Tốt n (%) Khá n (%) Trung bình n (%)
Yếu tố nguy cơ 258 (64,6) 110 (27,4) 32 (8,0)
Hậu quả 159 (39,8) 214 (53,5) 27 (6,7) Lợi ích 118 (29,4) 258 (64,6) 24 (6,0) Yếu tố rào cản 55 (13,8) 110 (27,4) 235 (58,8) Chung 76 (19,0) 289 (72,2) 35 (8,8) Nhận xét: - Phần lớn người canh tác chè có mức độ nhận thức khá (72,2%); số người có thái độ trung bình chiếm tỷ lệ thấp (8,8%).
- Nhận thức tốt của người canh tác chè về các yếu tố nguy cơ chiếm 64,6%, nhận thức trung bình chiếm 8,0%.
- Tỷ lệ người canh tác chè có nhận thức về hậu quả nhiễm HCBVTV mức độ tốt là 39,8% và mức độ khá là 53,6%.
- Đa phần (64,6%) người canh tác chè có nhận thức khá về lợi ích của dự phòng nhiễm HCBVTV (58,8%), nhận thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp (6,0%).
- Nhận thức tốt về các yếu tố cản trở hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV chiếm 13,8%, nhận thức mức độ trung bình chiếm 58,8%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hộp 3.2.
Ông Nguyễn Văn H: “Phun HCBVTV không đeo khẩu trang nói chung là cũng không ảnh hưởng gì lắm, chúng tôi quen rồi. Bao nhiêu năm làm nông nghiệp, vụ nào chẳng phun như vậy, có sao đâu”
Bà Nguyễn Thị Q: “Làm nông phải chấp nhận nhọc nhằn, khi nào đổ bệnh tính sau, đó là cái giá phải trả... của nghề làm nông!”
Ông Nông Văn T: “Không mặc quần áo bảo hộ lao động là nguy hiểm lắm, dễ dính đòn như chơi ý, nó mà nhiễm thì sau này kiểu gì cũng dính bệnh”
Bà Nguyễn Thị Q: “ Ui dào, mặc áo mưa vào nóng lắm, lại khó chịu mà lại mặc chẳng quen. Phun có tí là xong, mặc ra mặc vào mất thời gian”
Bà Trần Thị H: “ Biết đeo kính mắt là tốt đấy nhưng mà nói chung là khó nhìn lắm, nhìn chẳng rõ mà lại chẳng quen”
Bà Nguyễn Thị L: “Nói chung là bà con đủ tiền mua quần áo bảo hộ lao động, nhưng mà bà con không mặc vì vướng, nóng và khó chịu chứ không phải hiếm hay không có tiền mua”
Ông Dương Bá H: “Tắm à? Thật ra làm như chúng tôi suốt ngày chân lấm tay bùn, lấy đâu thời gian mà tắm, mà tắm xong cũng lại bẩn ngay thôi mà. Không tắm có sao đâu? Trâu bò mấy triệu còn chẳng tắm cơ mà! Chỉ hôm nào về đi ăn cỗ thì tắm chứ nếu cứ phun xong mà tắm có người ngày phải tắm đến chục lần chứ chẳng chơi”
Nhận xét:
- Phần lớn (10/13) người canh tác chè nhận thức rõ hậu quả của nhiễm HCBVTV, nhưng cũng có người canh tác chè chưa nhận thức đúng về hậu quả của nhiễm HCBVTV.
- Người canh tác chè đã có nhận thức về các yếu tố rào cản đối với việc thực hiện hành vi dự phòng nhiễm HCBVTV.
3.4. Hành vi dự phòng nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở ngƣời canh tác chè
Bảng 3.5. Hành vi phun hóa chất bảo vệ thực vật, xử lý dụng cụ và thu hoạch chè sau phun
Biến số Số lƣợng %
Phun thuốc sâu (n = 400)
Có 371 92,8
Không 29 7,2
Nơi rửa bình phun HCBVTV (n = 371)
Vườn chè 154 41,5
Suối, ao hồ, rãnh nước 204 55,0
Không rửa 13 3,5
Thời gian thu hoạch chè sau phun (n = 400)
< 2 tuần 255 63,8
≥ 2 tuần 145 36,2
Nhận xét
-Phần lớn (92,8%) người canh tác chè tham gia hoạt động phun HCBVTV, số người canh tác chè không tham gia phun HCBVTV chiếm tỷ lệ thấp (7,2%).