Môn văn có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình học và có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhân cách học viên nhất là bồi dưỡng tâm hồn con người. Học văn là một nhu cầu cấp thiết trong đời sống xã hội bởi học văn là để hiểu mình, hiểu người, hiểu đời sống xã hội.
Một trong những nhiệm vụ cơ bản là giáo viên đề ra những phương pháp cụ thể, thích hợp cho từng học trò nhằm từng bước nâng cao chất lượng:
1. Vấn đề nâng cao chất lượng trong môn ngữ văn là một điều cần thiết. Giúp học viên nâng cao sự hiểu biết về mọi vấn đề trong xã hội. Phát huy được vai trò tích cực chủ động tiếp nhận của học viên. Trên cơ sở đó đề tài chỉ ra những phương pháp và biện pháp cụ thể khi hướng dẫn học sinh học môn văn giúp các em định hướng để việc dạy học văn có hiệu quả hơn.
2. Các bước thể hiện phương hướng và biện pháp đề xuất trên tôi rất hy vọng đề tài giúp các em chuyển biến về nhận thức từ tác phẩm đến phân tích, bình giá và nhận thức cuộc sống, các em sẽ có khả năng phát huy một cách tối đa năng lực tiếp nhận sáng tạo chủ động và tích cực hóa hoạt động của các em khi nghe giảng. Giúp các em tiếp thu giá
trị thẩm mỹ trong tác phẩm trở thành tự giác các em hứng thú do đó giờ học được nâng lên rõ ràng.
3. Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp 10, 11, 12 với các tác phẩm: Nhàn – Nguyễn Bỉnh khiêm ( Lớp 10)
Vội vàng – Xuân Diệu ( Lớp 11) Tràng Giang – Huy Cận ( Lớp 11) Sóng – Xuân Qỳnh ( Lớp 12)
Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân ( Lớp 12)
Hiệu quả tiếp nhận văn chương của các học viên được nâng cao rõ rệt giờ dạy thoát khỏi hạn chế đọc – chép. Nó thật sự đồng điệu giữa thầy trò. Tạo được không khí sôi nổi sự đồng cảm, thấu hiểu giữa người viết văn – người giảng văn và người học văn. Học viên hiểu được nhà văn thông qua tác phẩm do vậy kiến thức đưa đến cho các em một cách tự nhiên. Tránh cách dạy thụ động, máy móc. Như thế học viên tự tin hơn trong quá trình lĩnh hội các em tự vận động tự nhận thức và phát triển theo cảm xúc của mình.
Trên đây là một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Hướng nghiệp Tỉnh. trong quá trình nghiên cứu, thực tế áp dụng trong giảng dạy tôi đã thu được những kết quả đáng kể. tuy nhiên năng lực còn nhiều hạn chế do đó đôi lúc tôi cảm nhận được ở đề tài này mới chỉ dừng ở tường thuật một số hoạt động chủ yếu của giáo viên. Khi là người thầy dạy văn: có tần tảo, có đào sâu suy nghĩ tìm giải pháp, có tận tụy, luôn yêu thương học trò. Luôn trả lời cho câu hỏi: Dạy văn để làm gì? Dạy cho ai? Dạy như thế nào? Các em được gì sau mỗi giờ giảng văn? Sau mỗi ngày đến trường? Phải chăng đó là sự băn khoan trăn trở. Chưa phải là một phương pháp mới. Mong các thầy cô cùng đọc để góp ý kiến cho việc dạy văn được nâng cao hơn.Mong các em học viên trao đổi thiết thực để sau này tôi có thêm vốn kiến thức để bổ xung vào giờ dạy.