chặng đường đại học phía trước.
Chúng ta đều hiểu tầm quan trọng của việc nắm giữ chiếc chìa khóa này. Các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát động và treo giải thưởng 30 triệu đồng cho các sinh viên tham gia cuộc thi mang tên “Phương pháp học đại học hiệu quả” bắt đầu từ năm 2009. Nhưng làm thế nào để sở hữu một phương pháp học đại học đạt hiệu quả?
Những tiến bộ của khoa học, công nghệ thông tin đã làm thay đổi cả phương pháp dạy và phương pháp học đại học một cách sâu sắc. Chúng ta vẫn nói đến những sự đổi thay như: chuyển việc dạy từ trọng tâm sang việc học, người học là trung tâm; chuyển từ việc chú trọng dạy kiến thức sang chú trọng dạy năng lực; chuyển từ đào tạo tập trung sang đào tạo không tập trung... Và một trong những yếu tố đầu tiên của việc học tập hiệu quả là nắm lấy những sự chuyển đổi này, cập nhật những tiến bộ của tin học và viễn thông, những yếu tố đang làm thay đổi các lĩnh vực từng ngày, từng giờ.
Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các trường đại học thế giới thì sinh viên hiện đại sẽ có những phẩm chất như sau:
1. Sáng tạo và thích nghi cao với mọi hoàn cảnh chứ không chỉ học để đảm bảo tính chuẩn mực.
2. Có khả năng thích ứng với công việc mới, không trung thành với một chỗ làm duy nhất.
3. Biết vận dụng những tư tưởng mới, không thích những điều được định sẵn.
4. Biết đặt câu hỏi đúng chứ không chỉ biết áp dụng những lời giải đúng.
5. Có kỹ năng làm việc nhóm tốt chứ không chỉ tuân thủ sự phân bậc máy móc.
6. Chấp nhận sự đa dạng chứ không một mực tin vào điều đơn nhất.
…
Theo Bloom, một nhà nghiên cứu giáo dục người Anh thì học tập là một quá trình nhận thức gồm 6 cấp bậc: Biết, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp và Đánh giá.
Ngoài các yếu tố và nội dung nêu trên, một số ý kiến cho rằng để học tốt ở bậc đại học ở Việt Nam cần thực hiện tốt các yêu cầu và nội dung sau:
1. Cần xác định tư tưởng, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập. Học tập là quá trình không ngừng nghỉ. Học là để phụng sự Tổ quốc. Học cho chính bản thân, gia đình của mình để tạo công việc và sự nghiệp ổn định và trở thành người có ích cho xã hội.
2. Tự tạo cho mình một phương pháp học tập khoa học, đúng đắn, hiệu quả và nghiêm túc, kiên định và duy trì sự quyết tâm, đam mê trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt nâng cao tính độc lập, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Luôn cố gắng nắm chắc kiến thức và làm bài tập ngay trên lớp để hiểu và nhớ lâu. Thời gian còn lại là để bổ sung những kiến thức mới.
3. Học luôn đi đôi với hành và gắn với thực tiễn nhằm áp dụng những kiến thức vào thực tiễn. Nhờ đó kiến thức học được có ý nghĩa và củng cố kiến thức đã học sâu sắc hơn. Thông qua các đợt thực tập, đi thực tế, part- time trải nghiệm trong cuộc sống.
4. Một trong những yếu tố quan trọng của “Sinh viên 5 tốt” là Hội nhập tốt, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học thành thạo. Vì vậy, ngay từ năm đầu tiên của giảng đường đại học, sinh viên cần đầu tư học tốt ngoại ngữ tiếng Anh,
công nghệ thông tin. Đây là yếu tố quan trọng để mở rộng và nâng cao hơn kho tàng kiến thức của nhân loại cũng như chuyên ngành sinh viên theo học.
5. Nâng cao các kỹ năng mềm thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động xã hội, hoạt động Đoàn, Hội. Đây là một môi trường hữu hiệu để hoàn thiện bản thân. Nhất là các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức hoạt động…
6. Các cơ quan truyền thông thường xuyên đưa tin các gương điển hình trong HS, SV có thành tích trong học tập, có các sáng kiến và kinh nghiệm hay trong việc nâng cao chất lượng học tập trên giảng đường.
7. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng Nhà nước, các
Trường ĐH, CĐ cần quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng đội ngũ giáo viên,
không ngừng cải tiến phương pháp dạy tiên tiến, cập nhật giáo trình… phục vụ tốt cho việc học tập của sinh viên ngay khi vừa bước chân vào giảng đường đại học...
8. Các tổ chức, các doanh nghiệp, đoàn thể tiếp tục duy trì và ban hành các giải thưởng, học bổng trao tặng cho các bạn HS, SV có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện.