Các kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiêṇ công tác đào taọ đôị ngũ giảng viên trường đại học nông lâm đaị hoc̣ thái nguyên (Trang 101)

5. Bố cu ̣c luâ ̣n văn

4.3. Các kiến nghị

4.3.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục đại học, tăng tỷ lệ chi ngân sách cho phát triển nhân lực giáo dục nói chung trong đó có nhân lực GDĐH.

Bộ giáo dục cần phải dành một khoản ngân sách chi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực giáo dục dưới nhiều hình thức: Học cao học, học tiến sĩ hoặc dưới các hình thức khác.

Bộ cần tiếp tục nghiên cứu kiến nghị với Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương trong mối tương quan giữa giáo dục và các ngành khác đảm bảo tính công bằng, trả công giá trị sức lao động thực tế một cách thoả

đáng; vừa mang tính kích thích, khuyến khích tài năng sáng tạo, tạo điều kiện nâng cao đời sống giảng viên.

4.3.2. Đối với toàn thể cán bộ, giảng viên

Cần nhận thức đúng và đủ về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình,chủ động phấn đấu và rèn luyện không ngừng để thích nghi với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường giao cho.

Nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của công tác đào tạo đội ngũ giảng viên cho bản thân các giảng viên. Là cơ sở để hình thành ý chí quyết tâm, sự nhiệt tình, tự giác, thống nhất trong tập thể sư phạm. Xây dựng động cơ phấn đấu không ngừng hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề, thái độ trong hoạt động lao động sư phạm của người giảng viên.

KẾT LUẬN

Trường Đại học Nông Lâm là một trường công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Kể từ khi thành lập đến nay nhà trường đã nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo, quy mô tổ chức, đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Nhà trường cũng rất chú trọng công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, nhân tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong suốt giai đoạn từ 2007 đến nay, nhà trường đã tổ chức rất nhiều khoá bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học cũng như cử các giảng viên đi đào tạo chuyên môn.

Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo đội ngũ giảng viên của nhà trường còn nhiều hạn chế như phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc của giảng viên chưa toàn diện và hiệu quả, chưa xây dựng được chiến lược đào tạo, chưa coi trọng việc xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo… và đặc biệt là thiếu cơ chế khuyến khích, hỗ trợ giảng viên tự đào tạo. Những hạn chế này đang là cản trở lớn đối với việc thực hiện chương trình Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ đến năm 2020 mà nhà trường đặt ra. Do đó, hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên trở thành yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của nhà trường trong giai đoạn tới. Căn cứ vào những mục tiêu đề ra, luận văn đã hoàn thành các nội dung:

Một là, luận văn đã trình bày hệ thống khái niệm liên quan đến đào tạo đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, một số tiêu thức đánh giá năng lực của đội ngũ giảng viên cũng như các phương pháp và nội dung công tác đào tạo giảng viên, từ đó xác định mô hình lý thuyết dùng để phân tích hoạt động đào tạo đội ngũ giảng viên trong trường Đại học.

Hai là, trên cơ sở những vấn đề lý luận đã trình bày, luận văn phân tích một số đặc điểm của trường có ảnh hưởng tới công tác đào tạo giảng viên và tiến hành đánh giá thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên giai đoạn 2011-2014. Kết thúc phần này, luận văn đã rút ra được những mặt tích cực, hạn chế trong công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của nhà trường và nguyên nhân của chúng.

Ba là, trên cơ sở những hạn chế trong công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của nhà trường luận văn kiến nghị một số giải pháp để hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của nhà trường bao gồm: xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn; cải tiến quy trình xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo; đánh giá toàn diện kết quả đào tạo; kiện toàn cơ chế hỗ trợ, khuyến khích giảng viên tự đào tạo; cải tiến việc phân tích và đánh giá thực hiện công việc đối với giảng viên.

Tóm lại, đào tạo đội ngũ giảng viên là lĩnh vực mà tất cả các trường Đại học đều quan tâm. Nhưng đây là vấn đề phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trong quá trình triển khai, do trình độ còn có hạn luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các nhà nghiên cứu, các thầy giáo cô giáo cùng các đọc giả đọc và đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn, đóng góp được nhiều cho thực tế của công tác đào tạo đội ngũ giảng viên các trường ĐH nói chung và ĐH Nông lâm, nói riêng để nhà trường có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chương trình Chuẩn hoá đội ngũ cán bộ đến năm 2020.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (1995), Tiêu chuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

2. Phan Thủy Chi (2008), Luận án tiến sĩ: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trường đại học khối Kinh tế Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, ĐH KTQD Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Chính, Đánh giá giảng viên Đại học, Hà Nội.

4. Trần Kim Dung (2008), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Đại học Nông lâm (2010), Chương trình Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và công tác tổ chức quản lý trong nhà trường.

6. Đại học Nông lâm (2008), Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Nông lâm.

7. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo trình quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2011), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Thành Hội (2001), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê năm. 10. Senge M.P (1999), The fifth discipline, Radom house, New York.

11. Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số: 5(40) 12. Nguyễn Hữu Thân (2002), Quản trị nhân sự, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 13. Nguyễn Phúc Thọ (2005), Thực trạng và một số giải pháp cải tiến công tác

định mức giờ chuẩn cho giảng viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 14. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật

Giáo dục, Hà Nội.

15. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh Cán bộ công chức, Hà Nội.

16. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Website http://tuaf.edu.vn/ 17. Báo điện tử Bộ giáo dục và đào tạo: www.moet.gov.vn

PHỤ LỤC

BẢNG HỎI I. Thông tin cá nhân

Xin thầy/cô cho biết một số thông tin cá nhân:

1. Tuổi: Dưới 26 36 - 45

26 - 35 Trên 45

2. Giới tính: Nam Nữ

3. Thâm niên giảng dạy tại trường:

Dưới 1 năm Từ 5 đến dưới 15 năm

Từ 1 đến dưới 5 năm Từ 15 năm trở lên

4. Học vị của thầy/cô:

4.1. Khi bắt đầu giảng dạy tại trường:

Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ 4.2. Hiện nay: Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ

5. Học hàm: Phó Giáo sư Giáo sư Chưa có

6. Chức danh:

GV tập sự Giảng viên GV chính GV cao cấp

7. Kiêm nhiệm: Kiêm quản lý Không kiêm quản lý

8. Bộ môn công tác: ...

II. Về quá trình đào tạo do nhà trƣờng tổ chức

9. Kiến thức, kỹ năng thầy/cô đã có khi bắt đầu giảng dạy ở trường phù hợp như thế nào đối với yêu cầu đặt ra?

Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Ít Rất ít

10. Khi đó, thầy/cô có thấy nhu cầu cần được bổ sung kiến thức, kỹ năng thuộc những lĩnh vực nào sau đây hay không (có thể chọn nhiều phương án)?

Chuyên môn Ngoại ngữ Khác: ………...

Sư phạm Tin học

11. Kể từ khi về trường giảng dạy, thầy/cô đã từng được nhà trường đào tạo (tham gia những khoá học do nhà trường tổ chức; được khoa/trường cử người hướng dẫn - nhất là với giảng viên trẻ; được hưởng những học bổng toàn phần do/của nhà trường cấp) chưa?

12. Thầy/cô tham gia việc đào tạo nhằm mục đích (có thể chọn nhiều phương án):

Tăng cường khả năng giảng dạy lĩnh vực chuyên môn hiện tại

Mở rộng lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhiệm

Chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực chuyên môn khác

Chuyển lên chức danh cao hơn trong ngạch giảng viên

Chuẩn bị cho khả năng kiêm nhiệm quản lý trong tương lai

Có thêm cơ hội hợp tác với các đơn vị ngoài trường

Khác (xin ghi rõ): ...

13. Thầy/cô đã được đào tạo ở những lĩnh vực nào (có thể chọn nhiều phương án)?

Chuyên môn Ngoại ngữ Khác: ………...

Sư phạm Tin học

14. Hình thức đào tạo thầy/cô đã trải qua là:

14.1. Đối với chuyên môn (nếu có) (có thể chọn nhiều phương án):

Có người hướng dẫn Đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ

Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 1 năm) Tham dự hội nghị, hội thảo

Trao đổi, toạ đàm khoa học Khác: ………... 14.2. Đối với các lĩnh vực khác (nếu có) (có thể chọn nhiều phương án):

Có người hướng dẫn Đào tạo dài hạn (1 năm trở lên)

Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 1 năm) Tham dự hội nghị, hội thảo

Trao đổi, toạ đàm khoa học Khác: ………...

15. Mức độ phù hợp của những kiến thức, kỹ năng được nhà trường đào tạo đối với việc giảng dạy của thầy/cô là:

15.1. Đối với chuyên môn (nếu có):

Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít 15.2. Đối với các lĩnh vực khác (nếu có):

Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít

16. Nhờ các kiến thức, kỹ năng được nhà trường đào tạo, phát triển nên thầy/cô đã có thể (có thể chọn nhiều phương án):

Tăng cường khả năng giảng dạy lĩnh vực chuyên môn hiện tại

Mở rộng lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhiệm

Chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực chuyên môn khác

Có đủ điều kiện được đề bạt làm quản lý

Có thêm cơ hội hợp tác với các đơn vị ngoài trường

Khác: ………...

Không có tác dụng gì đáng kể

III. Về quá trình tự đào tạo:

17. Từ khi giảng dạy tại trường, thầy/cô đã tự đào tạo (đi trao đổi/học tập mà không thuộc các trường hợp do nhà trường đào tạo như đã nêu ở trên) chưa?

Không

(Nếu có xin trả lời tiếp từ câu 18; nếu không xintrả lời tiếp từ câu 22)

18. Mục đích tự đào tạo của thầy/cô là (có thể chọn nhiều phương án):

Tăng cường khả năng giảng dạy lĩnh vực chuyên môn hiện tại

Mở rộng lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhiệm

Chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực chuyên môn khác

Chuyển lên chức danh cao hơn trong ngạch giảng viên

Thăng tiến hoặc thay đổi công việc trong trường

Có thêm cơ hội hợp tác với các đơn vị ngoài trường

Chuyển công tác sang đơn vị khác (ngoài trường)

Khác (xin ghi rõ): ...

19. Lĩnh vực thầy/cô tự đào tạo là (có thể chọn nhiều phương án):

Chuyên môn Ngoại ngữ Khác: ………...

Sư phạm Tin học

20. Hình thức tự đào tạo của thầy/cô là (có thể chọn nhiều phương án):

Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 1 năm) Học Thạc sỹ, Tiến sỹ

Tự học qua mạng Tham dự hội nghị, hội thảo Trao đổi, toạ đàm khoa học Khác: ………...

21. Thầy/cô nhận được sự hỗ trợ nào dưới đây của Trường, Khoa hoặc Bộ môn cho việc tự đào tạo của mình (nếu có) (có thể chọn nhiều phương án)?

Thời gian Kinh phí Khác: ………...

IV. Về vấn đề đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên trong Nhà trƣờng

22. Sau khi được đào tạo hoặc tự đào tạo, mức độ hài lòng của thầy/cô đối với công việc mình đảm nhiệm là:

Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít

23. Những bằng cấp, chứng chỉ nhận được do đào tạo kể từ khi về trường giảng dạy đã hữu ích như thế nào đối với thầy/cô (có thể chọn nhiều phương án)?

Được đề bạt Có thêm cơ hội hợp tác với bên ngoài

Tăng thu nhập Chuyển lên chức danh cao hơn

Không có lợi ích gì Chưa có thêm bằng cấp, chứng chỉ

Khác: ……….

24. Thầy/cô có thường xuyên nhận được các thông tin liên quan đến việc đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên trong Nhà trường hay không?

Rất thường xuyên Bình thường Ít khi

Thường xuyên Rất ít khi

25. Theo thầy/cô thì việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên ở trường hiện nay đáp ứng tới mức độ nào so với yêu cầu được đặt ra?

Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Ít Rất ít

26. Theo thầy/cô, những bất cập trong việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên hiện nay có thể là:

27. Xin thầy/cô cho biết một vài đề xuất/kiến nghị đối với những bất cập đó?

28. Trong trường hợp tự đào tạo, thầy/cô mong muốn/kỳ vọng nhận được sự hỗ trợ như thế nào từ phía Nhà trường, Khoa hoặc Bộ môn?

V. Về những dự kiến tới đây của thầy/cô:

29. Trong thời gian tới, thầy/cô có dự định tham gia đào tạo không?

Không

(Nếu có xin trả lời tiếp từ câu 30; nếu không xin kết thúc phiếu hỏicảm ơn

thầy/cô)

30. Mục đích tham gia bồi dưỡng của thầy/cô là (có thể chọn nhiều phương án):

Tăng cường khả năng giảng dạy lĩnh vực chuyên môn hiện tại

Mở rộng lĩnh vực chuyên môn đang đảm nhiệm

Chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực chuyên môn khác

Thăng tiến hoặc thay đổi công việc trong trường

Có thêm cơ hội hợp tác với các đơn vị ngoài trường

Chuyển công tác sang đơn vị khác (ngoài trường)

Khác: ………...

31. Lĩnh vực thầy/cô muốn tham gia đào tạo là (có thể chọn nhiều phương án):

Chuyên môn Ngoại ngữ Khác: ………...

Sư phạm Tin học

32. Thầy/cô muốn được đào tạo theo hình thức nào (có thể chọn nhiều phương án)?

Có người hướng dẫn Đào tạo dài hạn (1 năm trở lên)

Bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 1 năm) Tham dự hội nghị, hội thảo

Trao đổi, toạ đàm khoa học Khác: ………... Xin thầy/cô cho biết lý do chọn hình thức đào tạo trên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiêṇ công tác đào taọ đôị ngũ giảng viên trường đại học nông lâm đaị hoc̣ thái nguyên (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)